Bí ẩn lớn nhất của Stonehenge vừa được giải mã: Đột phá khoa học hay có 'bàn tay' của người ngoài hành tinh?

Thứ Sáu, 14 Tháng Tám 20205:00 SA(Xem: 7226)
Bí ẩn lớn nhất của Stonehenge vừa được giải mã: Đột phá khoa học hay có 'bàn tay' của người ngoài hành tinh?

Ra đời từ năm 2500 Trước Công nguyên, vòng tròn đá khổng lồ Stonehenge - Đại công trình bí ẩn nằm tại vùng Salisbury của Anh - bấy lâu nay vẫn khiến giới khảo cổ điên đầu nghiên cứu. Không ai biết chính xác ý nghĩa của Stonehenge là gì, ai là người xây dựng nên chúng và xây bằng cách nào khi một trong những khối đá vĩ đại đó nặng tới 50 tấn? Là người ngoài hành tinh hay trí thông minh của con người?

Cũng giống như kim tự tháp ở Ai Cập, các công trình cổ đại có sức hút kỳ lạ với giới khoa học hiện đại. Đó là lý do, họ chưa bao giờ ngừng truy tìm căn nguyên vấn đề.

Đột phá khoa học

Mới đây nhất, giới khảo cổ học đã tạo nên một bước đột phá khoa học mới khi giải mã được một trong những câu hỏi hóc búa nhất liên quan đến Stonehenge, đó là nguồn gốc chính xác của những khối đá lớn nhất thời tiền sử nổi tiếng thế giới này.

Bí ẩn lớn nhất của Stonehenge vừa được giải mã: Đột phá khoa học hay có bàn tay của người ngoài hành tinh? - Ảnh 1.

Một trong những khối đá của Stonehenge nặng tới 50 tấn. Photo: Internet

Sau nhiều năm dày công nghiên cứu và sử dụng công nghệ phổ điện từ mới nhất, các nhà địa chất có thể đối sánh các nguyên tố vi lượng của bãi đá Stonehenge với một địa điểm ở Anh, nơi có khả năng là mỏ đá được người xưa khai thác để xây dựng Stonehenge.

Trong công trình mới nhất đăng trên Science Advances, các nhà nghiên cứu giải thích chính xác những gì họ đã làm:

"Ở đây, chúng tôi áp dụng một sự kết hợp mới lạ giữa các phương pháp tiếp cận địa hóa và thống kê để xác định nguồn gốc của những viên đá sarsen tại Stonehenge. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng phương pháp quang phổ huỳnh quang tia X di động để phân tích đặc tính hóa học ban đầu của tất cả các phần trong đá sarsen và đá lintel. Tiếp theo, chúng tôi thực hiện phép phân tích khối phổ plasma kết hợp cảm ứng và phép đo phổ phát xạ nguyên tử ICP trong lõi mẫu đá sarsen lấy tại Stonehenge, và một loạt các tảng đá sarsen lấy từ khắp miền nam nước Anh (khoảng 20 địa điểm ứng cử viên).

 Cuối cùng, giới địa chất cũng đưa ra kết luận: Nguồn gốc của loại đá xây dựng nên Stonehenge được lấy từ một khu vực ngày nay gọi là West Woods, cách bãi đá Stonehenge 24 km.

Theo các nhà nghiên cứu, vùng đất West Woods chiếm một vị trí đặc biệt đối với người thời kỳ đồ đá mới: Đó là một 'mỏ đá' với các tảng đá nguyên khối nặng hàng chục tấn, không những thế, địa điểm này còn dễ tiếp cận và vận chuyển dễ dàng đến những công trường xây dựng khác.

Và, điều quan trọng nhất trong nghiên cứu này đó là, đá ở West Woods, nằm ở vùng đông nam Marlborough Downs nước Anh, cung cấp tất cả các tỷ lệ nguyên tố vi lượng tương đồng với các khối đá khổng lồ của Stonehenge. 

Con đường vận chuyển

Nghiên cứu khảo cổ học mới về địa điểm West Woods đã tiết lộ rằng thậm chí 1.200 năm trước khi Stonehenge được xây dựng, các phiến đá sarsen lớn của khu vực West Woods đã được người xưa sử dụng để xây dựng một lăng mộ thời tiền sử lớn ở địa phương.

Bí ẩn lớn nhất của Stonehenge vừa được giải mã: Đột phá khoa học hay có bàn tay của người ngoài hành tinh? - Ảnh 3.

Một viên đá sarsen lớn ở West Woods, nguồn gốc của đá Stonehenge. Photo: Katy Whitaker / Lịch sử Anh / Đại học Reading

Sau khi tìm được nguồn gốc chính xác của các khối đá tạo nên bãi đá Stonehenge, sự quan tâm của các nhà khảo cổ học chuyển sang khám phá ra cách vận chuyển và tuyến đường chính xác mà người tiền sử triển khai để di chuyển những tảng đá nặng từ 20 đến 40 tấn từ West Woods tới Stonehenge ở khoảng cách 24 km.

Nhiều người theo thuyết âm mưu cho rằng, các công trình khổng lồ trên Trái Đất là tác phẩm của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, nghiên cứu theo hướng khoa học, các nhà địa chất nhận định, có hai khả năng chính: Một tuyến phía đông xuống Thung lũng Wiltshire Avon và một tuyến phía tây qua Đồng bằng Salisbury.

Nếu chọn tuyến phía Tây, người xưa sẽ phải kéo các tảng đá lên một độ dốc 14% trong khoảng 300m.

Nếu chọn tuyến phía Đông, họ có thể sẽ phải kéo những tảng đá khổng lồ trên một đoạn đường dài ít nhất 10 km dọc theo thung lũng sông qua cánh rừng tương đối rậm rạp. Việc sử dụng bè trên sông Wiltshire Avon cũng không khả thì vì chiều rộng của chiếc bè cần thiết để vận chuyển những tảng đá lớn như vậy chắc chắn phải lớn hơn nhiều so với chiều rộng của chính con sông.

Xác suất người xưa lựa chọn tuyến đường phía Tây để vận chuyển đá khổng lồ sẽ cao hơn. Sau khi di chuyển đoạn đường dốc, họ sẽ đi qua vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng để đến địa điểm xây dựng Stonehenge.

Các nhà nghiên cứu nhận định, có thêm lý do để người xưa chọn phía Tây vì tuyến đường này sẽ đi qua khu nghi lễ Marden. 

Về mặt kiến ​​trúc, Stonehenge được mệnh danh là khu phức hợp tôn giáo ấn tượng nhất ở Anh thời đồ đá mới - nhưng Marden có thể là lớn nhất. Các cuộc điều tra khảo cổ trong những năm gần đây (dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học, Tiến sĩ Jim Leary, hiện thuộc Đại học York) đã tiết lộ rằng khu phức hợp Marden bao gồm ba di tích vĩ đại.

Khi phát hiện ra nguồn gốc của những khối đá khổng lồ tại Stonehenge, các nhà khảo cổ học có thể sớm có thể thực hiện một khám phá quan trọng khác về hơn 100 tảng đá sarsen được tìm thấy tại Marden. Công cuộc khám phá sẽ được tiến hành vào cuối năm 2020.

Bài viết sử dụng các nguồn: Popular Mechanics, Independent

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn