Phải chăng ‘Lời thề Hippocrates’ ẩn chứa thông điệp của Thần?

Chủ Nhật, 26 Tháng Chín 20215:00 SA(Xem: 2637)
Phải chăng ‘Lời thề Hippocrates’ ẩn chứa thông điệp của Thần?

Nội hàm của Lời thề Hippocrates rất sâu rộng, ngay cả những người không làm việc trong ngành y cũng rất thích đọc và có cảm nhận sâu sắc về nó… 

Hippocrates (460 TCN -?) Là một thầy thuốc Hy Lạp cổ đại. Ông có y thuật cao minh, y đức cao thượng, được coi là người đặt nền móng cho nền y học phương Tây, ông cũng là chủ nhân của ‘Lời thề Hippocrates’…

Năm 1804, lần đầu tiên Trường Y Montpellier sử dụng toàn văn ‘Lời thề Hippocrates’ làm lời thề cho các sinh viên trong buổi lễ tốt nghiệp. Kể từ đó, nhiều trường đại học, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã sử dụng lời thề Hippocrates trong lễ trao bằng tiến sĩ y khoa. Nội hàm của Lời thề Hippocrates rất sâu rộng, ngay cả những người không làm việc trong ngành y cũng rất thích đọc và có cảm nhận sâu sắc về nó. 

440px-hippocrates
Hình ảnh quy ước trong bức tượng bán thân “chân dung” của người La Mã (bản khắc thế kỷ 19) (Nguồn: Wikipedia)

Lời thề Hippocrates

Nội dung đầy đủ của Lời thề Hippocrates như sau:

“Xin Thần y Apollo, Asclepius và các vị Thần của Trời đất làm chứng, con kính cẩn tuyên thệ, dùng toàn bộ sự hiểu biết của bản thân để thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt lời thề này: 

Con sẽ đối xử tôn kính với tất cả các thầy dạy con giống như cha mẹ và như một người bạn đồng hành suốt đời. Nếu họ cần trợ giúp, con sẽ nhanh chóng giúp đỡ. Con sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt, và nếu họ muốn học nghề y thì con sẽ dạy cho họ miễn phí và vô điều kiện. Con sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết cho các con của con, các con của các thầy dạy con và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Con sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của mình. Con sẽ tránh mọi hành vi xa đọa hại người. Con sẽ không cấp thuốc nguy hại đến sức khỏe cho người bệnh, cũng không chỉ đạo việc làm này, ngay cả khi bệnh nhân thỉnh cầu cũng không cung cấp, càng không thực hiện phẫu thuật nạo phá thai. Con nguyện dùng sự thuần khiết và tinh thần Thần Thánh để thực hiện nghề nghiệp suốt đời. Con sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi mà dành công việc đó cho những người có chuyên môn.

Dù ở bất cứ nơi đâu, nam hay nữ, thân phận giàu hay nghèo, con chỉ có một mục đích vì hạnh phúc của bệnh nhân mà chữa trị. Đồng thời con cũng thường nhắc nhở bản thân, không thực hiện hành vi ác hại người, càng không làm sự việc dụ dỗ gian dâm. Dù con có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội và việc đó có liên quan gì đến nghề nghiệp của con hay không, con cũng sẽ giữ bí mật cho người khác và không bao giờ lộ ra. Con coi việc giữ bí mật này như một nghĩa vụ. Nếu con làm trọn lời thề này, thỉnh cầu các Thần giúp con và y thuật có thể đạt được vinh quang cao nhất. Nếu con vi phạm lời thề này thì Thiên địa quỷ thần đều phán cho bản án tử hình”. 

Một bản thảo của Byzantine thế kỷ 12 về Lời thề dưới hình thức một cây thánh giá. (Nguồn: Wikipedia)

Những tiêu chí và nội hàm cơ bản của lời thề Hippocrates

Về dung lượng của lời thề thì câu chữ không dài nhưng nội hàm lại vô cùng sâu sắc. Nó bao hàm những nội dung chủ yếu như sau: 

1. Lời thề chỉ ra rằng: là một bác sĩ, bạn cần phải có chính tín vào Thần. Chúng ta biết rằng Thần tạo ra con người, để cho loài người tồn tại và sinh sôi nảy nở, đồng thời cũng làm phong phú thêm cuộc sống sinh hoạt của con người ở tầng này. Xã hội có nhiều ngành nghề khác nhau, và nghề y có tính đặc thù riêng. Con người thường phát sinh bệnh tật, chỉ khi có thân thể khỏe mạnh thì con người mới có thể chuyên tâm làm các chức nghiệp bình thường tại xã hội, cho nên từ xưa tới nay, nghề y luôn được coi là một nghề cao quý.

Với tư cách là một bác sĩ, chỉ khi trong tâm có chính tín vào Thần thì một bác sĩ mới có được sự tôn trọng sinh mệnh thật sự, sinh lòng trắc ẩn đối với bệnh nhân, tận tâm học hỏi y thuật, trong quá trình chữa bệnh mới được Thần nhắc nhở và giúp đỡ, giúp bệnh nhân sớm ngày hồi phục. Quá trình điều trị cho bệnh nhân của một bác sĩ cũng là quá trình tu tâm. Trong quá trình này, bác sĩ có thể để hiển lộ ra và loại bỏ các chấp trước, loại bỏ những suy nghĩ và hành động không tốt của mình. Nói cách khác, vào thời cổ đại, dù là ở phương Đông hay phương Tây, người hành nghề y đều là người tu đạo, thực hành nghề y chỉ là một phương diện để tu luyện của họ, trụ cột của tu luyện chính là có chính tín vào Thần. Bản thân Hippocrates, cũng như Hoa Đà, Biển Thước và những bậc thầy danh y khác, trong quá trình họ điều trị cho bệnh nhân đều có xuất hiện kỳ tích. Tất nhiên vẫn có những lương y khác nhờ chăm chỉ cần mẫn đến cuối cùng cũng đạt được thành công. 

2. Lời thề Hippocrates cũng đưa ra những quy định về hành vi mà một người bác sĩ bắt buộc phải tuân theo trong quá trình hành nghề Y. Đây là Thần linh thông qua lời thề của Hippocrates để truyền gửi thông điệp tới các bác sĩ, vì vậy nó có thể được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Từ đó có thể thấy, Thần yêu cầu rất cao về tư cách và đạo đức đối với những người tham gia vào nghề nghiệp này, không giống như đối với các ngành sản xuất khác. Chúng ta có thể thấy, lời thề này được ra đời vào thời cổ đại, lúc đó con người cả ở Đông và Tây phương đều có chính tín vào Thần rất mạnh mẽ. Cho nên, tại phần cuối lời thề có ghi: “Nếu con làm trọn lời thề này, thỉnh cầu các Thần giúp con và y thuật có thể đạt được vinh quang cao nhất. Nếu con vi phạm lời thề này thì Thiên địa quỷ thần đều phán cho bản án tử hình”.

Cổ ngữ có câu: “Thề là mắc, thắt là rối”, đối với những người tín Thần mà nói thì họ đều biết rằng lời thề không thể phát ra một cách tùy tiện, cho nên họ rất trang trọng và trang nghiêm khi tuyên thệ, biết rõ lời thề sẽ thực sự có tác dụng.

Đạo đức ngành y sẽ ngày càng trượt dốc nếu con người ta mất đi chính tín vào Thần

Ngày nay ở các Viện y học hay bệnh viện, dù là ở phương Đông hay phương Tây đều đưa ra đủ loại quy định và chế độ, thậm chí dùng đến cả pháp luật để câu thúc đạo đức và trách nhiệm của y bác sỹ, tuy nhiên, so với lời thề Hippocrates thì nó phức tạp và rườm rà hơn rất nhiều. Hơn nữa, các loại tai nạn y tế, tranh chấp giữa bác sĩ và bệnh nhân vẫn lần lượt xuất hiện, những bất cập này so với quá khứ không biết cao hơn bao nhiêu lần. Tại sao lại như vậy? Bởi vì với cái gọi là sự phát triển của xã hội hiện đại, đức tin chính trực của con người đối với Thần càng ngày càng yếu đến mức gần như biến mất. Ví như tại đại lục, ĐCSTQ từng tuyên bố rằng: “ngay cả ở phương Tây, tình huống thực tế của ngành y cũng không khá hơn”. Ngày nay, nhiều trường y đã cố gắng thay thế lời thề Hippocrates bằng những ngôn từ khác phù hợp hơn với tình hình hiện tại, chẳng hạn như dùng “Tuyên ngôn Geneva”:

“Hôm nay tôi bước vào nghề y và nguyện cống hiến hết mình cho công việc nhân đạo; tôi biết ơn và kính trọng thầy như đối với cha mẹ; hành nghề y với lương tâm và phẩm giá của mình; sự sống khỏe mạnh của bệnh nhân là mối quan tâm hàng đầu của tôi; Tôi sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những bí mật mà người bệnh giao phó cho tôi và hết sức giữ gìn danh dự nghề y cùng truyền thống cao thượng. Tôi coi đồng nghiệp như anh em ruột thịt. Đối với người bệnh, dù là tôn giáo gì, quốc tịch, chủng tộc, chính trị hoặc địa vị bất đồng cũng không đối xử khác biệt. Sinh mệnh lớn lên từ lúc thụ thai, đã mang theo sự tôn nghiêm chí cao vô thượng. Cho dù gặp phải uy hiếp, kiến thức y học của tôi cũng không làm việc vi phạm đạo đức làm người.

Tôi trịnh trọng lấy nhân cách của tôi để tuyên thệ”. 

Một lời thề như vậy thoạt nghe có vẻ na ná giống với lời thề Hippocrates nhưng một trong những điểm quan trọng nhất đã bị xóa bỏ, đó là phát thề đối với Thần, nếu vi phạm sẽ sẵn sàng chịu nhận trừng phạt. Nó gần với chuẩn mực đạo đức của người bình thường, không có sự chế ước từ trong tâm. Điều này giống như một tòa nhà có vẻ ngoài tráng lệ nhưng nền móng lại vô cùng nông, chỉ cần gió thổi cỏ lay là tòa nhà này sẽ đổ sập. 

Kỳ thực, chỉ cần chúng ta có chính tín vào Thần, thì bản thân sẽ biết làm như thế nào, không cần quy định cùng pháp luật chế ước. Không riêng gì nghề y mà các ngành nghề khác cũng như thế, đều cần phải có chính tín vào Thần và chuẩn mực đạo đức. 

Theo Thanh Phong – Vision Times
San San biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn