Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển thành công robot hái dừa, năng suất cao hơn cả con người

Thứ Hai, 21 Tháng Chín 202011:00 SA(Xem: 4752)
Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển thành công robot hái dừa, năng suất cao hơn cả con người

Khi phần đông dân số đang ngày càng hướng tới các công việc hiện đại, thì tại Ấn Độ đang trong tình trạng thiếu người thu hoạch dừa. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học đã tìm ra được giải pháp cho vấn đề này.

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Amrita Vishwa Vidyapeetham do trưởng nhóm là giáo sư Rajesh Kannan Megalingam dẫn đầu, đã phát triển thành công nguyên mẫu robot hái dừa có tên Amaran. Được biết mẫu robot này đã được phát triển trong vòng 3 năm.

Robot có hình dáng ôm tròn quanh thân dừa
Robot có hình dáng ôm tròn quanh thân dừa.

Robot có hình dáng ôm tròn quanh thân dừa và sử dụng 8 bánh xe cao su đa hướng. Amaran sẽ lăn dần như vậy cho tới khi đến đỉnh của cây dừa

Con người có thể điều khiển Amaran bằng công nghệ không dây
Con người có thể điều khiển Amaran bằng công nghệ không dây.

Ở dưới mặt đất, con người có thể điều khiển Amaran bằng công nghệ không dây, cần điều khiển hoặc ứng dụng điện thoại để di chuyển robot lên xuống hay xoay quanh thân cây dừa

Amaran sẽ leo tới đỉnh cây cho tới khi chạm đến những trái dừa
Amaran sẽ leo tới đỉnh cây cho tới khi chạm đến những trái dừa.

Amaran sẽ leo tới đỉnh cây cho tới khi chạm đến những trái dừa. Tiếp theo, Amaran sẽ cắt chùm dừa và thả chúng xuống đất

Cấu tạo cánh tay của con robot hái dừa.
Cấu tạo cánh tay của con robot hái dừa.

Thiết kế cấu tạo cánh tay của con robot, được làm từ khung kim loại có thể thu ngắn kéo dài. Ngoài ra, chúng còn được lắp đặt lưỡi cưa tròn ở cuối cánh tay, giúp thuận tiện cho việc đưa vào cuống của những chùm dừa đã chín.

Trong các thử nghiệm thực tế tại trang trại dừa, robot Amaran đã leo thành công lên những cây cao tới 15,2m với độ nghiêng của thân lên đến 30 độ. Trước kia con người được cho là loài hái dừa nhanh, mặc dù mất sức cũng nhanh. Kể từ khi con robot Amaran ra đời, nó làm việc với sự bền bỉ và lâu dài hơn giúp người nông dân vơi đi nỗi nhọc nhằn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn