Những sự kiện không gian được chờ đón nhất năm 2022

Thứ Hai, 03 Tháng Giêng 20225:00 SA(Xem: 1768)
Những sự kiện không gian được chờ đón nhất năm 2022

Con người đã, đang và sẽ luôn có tham vọng khám phá vũ trụ, và trên thực tế khả năng tiếp cận vũ trụ và không gian của loài người đang lớn hơn bao giờ hết. Khép lại một năm 2021 đầy bộn bề, chúng ta sẽ cùng chứng kiến những chuyến du hành mới, những cuộc thử nghiệm mang tính lịch sử để tìm hiểu về vũ trụ trong năm 2022 tới đây.

1. Chuyến bay mở màn vào mùa xuân của hệ thống tên lửa NASA

NASA sẽ phóng tên lửa SLS, khởi động cho kỷ nguyên Artemis. 
NASA sẽ phóng tên lửa SLS, khởi động cho kỷ nguyên Artemis.

Vào mùa xuân năm 2022, chúng ta sẽ cùng đón đợi một sự kiện quan trọng, hoặc ít ra là được hy vọng đến từ NASA. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ sẽ phóng một tên lửa SLS cao 332 foot (101 mét), khởi động cho kỷ nguyên Artemis. Theo dự đoán, đây sẽ là một màn phóng vô cùng ấn tượng, tên lửa này tạo ra lực đẩy 8,8 triệu pound khi cất cánh - hơn 15% so với tên lửa Saturn V của NASA trước đây.

Ngoài ra trong nhiệm vụ Artemis 1, một tàu vũ trụ Orion không bánh lái sẽ di chuyển một quãng đường dài 450.000 km để đến quỹ đạo Mặt trăng, sau đó nhanh chóng quay trở lại Trái đất. Cuộc thử nghiệm cho Artemis 1 sẽ đến vào giữa tháng Ba và tháng Tư, màn khởi động thành công này sẽ đặt nền móng cho nhiệm vụ Artemis 2 (dự kiến vào năm 2023), trong đó con tàu Orion cùng phi hành đoàn sẽ du lịch vòng quanh Mặt trăng và trở lại Trái Đất. Tiếp nối, nhiệm vụ Artemis 3 sẽ được triển khai vào năm 2025 dự kiến là các các phi hành gia NASA sẽ hạ cánh trên Mặt trăng kể từ lần đầu tiên năm 1972.

2. Chuyến bay đầu tiên của tàu vũ trụ SpaceX

Elon Musk tin rằng tên lửa Starship sẽ đạt quỹ đạo vào năm 2022.
Elon Musk tin rằng tên lửa Starship sẽ đạt quỹ đạo vào năm 2022.

SpaceX cũng sẽ dự kiến một tên lửa kích cỡ lớn vào tháng 1 hoặc tháng 2 được gọi là "Siêu tên lửa Starship", nó có thể được tái sử dụng bao gồm các nguyên mẫu Super Heavy Booster 4 và Starship SN20, chiều cao 120 mét - sẽ là tên lửa cao nhất từng được chế tạo. Tên lửa sẽ được phóng từ cơ sở Starbase của SpaceX ở Boca Chica, Texas, di chuyển vào quỹ đạo Trái đất, sau đó đi xuống Vịnh Mexico, giai đoạn thứ 2 là đi xuống khu vực Thái Bình Dương gần Hawaii.

Elon Musk - CEO SpaceX cho biết sẽ có rất nhiều rủi ro liên quan đến lần phóng đầu tiên này, và có vẻ như có một sự thất bại đang chờ đón. Tuy nhiên Musk cũng tin rằng một tên lửa Starship sẽ đạt quỹ đạo vào năm 2022 và sẽ có khoảng 12 lần phóng sẽ được diễn ra trong năm. Hiện SpaceX đang rất gấp rút cho tiến độ của mình với việc phát triển tên lửa "chính chủ" giống như việc thực hiện các sứ mệnh Artemis sắp tới của NASA trên Mặt trăng.

Các tên lửa khác dự kiến cũng thực hiện những chuyến bay đầu tiên của mình vào năm 2022 gồm Ariane 6 của Arianespace, New Glenn của Blue Origin, Vulcan Centaur của United Launch Alliance và H3 của Mitsubishi. Có vẻ cuộc đua không gian của các ông lớn đang ngày càng gay cấn, chúng ta sẽ cùng chờ đợi.

3. Chuyến bay thử nghiệm thứ 2 của Boeing CST-100 Starliner

Boeing CST-100 Starliner
Boeing đang phát triển khoang máy bay này như một phần của Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA.

Dường như Boeing đang phải chịu khá nhiều áp lực khi mọi con mắt đều đổ dồn vào họ để xem liệu công ty có bị coi là người cuối cùng đạt được tiến bộ trong lĩnh vực vũ trụ với CST-100 Starliner của mình hay không. Boeing đang phát triển khoang máy bay này như một phần của Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA, tuy nhiên có vẻ nó đã chậm hơn quá nhiều so với kế hoạch. Đó là chưa kể đến một bước lùi khác đã xảy ra vào tháng 10 năm 2021, khi Boeing bay thử nghiệm OFT-2, có vẻ như con tàu này cần được làm mới khi 13 trong số 24 van oxy hóa trong hệ thống đẩy của tàu không thể khởi đầu. Còn cuộc thử nghiệm đầu tiên Starliner vào năm 2019 được cho là "một mớ hỗn độn" khiến cho sự cố mới nhất này càng trở nên khó chấp nhận và đáng xấu hổ hơn. Boeing hiện đang tìm cách để phóng Starliner vào tháng 5 năm 2022.

4. Bắt tên lửa đang rơi bằng trực thăng

Trực thăng được trang bị thêm một thùng nhiên liệu phụ để kéo dài hành trình.
Trực thăng được trang bị thêm một thùng nhiên liệu phụ để kéo dài hành trình.

Vào năm 2022, nhà sản xuất hàng không vũ trụ Rocket Lab sẽ sử dụng trực thăng để bắt tầng đầu tiên của một tên lửa Electron rơi giữa không trung để đưa nó trở lại đất liền và tái sử dụng. Vào tháng 4 năm 2020, Rocket Lab đã thực hiện thử nghiệm thành công ý tưởng này. Phương pháp thu hồi này của Rocket Lab được cho biết là sử dụng một chiếc dù để hãm tốc độ rơi của tầng đẩy tên lửa, còn trực thăng sẽ được dùng để bắt tên lửa và giữa chặt nó. Trực thăng được trang bị thêm một thùng nhiên liệu phụ để kéo dài hành trình.

5. Rộn rã những chuyến đi lên Mặt trăng

Con người sẽ không bước chân lên Mặt trăng, nhưng điều đó không có nghĩa là các tàu vũ trụ không thực hiện điều đó. Cả Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản đều đang chuẩn bị cho các sứ mệnh trên Mặt trăng vào năm tới. Công ty Astrobiotic có trụ sở tại Pittsburgh đang có kế hoạch gửi con tàu Peregrine Lunar Lander Peregrine của mình lên Mặt trăng vào một thời điểm nào đó của năm 2022.

Các nước liên tục đưa tàu lên thám hiểm Mặt trăng.
Các nước liên tục đưa tàu lên thám hiểm Mặt trăng.

Nhiệm vụ này là một phần của sáng kiến Commercial Lunar Payload Services (CLPS) từ NASA, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ cũng đã ký hợp đồng với các đối tác thương mại. Trong đó có Intuitive Machines có trụ sở tại Houston - một đối tác của CLPS - hiện đang có kế hoạch đưa tàu đổ bộ Nova-C của mình lên Mặt trăng, họ dự kiến sẽ thực hiện trong nửa đầu năm 2022 với lực đến từ tên lửa SpaceX Falcon 9. Nova-C có thể mang theo một khối lượng hàng hóa khoảng 100kg lên Mặt trăng.

Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ sau lần thử nghiệm đầu tiên vào tháng 7 năm 2019 đã thất bại với sự mệnh Chandrayaan-2 trong kế hoạch đưa tàu đổ bộ Vikram lên Mặt trăng, họ cũng sẽ thử lại trong năm 2022 và hy vọng sẽ thành công với sứ mệnh Chandrayaan-3.

Nga dự kiến sẽ gửi con tàu Luna 25, còn được gọi là Luna-Glob-Lander đến vùng cực nam của Mặt trăng vào tháng 7 năm 2022, với mục đích là phân tích "thành phần của regolith vùng cực, và nghiên cứu các thành phần plasma và bụi của ngoại quyển Mặt trăng", NASA cho biết.

Nhật Bản sẽ đưa con tàu Smart Lander for Investigating Moon (SLIM) lên Mặt trăng và là chuyến đi đầu tiên lên Mặt trăng của đất nước hoa anh đào. Mục đích của tàu SLIM là kiểm tra khả năng hạ cánh chính xác trên Mặt trăng, chẳng hạn như việc xác định vị trí tốt để hạ cánh và tránh miệng núi lửa. Con tàu thăm dò này do Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát triển dự kiến sẽ lên Mặt trăng vào một thời điểm nào đó trong năm 2022.

6. Những cuộc thám hiểm trên sao Hỏa

Trong năm 2022, cơ quan vũ trụ châu Âu sẽ đưa tàu thăm dò lên thám hiểm sao Hỏa.
Trong năm 2022, cơ quan vũ trụ châu Âu sẽ đưa tàu thăm dò lên thám hiểm sao Hỏa.

Chuyến đi lên sao Hỏa này là một sự kết hợp đến từ tàu thăm dò Rosalind Franklin của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cùng với tàu đổ bộ Kazachok của Nga, dự kiến phóng vào ngày 29 tháng 9. Khi lên đến sao Hỏa, tàu Rosalind Franklin sẽ thực hiện thu thập các mẫu bề mặt và nghiền chúng thành bột mịn, đưa vào phòng thí nghiệm trên tàu để phân tích về mặt hóa học, quang phổ và vật lý chi tiết. Con tàu sẽ có khả năng di chuyển khoảng 100 mét mỗi ngày trên sao Hỏa theo điều hướng của người lái.

Những chuyến đi lên sao Hỏa khác được dự kiến là đến từ máy bay Curiosity and Perseverance của NASA, máy bay Zhurong của Trung Quốc, còn sứ mệnh InSight của NASA sẽ tiếp tục hoạt động vào năm 2022 và có thể là năm cuối cùng của nó bởi vì sự khó khăn khi thu năng lượng mặt trời.

7. Những chuyến tàu thăm dò không gian

Dự kiến vào khoảng tháng 8, tên lửa SpaceX Falcon Heavy của NASA sẽ đưa tàu thăm dò Psyche của NASA lên vũ trụ với đích đến là tiểu hành tinh 16 Psyche - hành tinh bằng kim loại có chứa một lượng dồi dào niken và sắt. Theo NASA, tiểu hành tinh này "cung cấp một con đường đến với lịch sử về các vụ va chạm giữa các hành tinh và việc bồi tụ tạo nên chúng." Nhiệm vụ tiếp theo này của tàu Psyche có thể làm sáng tỏ hơn về thành phần cấu tạo của 16 Psyche, cũng như các điều kiện hình thành nên nó. Dữ liệu từ tàu thăm dò cũng sẽ được sử dụng để tạo bản đồ chi tiết về bề mặt của tiểu hành tinh.

Các chuyến tàu thăm dò không gian liên tiếp được thực hiện.
Các chuyến tàu thăm dò không gian liên tiếp được thực hiện.

Hai máy bay cỡ nhỏ cho NASA sẽ được cung cấp cho lần phóng Falcon Heavy này, nhưng chúng có hướng đến ở nơi khác nằm trong dự án Janus. Con tàu vũ trụ kép sẽ khám phá tiểu hành tinh đôi được ký hiệu là (175706) 1996 FG3 và (35107) 1991 VH. Theo Daniel Scheeres - điều hành chính của dự án và là một nhà thiên văn học tại Đại học Colorado cho biết các tiểu hành tinh đôi này sẽ là “là một loại vật thể mà chúng ta không có dữ liệu khoa học rõ ràng, vì vì tất cả các quan sát hiện có đều đến từ kính thiên văn mặt đất và sẽ không có các chi tiết cận cảnh, nó sẽ cung cấp thêm các hiểu biết cho chúng ta về hệ mặt trời sơ khai".

Còn các tàu thăm dò đã được phóng lên vũ trụ sẽ tiếp tục thực hiện công việc của chúng, chẳng hạn như tàu Juno của NASA sẽ thực hiện chuyến bay gần Mặt trăng Europa của sao Mộc vào ngày 29 tháng 9, giảm chu kỳ quỹ đạo quanh sao Mộc từ 43 xuống 38 ngày. Tàu Parker, cũng do NASA quản lý sẽ thực hiện 4 lần bay qua Mặt trời vào năm 2022, trước khi tiến gần hơn đến nó.

8. Diễn biến thiên văn 2022

Năm 2022 dự kiến không có nhật thực toàn phần mà chỉ có 2 lần diễn ra nhật thực một phần, lần đầu tiên dự kiến sẽ đến vào ngày 30 tháng 4, có thể nhìn thấy rõ nhất từ các phần phía nam của Nam Mỹ, và lần thứ hai sẽ xảy ra vào ngày 25 tháng 10, nhìn rõ nhất ở bầu trời ở châu Âu và các khu vực phía bắc châu Phi.

Còn nguyệt thực một phần sẽ xảy ra vào ngày 15 và 16 tháng 5, được nhìn thấy ở các khu vực của Bắc Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ, còn nguyệt thực vào ngày 7 và ngày 8 tháng 11 xuất hiện chủ yếu trên Thái Bình Dương.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn