97% đất đai không còn nguyên vẹn về mặt sinh thái

Thứ Tư, 24 Tháng Mười Một 20213:00 SA(Xem: 2044)
97% đất đai không còn nguyên vẹn về mặt sinh thái

Nghiên cứu mới cho thấy phần lớn diện tích đất liền trên Trái Đất đã mất tính toàn vẹn sinh thái và con người là nguyên nhân chính.

Trong báo cáo trên tạp chí Frontiers hôm 15/4, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge của Anh nhấn mạnh chỉ 3% diện tích đất đai trên hành tinh của chúng ta còn đủ điều điện kể được coi là nguyên vẹn về mặt sinh thái. Phần lớn trong số đó là các khu vực không có nhiều tính đa dạng sinh học ngay từ đầu, như rừng lá kim ở Canada, lãnh nguyên ở Greenland và sa mạc Sahara.

Đánh giá mới khiến giới khoa học kinh ngạc bởi các nghiên cứu trước đây ước tính rằng vẫn còn khoảng 20 – 40% bề mặt đất liền của Trái Đất (không tính Nam Cực) ít bị ảnh hưởng bởi con người.

“Diện tích đất còn nguyên vẹn về mặt sinh thái thấp hơn nhiều so với những gì chúng tôi mong đợi. Nó cho thấy con người đã có tác động lớn như thế nào”, tác giả chính của nghiên cứu Ben Goldsmith nhấn mạnh.

Thế giới rõ ràng đang trải qua một cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, với nhiều quần thể động vật hoang dã – từ động vật có vú lớn đến côn trùng – suy giảm nhanh chóng. Nguyên nhân chính là do mất môi trường sống, gây ra bởi hoạt động của con người. Các nhà khoa học thậm chí tin rằng Trái Đất đã bước vào sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu trong lịch sử.

“Bảo tồn rõ ràng là không còn đủ nữa. Chúng ta cần phục hồi đất”, Goldsmith nói thêm. Nhóm nghiên cứu đã vạch ra một kế hoạch mà theo họ có thể tăng diện tích đất nguyên vẹn sinh thái lên tới 20%, thông qua nỗ lực hồi sinh các loài quan trọng đã biến mất khỏi khu vực.

Đồng tác giả Andrew Plumptre lấy ví dụ về việc thả sói trở lại Công viên Quốc gia Yellowstone ở Mỹ. Sự hiện diện của chúng đã làm thay đổi đáng kể hệ sinh thái theo hướng tích cực.

Trong nghiên cứu này, Goldsmith cùng đồng nghiệp đã kiểm tra xem liệu các môi trường sống tự nhiên có còn giữ được số lượng loài như vào năm 1500 hay không – mốc tiêu chuẩn được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế sử dụng để đánh giá sự tuyệt chủng của các loài. Sau đó, họ đối chiếu bản đồ những khu vực mà động vật đã biến mất khỏi phạm vi phân bố ban đầu, hoặc không còn đủ số lượng để duy trì một hệ sinh thái bền vững, với các hoạt động phá hoại của con người, dịch bệnh và sinh vật xâm lấn. Nghiên cứu không tính đến tác động của biến đổi khí hậu.

Đoàn Dương (Theo EcoWatch)

Nghiên cứu mới cho thấy phần lớn diện tích đất liền trên Trái Đất đã mất tính toàn vẹn sinh thái và con người là nguyên nhân chính.

Trong báo cáo trên tạp chí Frontiers hôm 15/4, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge của Anh nhấn mạnh chỉ 3% diện tích đất đai trên hành tinh của chúng ta còn đủ điều điện kể được coi là nguyên vẹn về mặt sinh thái. Phần lớn trong số đó là các khu vực không có nhiều tính đa dạng sinh học ngay từ đầu, như rừng lá kim ở Canada, lãnh nguyên ở Greenland và sa mạc Sahara.

Đánh giá mới khiến giới khoa học kinh ngạc bởi các nghiên cứu trước đây ước tính rằng vẫn còn khoảng 20 – 40% bề mặt đất liền của Trái Đất (không tính Nam Cực) ít bị ảnh hưởng bởi con người.

“Diện tích đất còn nguyên vẹn về mặt sinh thái thấp hơn nhiều so với những gì chúng tôi mong đợi. Nó cho thấy con người đã có tác động lớn như thế nào”, tác giả chính của nghiên cứu Ben Goldsmith nhấn mạnh.

Thế giới rõ ràng đang trải qua một cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, với nhiều quần thể động vật hoang dã – từ động vật có vú lớn đến côn trùng – suy giảm nhanh chóng. Nguyên nhân chính là do mất môi trường sống, gây ra bởi hoạt động của con người. Các nhà khoa học thậm chí tin rằng Trái Đất đã bước vào sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu trong lịch sử.

“Bảo tồn rõ ràng là không còn đủ nữa. Chúng ta cần phục hồi đất”, Goldsmith nói thêm. Nhóm nghiên cứu đã vạch ra một kế hoạch mà theo họ có thể tăng diện tích đất nguyên vẹn sinh thái lên tới 20%, thông qua nỗ lực hồi sinh các loài quan trọng đã biến mất khỏi khu vực.

Đồng tác giả Andrew Plumptre lấy ví dụ về việc thả sói trở lại Công viên Quốc gia Yellowstone ở Mỹ. Sự hiện diện của chúng đã làm thay đổi đáng kể hệ sinh thái theo hướng tích cực.

Trong nghiên cứu này, Goldsmith cùng đồng nghiệp đã kiểm tra xem liệu các môi trường sống tự nhiên có còn giữ được số lượng loài như vào năm 1500 hay không – mốc tiêu chuẩn được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế sử dụng để đánh giá sự tuyệt chủng của các loài. Sau đó, họ đối chiếu bản đồ những khu vực mà động vật đã biến mất khỏi phạm vi phân bố ban đầu, hoặc không còn đủ số lượng để duy trì một hệ sinh thái bền vững, với các hoạt động phá hoại của con người, dịch bệnh và sinh vật xâm lấn. Nghiên cứu không tính đến tác động của biến đổi khí hậu.

Đoàn Dương (Theo EcoWatch)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn