Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”?

Thứ Bảy, 04 Tháng Bảy 20205:00 SA(Xem: 4847)
Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”?

Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe nói rằng chúng ta chính là những tù nhân của bộ não. Bộ não nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta, làm sao chúng ta có thể là tù nhân của chính bộ não được? Thế nhưng, các nhà khoa học đã chứng minh rằng điều đó là sự thật. 

con-mat-thu-3-dao-thi
Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”? (Ảnh minh họa: Kingworldnews)

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Mắt Smith – Kettlewell tại San Francisco đã khám phá ra rằng chúng ta chỉ nhìn thấy những gì mà bộ não cho phép chúng ta thấy. Con người ta thường “nhìn mà không thấy”, thậm chí ngay cả những vật thể ở trong thị trường của mình.

Chính bộ não chúng ta xác định cái gì nên thấy và đó không phải là sự thật 

Theo báo cáo trong tạp chí Nature, số 414, những người tham gia nghiên cứu được cho xem một số điểm xanh xoay tròn trên nền là những điểm vàng bất động. Tuy nhiên, tất cả những điểm vàng đều “biến mất” trong mắt những người tham gia. Những điểm vàng này biến mất không phải bởi máy tính, mà bởi chính bộ não của những người ấy. Những điểm vàng vẫn hiển thị trên màn hình, nhưng người ta đơn giản là không thấy chúng. Như vậy, bộ não sẽ xác định điều gì nên thấy và điều gì không nên thấy, đương nhiên đó không phải là sự thật. Hiện tượng này gọi là “vận động dẫn tới mù”.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này thường xuyên xảy ra hàng ngày nhưng chúng ta đơn giản là không nhận ra. Đơn cử đó chính là vi khuẩn, virus chúng luôn tồn tại và có mặt khắp mọi nơi con người lại không thể nhìn thấy bằng mắt thường,…

Hoặc khi lái xe trên một đường cao tốc với nhiều ánh đèn giao thông, người tài xế thường bỏ qua những ánh đèn chiếu hậu của những chiếc xe đỗ bên đường.

Vậy điều gì xác định cái mà bộ não chúng ta “thấy”? 

Thực ra, điều mà con mắt chúng ta nhìn thấy được là rất hạn chế. Con mắt chúng ta chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng nhìn thấy với bước sóng từ 312 nm đến 1.050 nm. Ở mức vĩ mô và vi mô hơn, tất cả những gì chúng ta có thể thấy chỉ là một phần rất nhỏ của vũ trụ, và các vật thể lọt vào tầm nhìn chúng ta chỉ có thể được thấy sau khi phản ánh đến bộ não.

Khả năng nhận thức của chúng ta bị hạn chế bởi sự giới hạn của các giác quan. Một bài báo xuất bản ngày 17/5/2002 trên tạp chí khoa học Science nói rằng, một đứa trẻ 6 tháng tuổi có khả năng phân biệt các khuôn mặt người và động vật tốt hơn một đứa trẻ 9 tháng tuổi. Hơn nữa, một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt các ngôn ngữ, trong khi một đứa trẻ 9 tháng tuổi chỉ có thể nhận ra sự khác biệt trong ngôn ngữ của chính mình. 

Chúng ta đều tin rằng khả năng của chúng ta là bắt nguồn từ sự giáo dục sau khi sinh ra, nhưng một số khả năng thực sự đáng kinh ngạc lại mất dần sau khi sinh.

buc-tranh-co-tu-the-ky-17-do-nha-gia-kim-robert-fludd-ve-dien-ta-con-mat-thu-ba-lien-he-voi-cac-the-gioi-cao-hon-anh-robert-fludd-wikipedia
Bức tranh có từ thế kỷ 17 do nhà giả kim Robert Fludd vẽ, diễn tả con mắt thứ ba liên hệ với các thế giới cao hơn. (Ảnh Robert Fludd Wikipedia)

Con mắt thứ 3 – Khả năng siêu thường của con người

Cả hai nền văn hóa Đông và Tây phương đều có ghi chép lại về những khả năng thần kỳ của con người. Các ngự y (thầy thuốc trong triều đình) vào thời xưa đều là những danh y nổi tiếng đương thời, có những vị còn là tổ truyền của một trường phái y học Trung Hoa, có thể kể đến như Hoa Đà, Tôn Tư Mạc, hay Biển Thước,… Phương pháp điều trị bệnh của họ đều vô cùng cao siêu, có những thứ kể lại thật khiến cho người thời nay không thể tưởng tượng được.

Hàng ngàn năm qua, con người đã công nhận tuyến tùng là một bộ phận cơ thể người có thể kết nối với các cảnh giới thâm sâu, như là một cánh cửa tiến nhập vào không gian khác. Trong khi khái niệm này phai mờ theo thời gian thì khoa học đã bắt đầu tập trung nỗ lực vào việc tìm hiểu các chức năng tiềm ẩn của “con mắt thứ 3”.

Thời gian gần đây, “con mắt thứ 3” cũng là một đề tài thu hút rất nhiều chuyên gia cùng tiến hành nghiên cứu. Với những kết quả thu được sau nhiều năm, bí ẩn về con mắt này đang dần được sáng tỏ, hé lộ những khả năng siêu thường của con người.

Vẫn có những người cho rằng những điều này là thần thoại. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm lại các năng lực thoái hóa của con người, chẳng hạn so sánh khả năng của một đứa trẻ 6 tháng tuổi với một đứa trẻ 9 tháng tuổi. 

Vì vậy, trở về với bản ngã thực sự (phản bổn quy chân) chính là con đường giúp chúng ta nhìn thấy được rất nhiều điều có thể đánh bật những quan niệm cố hữu.

Lương Phong (t/h)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn