Giải mã bí ẩn ngọn đèn vĩnh cửu cháy sáng ngàn năm trong các ngôi mộ cổ

Chủ Nhật, 22 Tháng Mười Một 20207:00 CH(Xem: 5800)
Giải mã bí ẩn ngọn đèn vĩnh cửu cháy sáng ngàn năm trong các ngôi mộ cổ

Theo Vision Times, không chỉ Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác, trong các ngôi mộ cổ quy mô lớn người ta đã tìm thấy những ngọn đèn ngàn năm không tắt được gọi là “Trường Minh Đăng”. Năm 1845, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra quan tài đá của một người phụ nữ trẻ cổ đại gần Rome. Khi mở quan tài, cơ thể người phụ nữ không hề bị phân hủy mà vẫn nguyên vẹn như người sống, đặc biệt là khuôn mặt vẫn tươi tắn sinh động. Các nhà khảo cổ đã giật mình khi thấy một ngọn Trường Minh Đăng bên trong quan tài. Câu hỏi đặt ra là tại sao ở trong chiếc quan tài đá kín mít, chôn vùi trong lòng đất mà ngọn đèn đó vẫn có thể cháy sáng suốt hơn 1500 năm qua?

Năng lượng của những chiếc đèn cổ

Năng lượng của những ngọn Trường Minh Đăng này là gì? Chắc chắn nó không thể là một ngọn đèn dầu. Có người cho rằng những chiếc đèn sáng mãi không tắt này là đèn điện thời cổ đại. Nhưng chúng ta đều biết, đèn điện là sản phẩm của nền văn minh cận đại, lẽ nào người cổ đại từ hàng ngàn năm trước đã có khả năng tạo ra các thiết bị điện? Suy luận này đã sớm được chứng thực.

Kim tự tháp lớn nhất và cao nhất trong quần thể kim tự tháp Giza tại Ai Cập chính là kim tự tháp Kheops được xây dựng cách đây 4600 năm, bên trong có những bức bích họa và điêu khắc vô cùng hoành tráng. Bên trong hầm mộ và hành lang rất tối, mà những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo này chỉ có thể điêu khắc và vẽ trong điều kiện có đủ ánh sáng. Các nhà khoa học đã sử dụng các thiết bị tiên tiến nhất để phân tích bụi tích tụ trong tháp suốt 4600 năm, và phát hiện ra rằng không có khói đen và các hạt dầu khói trong bụi, cũng như không tìm thấy dấu vết của việc sử dụng đuốc hay đèn dầu. Từ đó, có thể thấy các nhà nghệ thuật Ai Cập cổ đại hoàn toàn không sử dụng đèn dầu hoặc đuốc thắp sáng khi điêu khắc và vẽ tranh trong các hầm mộ dưới lòng đất các kim tự tháp.

Giữa mùa hè năm 1936, khi một nhóm công nhân đường sắt đang lát nền đường tại thôn Rabua ngoại ô Baghdad, thủ đô của Iraq, họ đã vô tình khai quật một ngôi mộ cổ được xây bằng những phiến đá khổng lồ, bên trong có một chiếc quan tài đá. Sau khi biết tin, các nhà khảo cổ Iraq đã tới khai quật cẩn thận và phát hiện một số lượng lớn vàng bạc và đồ tùy táng có giá trị từ thời Ba Tư cổ đại từ năm 248 đến năm 226 trước Công nguyên. Nhà khảo cổ học người Đức Wali Haram Cavinig, người phụ trách bảo tàng Iraq, trong khi dọn dẹp các văn vật đã phát hiện một chiếc bình sứ màu trắng sữa cao 15cm bên trong chứa đầy nhựa đường. Trong lớp nhựa đường có một ống đồng dài 6cm, đường kính khoảng 2.6 cm, bên trong ống đồng lại có một lớp nhựa đường ôm lấy một thanh sắt cao hơn ống đồng khoảng 1cm, phần nhô cao hơn này hoàn toàn bị gỉ sét. Có nơi xuất hiện một lớp vật chất màu vàng xám, trông như được phủ một lớp chì, bên dưới thanh sắt là lớp nhựa đường dày 3cm ngăn cách thanh sắt và ống đồng. Sau nhiều lần nghiên cứu, Cavinig tin rằng chiếc bình là một loại pin hóa học cổ đại, chỉ cần đổ một ít axit hoặc nước kiềm vào bình, nó có thể phát ra điện.

light-1283191_1280
Những ngọn đèn cháy mãi ngàn năm (Ảnh minh hoạ: pixabay)

Suy đoán của Cavinig đã gây chấn động cả giới khảo cổ khi đó, nhiều học giả tỏ ra nghi ngờ suy luận này. Ngay khi các nhà khảo cổ học từ khắp nơi trên thế giới tìm đến muốn nghiên cứu kỹ hơn về loại pin hóa học cổ đại này, Cavinig lại lặng lẽ trở về Berlin với cục pin cùng thanh sắt, ống đồng và bình gốm… trong chiếc quan tài đá để tiến hành một thí nghiệm quan trọng khác. Không lâu sau, Cavinig đã tuyên bố kết quả nghiên cứu mới nhất của mình, ông cho rằng dựa trên phân tích chất liệu của 10 viên pin trong các di vật được khai quật, những viên pin này được sử dụng hàng loạt vào thời điểm đó với mục đích thông qua cách dẫn giải để dát vàng lên tượng điêu khắc hoặc trang sức.

Suy luận của Cavinig có chính xác hay không?

Học giả người đức Manly Ajbalich quyết định chế tạo một chiếc pin cổ giống hệt để xác thực. Ông làm ống đồng, bình gốm… theo đúng quy cách của những đồ vật khai quật được, rồi lắp chúng thành pin cổ. Sau đó ông đổ nước nho tươi vào bình, ngay lập tức kim chỉ của vôn kế nhảy lên con số nửa vôn. Tiếp đến, Ajbalich lại tiến hành một thử nghiệm mạ kim loại. Ông nhấc một bức tượng, nhúng nó vào dung dịch nước bột vàng được nối với cục pin cổ đại. Hai giờ sau, trước mắt ông đã xuất hiện một bức tượng mạ vàng lấp lánh. Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng người ta đã xác nhận rằng chiếc bình gốm cổ cách đây hơn 2000 năm này có thể tạo ra điện và người cổ đại hơn 2000 năm trước đã sử dụng pin cổ để mạ vàng bằng điện.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn