Cảnh báo của Elon Musk về "siêu não": Nó đang "ăn" thứ gì của con người chúng ta?

Thứ Bảy, 30 Tháng Năm 20205:00 SA(Xem: 6262)
Cảnh báo của Elon Musk về "siêu não": Nó đang "ăn" thứ gì của con người chúng ta?

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, viết tắt: AI) dù vẫn còn trong giai đoạn trứng nước nhưng nó đang chứng minh là công nghệ mạnh nhất từng được phát minh bởi loài người. Không chỉ sở hữu siêu năng lực, AI còn có khả năng cải thiện sức khỏe, tăng năng suất, bảo vệ môi trường và tăng cường cả tự do, dân chủ. Nói một cách công bằng, con người khó có thể phủ nhận vai trò của AI thời hiện đại ngày nay.

Tuy nhiên, khi 'siêu não' đó tiếp tục mạnh lên, mối nguy hiểm từ việc sử dụng AI một cách vô trách nhiệm cũng mang đến những mối nguy hiểm tiềm tàng, biến AI trở thành một quả bom H trong xã hội loài người.

Bài viết "Đừng điều chỉnh trí tuệ nhân tạo: Hãy bỏ đói nó" theo quan điểm của William Davidow và Michael S. Malone (hai nhân vật nổi tiếng của Thung lũng Silicon, Mỹ) đăng trên Scientific American sẽ cung cấp cho chúng ta bức tranh về mối nguy hiểm nếu để AI tự do, ngoài tầm kiểm soát. Mời độc giả theo dõi.

Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ có thể tước đi quyền lực của chúng ta, lập trình hành vi của chúng ta, biến chúng ta thành cỗ máy con người (human machines) và cuối cùng biến chúng ta thành nô lệ. Do đó, chúng ta phải rất cẩn thận về sự lên ngôi của AI. Con người chúng ta không được phép phạm sai lầm. Và cách phòng thủ tốt nhất là đưa AI vào chế độ ăn kiêng khắc nghiệt.

Chưa bàn đến thứ mà AI tiêu thụ, hãy xem chúng nguy hiểm cỡ nào nếu AI nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Đây là bức tranh để bạn hình dung.


1. NHỮNG MỐI NGUY HIỂM TIỀM TÀNG CỦA AI

Chúng ta đã biết một số thuộc tính đe dọa của AI. Sự tiến bộ của công nghệ AI này đã và sẽ tiếp tục gây sốc cho những chuyên gia trong lĩnh vực có AI tham gia.

Đơn cử, có lẽ nhiều người sẽ choáng váng khi đọc thông báo gần đây của Microsoft rằng AI đang chứng tỏ khả năng đọc tia X tốt hơn so với các bác sĩ X quang được đào tạo.

Hầu hết những người đọc báo không nhận ra bao nhiêu bài báo hàng ngày họ đọc được viết bởi AI? AI đang nhanh chóng ngấu nghiến nhiều ngành nghề mà con người phải tốn nhiều công sức mới có thể làm được.

Cảnh báo của tỷ phú Elon Musk về siêu não: Nó đang ăn thứ gì của con người chúng ta? - Ảnh 2.

Khi đấu với siêu máy tính Deep Blue của IBM, đại kiện tướng cờ vua Garry Kasparov đã cảm nhận được một sự nguy hiểm sâu sắc ở phía bên kia của bàn cờ. Ảnh: Internet

Nhưng khi khoa học ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người chúng ta lại càng tiến gần hơn đến việc tạo ra những cỗ máy có khả năng thông minh nhân tạo nói chung, đó là những cỗ máy thông minh như con người.

Chúng ta có thể không bao giờ có được tất cả các cách để nhận thức thực tế, nhưng về sức mạnh xử lý, suy luận, ẩn dụ và thậm chí có được sự khôn ngoan, thì thật dễ dàng để tưởng tượng AI có thể làm tốt, thậm chí vượt qua loài người.

Hơn 20 năm trước, đại kiện tướng cờ vua người Nga (người được ví là kỳ thủ mạnh nhất trong lịch sử) Garry Kasparov khi đấu với siêu máy tính Deep Blue của IBM, đã cảm nhận được một sự nguy hiểm sâu sắc ở phía bên kia của bàn cờ.

Ngày 11/5/1997, thế giới chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử một chiếc máy tính ĐÁNH BẠI một đại kiện tướng cờ vua, một nhà vô địch cờ vua thế giới. Ván thứ 6 - ván đánh cuối cùng giữa Garry Kasparov và Deep Blue trở thành dấu mốc khó quên khi con người bị máy tính đánh bại.

Sau khi thua liên tiếp 5 ván đấu với Garry Kasparov, một năm sau, Deep Blue dần trở nên mạnh hơn và có biệt danh mới là "Deeper Blue".

Điều này có nghĩa là gì? Máy tính có khả năng học hỏi (máy học - machine learning), chúng sẽ ngày càng thông minh hơn, mạnh hơn và đáng sợ hơn. Ngày nay, có hàng trăm ngàn máy tính được sử dụng trên toàn thế giới mạnh hơn Deep Blue.

"Trí thông minh nhân tạo có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo. Những cỗ máy siêu thông minh có thể thống trị thế giới, trở thành một nhà độc tài bất tử mà chúng ta sẽ không bao giờ thoát ra được"

Chúng tôi (nhóm tác giả thuộc Thung lũng Silicon) cũng biết rằng động cơ lợi nhuận và ý chí quyền lực và kiểm soát đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của AI. Chúng ta không cần nhìn đâu xa, việc sử dụng nhận dạng khuôn mặt và các kỹ thuật AI khác của chính phủ Trung Quốc để kiểm soát hành vi của công dân nước này đã cho thấy một quỹ đạo như vậy.

Chúng ta cũng có thể chắc chắn rằng khi các công cụ AI trở nên mạnh mẽ hơn và khi Internet vạn vật (Internet of Things) phát triển, kho vũ khí ảo sẽ được thương mại hóa, với tính chất nguy hiểm hơn.


2. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TIÊU THỤ CÁI GÌ?

Câu trả lời là: Thông tin cá nhân của chúng ta!

Chúng ta cần phải hành động. Vấn đề là, ngay cả bây giờ, sẽ rất khó để đưa con ngựa trở lại chuồng. Báo động về sức mạnh ngày càng tăng của AI luôn được những người như Stephen Hawking và Elon Musk đưa ra cảnh báo.

Nhưng thật khó để tìm ra những gì cần làm về mặt lập pháp. Chúng tôi chưa thấy bất kỳ đề xuất nào có tác động rộng lớn, mà không phá vỡ những lợi thế tiềm năng to lớn của AI. Do đó, cách tiếp cận tốt nhất lúc này là làm cho AI kém mạnh mẽ hơn. Đó là, không phải để kiểm soát trí thông minh nhân tạo, mà là đưa nó vào chế độ ăn kiêng khắc nghiệt - Bỏ đói chúng trước mâm cỗ mang tên thông tin cá nhân người dùng.

Làm thế nào để chúng ta bóp nghẹt dòng thông tin cá nhân này, đồng thời khiến nó ít bị xâm phạm hơn? Hiển nhiên là cung cấp cho cá nhân quyền sở hữu dữ liệu riêng tư của chính họ.

Cảnh báo của tỷ phú Elon Musk về siêu não: Nó đang ăn thứ gì của con người chúng ta? - Ảnh 5.

AI đang nhanh chóng ngấu nghiến nhiều ngành nghề mà con người phải tốn nhiều công sức mới có thể làm được. Ảnh minh họa: Thierry Dulau / Kaspersky

Ngày nay, mỗi chúng ta được bao quanh bởi một loạt dữ liệu mà chúng ta liên tục tạo ra. Và hệ thống dữ liệu đó là một mục tiêu miễn phí cho bất kỳ ai muốn nắm bắt và kiếm tiền từ nó.

Vậy, thay vì để thông tin đó chảy trực tiếp một cách tự do vào các máy chủ trên thế giới, đã đến lúc người dùng lưu trữ nó trong chiếc hộp ký gửi an toàn thông tin. Khi thông tin đã an toàn ở đó, người dùng có thể quyết định ai sẽ truy cập vào dữ liệu đó.

Ví dụ: Giả sử người tiêu dùng muốn vay tiền, họ có thể tiết lộ thông tin liên quan cho nhà cung cấp tín dụng, người có quyền sử dụng thông tin đó sau khi được phép của người dùng. Hoặc, nếu một người dùng muốn nhận dịch vụ miễn phí từ Facebook, họ có thể cung cấp cho công ty thông tin liên quan đến ứng dụng đó một mình. Giả như, nếu chính phủ cần truy cập vào thông tin đó để bắt một kẻ khủng bố, thì họ phải có lệnh khám xét.

Xã hội loài người tồn tại hàng thiên niên kỷ trước khi các hệ thống AI có kiến ​​thức vô hạn về mỗi chúng ta. Và nó sẽ tiếp tục tồn tại, ngay cả khi chúng ta giới hạn kiến ​​thức đó bằng cách bỏ đói máy móc AI về thông tin cá nhân.

AI vẫn sẽ có thể làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn, tạo ra những tiến bộ y tế, giảm lưu lượng và tạo ra các quy định hiệu quả hơn để đảm bảo sức khỏe của môi trường. Những gì AI ít có khả năng đe dọa là quyền tự chủ, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người.

Bài viết sử dụng nguồn: Scientific American

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn