Ung thư đường mật – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ Năm, 25 Tháng Sáu 20205:00 CH(Xem: 4150)
Ung thư đường mật – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
vang-da-696x468

Ung thư đường mật một loại ung thư hiếm gặp, ít được nhắc đến vẫn đang âm thầm tàn phá sức khỏe của hàng nghìn người trên thế giới. Chính vì thế, người ta không chú ý nhiều đến loại bệnh này, từ đó chủ quan không phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, ung thư đường mật rất nguy hiểm với thời gian sống chỉ khoảng 6-9 tháng.

1. Ung thư đường mật là gì?

Ung thư đường mật (Carcinoma đường mật) là ung thư hình thành trong hệ thống các ống dẫn đưa mật từ gan xuống ruột non.Ung thư đường mật chia thành 2 loại chính: ung thư đường mật trong gan và ngoài gan.

Ung thư đường mật là bệnh lý ác tính của hệ thống đường mật, có thể phát sinh từ đường mật trong gan hay đường mật ngoài gan, bao gồm cả vùng hợp lưu của bóng mật – tụy.

2. Các loại ung thư đường mật

Theo vị trí giải phẫu, ung thư đường mật được chia ra làm 3 nhóm:

  • Ung thư đường mật vùng trong gan.
  • Ung thư đường mật vùng rốn gan.
  • Ung thư đường mật vùng ngoài gan.

Trong đó ung thư đường mật vùng rốn gan là loại hay gặp nhất còn ung thư đường mật vùng trong gan ít gặp nhất. Tuy cùng là ung thư đường mật nhưng mỗi nhóm lại có sự khác biệt về tiên lượng cũng như phương pháp điều trị.

Ung thư đường mật vùng rốn gan hình thành ở ngã ba đường mật, vị trí hợp lưu của ống gan phải và ống gan trái để thành ống gan chung. Ung thư đường mật ngoài gan là những khối u nằm trong khoảng từ bờ trên của tụy đến vị trí hợp lưu của bóng mật-tụy (bóng Vater).

Khoảng trên 95% các khối u đường mật là lọai ung thư biểu mô tuyến ống, với đặc điểm là tiến triển nhanh, phát hiện muộn ở giai đoạn không thể phẫu thuật.

Triệu chứng bệnh ung thư đường mật

Vàng da

Đây là triệu chứng thường gặp nhất, thường bộc lộ rõ nhất khi tiếp xúc với ánh nắng. Vàng da là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u. Muối mật trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, đi vào máu và lắng đọng ở da. Vàng da thường kém theo phân bạc mầu và nước tiểu sậm mầu (như nước vối).

Vàng mắt

Biểu hiện ở củng mạc mắt có mầu vàng sậm. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời với biểu hiện vàng da.

Ngứa

Ngứa thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước khi có vàng da. Mức độ ngứa thường tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác.

Gầy sút cân

Khoảng 30-50% các trường hợp gầy sút cân tại thời điểm chẩn đoán. Đây là hậu quả của quá trình rối loạn tiêu hóa (chán ăn,ăn không tiêu, chướng bụng) do không có dịch mật được bài xuất xuống rột.

Đau bụng vùng gan

Bệnh ở giai đoạn sớm thì triệu chứng thường đau mơ hồ, không rõ ràng. Khi đau bụng nhiều thì thường do các biến chứng của tắc mật.

Gan to

Gan to là do hậu quả của tình trạng ứ mật. Khoảng 25% các trường hợp có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm.

Phân màu sáng/nhờn

Nếu khối u ung thư ngăn chặn sự phóng thích mật và dịch tụy vào ruột, khiến suy giảm khả năng tiêu hóa chất béo. Chất béo không tiêu hóa có thể làm cho phân trở nên nhợt nhạt bất thường.

Nước tiểu đậm

Khi nồng độ bilirubin trong máu cao, nó cũng có thể xuất hiện trong nước tiểu và biến nó thành màu vàng sậm.

Buồn nôn và ói mửa

Đây không phải là các triệu chứng phổ biến của ung thư ống mật, nhưng có thể xảy ra nếu bạn bị nhiễm trùng đường mật do tắc nghẽn đường mật. Chúng thường thấy cùng với sốt.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư đường mật

Nguyên nhân của ung thư đường mật hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng đã xác định được các yếu tố nguy cơ cao của bệnh như viêm xơ hóa đường mật nguyên phát, nhiễm trùng và ký sinh trùng đường mật mạn tính (ví dụ sán lá gan).

Sỏi đường mật là một trong những nguyên nhân gây ung thư đường mật.
Sỏi đường mật là một trong những nguyên nhân gây ung thư đường mật.

Ở các nước đang phát triển thì yếu ố nguy cơ hàng đầu là sỏi đường mật và nhiễm trùng đường mật mạn tính.

Khác với ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), chưa có bằng chứng rõ rệt về viêm gan virus và xơ gan đối với ung thư biểu mô đường mật.

Bên cạnh đó, phơi nhiễm với hóa chất đã được chứng minh làm tăng nguy cơ hình thành ung thư đường mật, thường gặp ở những người làm việc trong ngành công nghiệp hóa chất hoặc tiếp xúc với hóa chất kéo dài.

Bệnh bẩm sinh đường mật bao gồm nang ống mật chủ, nang đường mật trong gan, rối loạn chuyển hóa thiếu hụt alpha 1 –antitrypsin cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Tiên lượng bệnh

Tỷ lệ mắc ung thư đường mật cao nhất ở nhóm tuổi 60-70 tuổi. Trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh ung thư đường mật ở nữ giới gấp 2,5 lần so với nam giới còn dưới 40 tuổi thì tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gấp 1,5 lần nam giới.

Giai đoạn đầu, ung thư đường mật tiến triển chậm, trải qua các giai đoạn tăng sản, loạn sản, thâm nhiễm tế bào màng đáy rồi sau đó mới xâm nhập vào mô đệm xung quanh như gan, tĩnh mạch cửa, bạch mạch, hạch vùng.

Mặc dù đã có rất nhiều những tiến bộ trong y học nói chung và điều trị ung thư nói riêng, bao gồm từ chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, xạ trị hay điều trị hỗ trợ nhưng tiên lượng của ung thư đường mật vẫn rất xấu.

Do khó chẩn đoán sớm nên tại thời điểm phát hiện bệnh, khoảng 90% các trường hợp không thể áp dụng được các biện pháp điều trị triệt để. Do đó, thời gian sống trung bình của ung thư đường mật chỉ khoảng 6-9 tháng.

Chẩn đoán ung thư đường mật

Dựa vào các triệu chứng cảnh báo ung thư đường mật lâm sàng, để có thể đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm hoặc thủ thuật y tế cần thiết để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

  • Thử nghiệm hóa học máu. Các xét nghiệm hóa học máu đo mức bilirubin và phosphatase kiềm và kiểm tra chức năng gan khác. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy mức cao của các chất này trong máu, có thể chỉ ra rằng ống mật của bạn không hoạt động tốt.
  • Xét nghiệm (CEA và CA19-9): Ung thư ruột mật có thể gây ra mức độ cao của kháng nguyên carcininochromicine (CEA) và CA19-9 trong máu. Tuy nhiên, một người có thể bị ung thư ống mật ngay cả khi có hàm lượng các kháng nguyên này ở mức bình thường của những dấu hiệu khối u này. Bên cạnh đó, có những bệnh liên quan đến đường mật như viêm túi mật, viêm mật…đôi khi cũng hàm lượng của các chất này tăng cao.

Bên cạnh các xét nghiệm hóa sinh công thức máu các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để cung cấp thêm thông tin về ung thư ống mật. Bao gồm:

  • Sinh thiết: Các xét nghiệm khác có thể gợi ý rằng ung thư có mặt, nhưng chỉ thực hiện sinh thiết từ tế bào được lấy trực tiếp từ đường mật mới có thể chẩn đoán xác định được khối u lành tính hay ác tính.
  • Siêu âm: Trong siêu âm, bác sĩ có thể nhìn thấy khối u thật sự. Để xem ống mật, bác sĩ có thể dùng siêu âm nội soi thay thế. Hình ảnh siêu âm sẽ cung cấp cho bác sĩ các thông tin về đường mật như vị trí, khối lượng, kích thước và mức độ tổn thương khối u gây ra.

Chụp cộng hưởng từ cho biết chính xác ung thư đường mật.
Chụp cộng hưởng từ cho biết chính xác ung thư đường mật.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng từ trường chứ không phải tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI chuyên dùng cho ống mật được gọi là MRI phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng. Một chất tương phản có thể được đưa ra trước khi MRI tạo ra một bức tranh rõ nét hơn về đường mật. Giúp bác sĩ xác định khối u và các vị trí khối u đã lan rộng và tác động đến hệ bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Nội soi ổ bụng. Trong nội soi ổ bụng, bác sĩ quan sát ống mật, túi mật và gan qua ống sáng. Một số ống soi nội soi có thể giúp bác sĩ lấy mẫu mô bằng cách sử dụng dụng cụ nhỏ qua ống để phục vụ quá trình xét nghiệm, sinh thiết tìm kiếm sự hiện diện của tế bào ung thư.

Các giai đoạn của ung thư đường mật

Ung thư đường mật thường gây nhầm lẫn với các triệu chứng của ung thư gan. Thông qua các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng, tính chất và giai đoạn của bệnh. Từ đó đưa ra tiên lượng điều trị cho từng bệnh nhân.

  • Giai đoạn 0: Ung thư xuất hiện ở lớp niêm mạc trong cùng của ống mật. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành khối u, nó đang phát triển và chưa có dấu hiệu lan sâu vào lớp niêm mạc và thành ống mật.
  • Giai đoạn IA: Ung thư có ở thành ống mật, nhưng chưa phát triển hết. Nó chưa có dấu hiệu lan rộng đến hạch bạch huyết xung quanh hoặc các vị trí xa hơn trong cơ thể.
  • Giai đoạn IB: Ung thư đã ăn sâu và phát triển qua thành ống mật, nhưng chưa lan rộng ra bất cứ nơi nào khác.
  • Giai đoạn IIA. Từ thành ống mật, khối u ung thư bắt đầu xâm nhập vào các cấu trúc gần đó, chẳng hạn như gan, tuyến tụy, hoặc túi mật. Hoặc nó có thể đã lan ra các nhánh nhỏ hơn của động mạch gan hoặc tĩnh mạch, nhưng chưa lan vào các mạch lớn hơn. Nó đã không lan đến hạch bạch huyết hoặc các vị trí khác của cơ thể.
  • Giai đoạn IIB. Ung thư phát triện và lan rộng ở ống mật và lan sang các hạch bạch huyết nhưng chưa lan đến các hệ bạch huyết. Nó có thể hoặc không thể lây lan sang các cấu trúc lân cận.
  • Giai đoạn III. Ung thư xâm nhập vào tĩnh mạch chính hoặc động mạch hoặc một phần của ruột non, túi mật, đại tràng, hoặc dạ dày. Nó có thể lan ra hạch bạch huyết nhưng không lan rộng đến các vị trí xa trong cơ thể.
  • Giai đoạn IV. Ung thư đã di căn sang các vị trí khác như xương, phổi, gan…

Các phương pháp điều trị ung thư đường mật

Trong quá trình hội chẩn phương pháp điều trị dựa vào giai đoạn phát triển, tác dụng phụ có thể xảy ra, thể chất…các bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Hiện nay có một số phương pháp sau đang được áp dụng trong quá trình điều trị ung thư đường mật:

  • Phẫu thuật: Vị trí và độ nhạy của vùng đường mật thường làm cho ca phẫu thuật trở nên khó khăn. Hiệu quả của phẫu thuật có thể bị giới hạn bởi kích cỡ khối u và phần di căn. Các lựa chọn điều trị phẫu thuật phổ biến cho ung thư đường mật bao gồm:
  • Phẫu thuật cắt bỏ ống mật: loại bỏ toàn bộ cơ quan. Đây là một lựa chọn điều trị nếu khối u không lan rộng ra ngoài ống mật. Phẫu thuật này cũng có thể bao gồm việc loại bỏ các hạch bạch huyết để kiểm tra ung thư.
  • Phẫu thuật một phần. Nếu vị trí ung thư nằm gần gan, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần gan. Phần còn lại của gan có thể duy trì hoạt động của chức năng gan. Trong một số trường hợp, nếu đáp ứng tốt với các liệu pháp chăm sóc và phục hồi, gan của bạn sẽ trở lại kích thước bình thường trong vòng vài tuần.
  • Thủ tục Whipple: là một loại phẫu thuật mở rộng có thể được khuyến cáo nếu khối ung thư nằm gần tụy. Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy và một phần của ruột non, ống mật và dạ dày. Tuy nhiên đây là một phẫu thuật phức tạp, mức độ rủi ro tương đối lớn. Bạn nên cân nhắc nếu cần sử dụng phương pháp này.
  • Ghép gan: Phẫu thuật cắt bỏ gan được gọi là cắt bỏ toàn bộ gan. Bác sĩ phẫu thuật sau đó cấy ghép gan người hiến tặng. Tuy nhiên, ung thư ống mật có xu hướng tái phát rất nhanh sau khi cấy ghép. Vì vậy phương pháp này hiếm khi được sử dụng.

Phẫu thuật trong điều trị ung thư đường mật.
Phẫu thuật trong điều trị ung thư đường mật.

  • Liệu pháp bức xạ: Xạ trị bằng tia X năng lượng cao hoặc các hạt khác để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên phương pháp này ít khi được sử dụng trong quá trình điều trị ung thư đường mật. Nó thường được các bác sĩ sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và đau khi bệnh tiến triển. Tác dụng phụ của xạ trị có thể bao gồm mệt mỏi, phản ứng da nhẹ, buồn nôn… Hầu hết các phản ứng phụ sẽ biến mất ngay sau khi điều trị xong.
  • Hóa trị: Hoá trị liệu là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường là bằng cách ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Nghiên cứu đã cho thấy sự kết hợp của cisplatin (Platinol) và gemcitabine (Gemzar) có thể kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân bị ung thư ống mật mà không thể thực hiện phẫu thuật. Các thuốc khác đã được sử dụng để điều trị ung thư ống mật bao gồm fluorouracil (5-FU, Adrucil), capecitabine (Xeloda), paclitaxel (Taxol). Ngoài ra, hoá trị liệu cũng có thể được đưa ra sau khi phẫu thuật để giúp ngăn ngừa tái phát
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn