Hé lộ bí mật của đường vân tay chưa từng được biết đến

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Hai 20205:00 SA(Xem: 3610)
Hé lộ bí mật của đường vân tay chưa từng được biết đến

Trước nghiên cứu mới, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn rõ ràng về cách thức các đường vân tay và mật độ tuyến mồ hôi cao hơn bên dưới chúng thực sự giúp ích gì cho con người.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã quyết định điều tra bằng cách sử dụng công nghệ hình ảnh laser tiên tiến và phát hiện ra một hệ thống được tinh chỉnh kiểm soát mức độ ướt hay khô trên đầu ngón tay của chúng ta.

Điều đó có nghĩa là các ngón tay của chúng ta có thể phản ứng với nhiều loại bề mặt khác nhau mà chúng chạm vào, làm cho việc cầm nắm chắc chắn nhất có thể với mọi thứ, từ điện thoại đến ô dù.

Dấu vân tay
Các đường vân tay từ lâu được cho là có liên quan đến việc hỗ trợ cầm nắm tốt hơn.

Kỹ sư hóa học Mike Adams từ Đại học Birmingham ở Anh cho biết: "Các loài linh trưởng đã tiến hóa các gờ biểu bì trên bàn tay và bàn chân của chúng. Trong quá trình tiếp xúc với các vật rắn, các đường vân tay rất quan trọng đối với việc cầm nắm và thao tác chính xác. Chúng điều chỉnh mức độ ẩm từ các nguồn bên ngoài hoặc lỗ chân lông mồ hôi, để ma sát được tối đa hóa".

Hình ảnh cận cảnh bằng laser của sáu tình nguyện viên nam chạm vào kính cho thấy khi đầu ngón tay tiếp xúc với các bề mặt cứng, không thấm nước, hơi ẩm sẽ được giải phóng để tăng ma sát và độ bám. Tuy nhiên, các lỗ chân lông cuối cùng cũng bị chặn lại để tránh tiếp xúc quá trơn.

Kỹ thuật chặn lỗ chân lông này được kết hợp với quá trình bay hơi tăng tốc, được kiểm soát bởi các đường vân của dấu vân tay, phát huy tác dụng khi độ ẩm quá mức cần được loại bỏ - một lần nữa, với mục đích cuối cùng là giữ cho ngón tay và vật thể tiếp xúc mạnh mẽ.

Hoạt động cùng nhau, hai cơ chế sinh học có thể thích ứng với các bề mặt cho dù ngón tay của chúng ta ban đầu là ướt hay khô. Chúng cung cấp cho lớp da sừng với lượng hydrat hóa vừa đủ. Điều đó mang lại cho chúng ta những kỹ năng mà các loài động vật chân trơn và chân nhẵn không có.

"Cơ chế kép để quản lý độ ẩm này đã mang lại cho các loài linh trưởng lợi thế tiến hóa trong điều kiện khô và ẩm ướt. Cho chúng khả năng vận động không có ở các loài động vật khác, chẳng hạn như gấu và mèo lớn", Adams cho biết.

Các đường vân tay từ lâu được cho là có liên quan đến việc hỗ trợ cầm nắm tốt hơn. Các nghiên cứu trước đây cũng đã xem xét các biến thể của độ ẩm, nhưng bây giờ chúng ta mới biết nhiều hơn về hệ thống điều chỉnh cách ngón tay của chúng ta kiểm soát dòng ẩm đó, đặc biệt khi chạm vào các bề mặt cứng và mịn.

Bên cạnh việc cho chúng ta biết thêm về cơ thể con người, nghiên cứu này có khả năng giúp các nhà thiết kế sản phẩm, những người cần thiết kế một thiết bị mà con người cần tương tác, chẳng hạn như điện thoại thông minh.

Xa hơn nữa, những phát hiện thậm chí có thể có lợi cho sự phát triển của khả năng cầm nắm trên chân tay giả và thiết bị robot, cũng như các thiết bị được sử dụng để khám phá môi trường thực tế ảo - nơi có thể cần phải mô phỏng cảm giác chạm.

"Hiểu được ảnh hưởng của ma sát đệm ngón tay sẽ giúp chúng tôi phát triển các cảm biến xúc giác thực tế hơn. Ví dụ các ứng dụng trong robot và chân tay giả và hệ thống phản hồi xúc giác cho màn hình cảm ứng hay môi trường thực tế ảo", Adams nhấn mạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn