Mô phỏng quá trình robot NASA hạ cánh trên sao Hỏa

Thứ Tư, 24 Tháng Hai 20213:00 SA(Xem: 3341)
Mô phỏng quá trình robot NASA hạ cánh trên sao Hỏa

Robot tự hành Perseverance sắp trải qua “7 phút kinh hoàng” để đáp xuống một trong những khu vực gồ ghề nhất ở hành tinh đỏ sau nhiều tháng du hành trong vũ trụ.

Mô phỏng quá trình robot NASA hạ cánh trên sao Hỏa

Mô phỏng quá trình hạ cánh trên sao Hỏa của robot Perseverance. Video: NASA.

Hôm 18/2, robot Perseverance lớn cỡ chiếc xe hơi, trọng tâm trong nhiệm vụ Mars 2020 của NASA, sẽ tìm cách hạ cánh bên trong miệng hố Jezero rộng 45 km. Quá trình tiến vào khí quyển, hạ thấp và tiếp đất (EDL) của nhiệm vụ sao Hỏa thường được gọi là "7 phút kinh hoàng" do chuỗi hoạt động này quá khó khăn và xảy ra nhanh hơn thời gian tín hiệu vô tuyến truyền từ sao Hỏa tới Trái Đất. Điều đó có nghĩa tàu vũ trụ phải tự vận hành khi tiến vào khí quyển sao Hỏa theo video mới mà NASA chia sẻ hôm 13/2.

"Vũ trụ luôn luôn mang tới cho chúng tôi nhiều bất ngờ", Swati Mohan, trưởng nhóm phụ trách hướng dẫn, định vị và điều khiển nhiệm vụ Mars 2020 ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA, chia sẻ. "Có nhiều thứ cần thực hiện đúng để Perseverance hạ cánh an toàn".

Giai đoạn EDL bắt đầu khi tàu vũ trụ tiếp cận tầng trên cùng khí quyển sao Hỏa và kết thúc khi càng đáp vận hành bằng tên lửa giúp Perseverance hạ thấp dần xuống bề mặt hành tinh đỏ. Toàn bộ chuỗi hoạt động EDL kéo dài khoảng 7 phút với nhiều bước mang tính quyết định. Nỗ lực hạ cánh đầy rủi ro hôm 18/2 sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm dấu hiệu của sự sống cổ đại và thu thập mẫu vật cho nhiệm vụ vận chuyển mẫu vật liên hành tinh đầu tiên của nhân loại.

Không lâu trước khi đến gần sao Hỏa, Perseverance sẽ kết thúc giai đoạn bay hành trình kéo dài 6,5 tháng qua. Cột mốc lớn tiếp theo là tiến vào khi quyển, robot tự hành sẽ bay qua bầu trời sao Hỏa với tốc độ 19.500 km. Phương tiện trang bị tấm chắn nhiệt để chống lại nhiệt độ cực hạn sinh ra trong lúc hạ thấp dần, đồng thời giúp tàu vũ trụ bay chậm lại. Ở độ cao 11 km, tàu vũ trụ sẽ mở dù siêu thanh rộng 21,5 m. Gần như ngay sau đó, tấm chắn nhiệt sẽ tách ra và rơi khỏi tàu vũ trụ, để Perseverance tiếp xúc với khí quyển sao Hỏa và kích hoạt hệ thống Định vị địa hình tương đối, công nghệ tự động mới hướng dẫn robot tự hành tiếp đất an toàn.

"Perseverance sẽ là nhiệm vụ đầu tiên sử dụng hệ thống Định vị địa hình tương đối", Mohan giải thích. "Trong khi hạ thấp bằng dù, robot sẽ chụp ảnh bề mặt sao Hỏa và xác định cần đi tới nơi nào dựa trên những gì đã quan sát. Công nghệ mới này cho phép Perseverance hạ cánh ở địa hình khó khăn hơn nhiều so với Curiosity, hoặc bất kỳ nhiệm vụ sao Hỏa nào trước đây".

Chuỗi hoạt động EDL của Perseverance rất giống robot tự hành Curiosity của NASA, hạ cánh năm 2012. Tuy nhiên, Perseverance lớn hơn nhiều và trang bị nhiều thiết bị khoa học tiên tiến hơn. Các nhà khoa học cho rằng một hồ nước rộng 250 m từng lấp đầy miệng hố Jezero cách đây 3,5 - 3,9 tỷ năm. Khu vực này cũng có châu thổ sông, nơi nước lỏng từng chảy qua và lắng đọng nhiều trầm tích. Dù khu vực hạ cánh này có địa hình đa dạng, đất đá, miệng hố và vách núi ở đây biến Jezero thành địa điểm hạ cánh vô cùng thách thức đối với Perseverance.

Trong những phút cuối cùng trước khi Perseverance đổ bộ, càng đáp sẽ khai hỏa 8 tên lửa giúp robot tự hành hạ thấp và tiếp đất an toàn bằng ba dây dù nylon. Tiếp đó, cỗ mắt sẽ cắt dây nylon và bay đi, cuối cùng đâm xuống đất ở chỗ cách xa Perseverance.

An Khang (Theo Space)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn