Thực tế sinh học về bản năng làm mẹ

Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA(Xem: 8772)
Thực tế sinh học về bản năng làm mẹ
mediaMột bà mẹ hôn con tại khu nhà ổ chuột Petare tại Caracas (thủ đô Venezuela) ngày 21/08/2017.REUTERS/Andres Martinez

Tiếng khóc của trẻ nhỏ kích hoạt những vùng não đặc trưng, có liên quan đến các chuyển động và lời nói của người mẹ. Kết quả nghiên cứu này được Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ công bố ngày 23/10/2017.

Khi khảo sát thái độ của người mẹ và não bộ qua hình ảnh chụp cộng hưởng của một nhóm gần 700 phụ nữ lần đầu làm mẹ tại 11 quốc gia, các nhà khoa học Mỹ nhận thấy các bà mẹ trẻ gần như có cùng một cách xử sự khi nghe con khóc : ôm lấy con vào lòng và thủ thỉ tai con để trấn an trẻ.

Phân tích các hình ảnh chụp cộng hưởng từ một nhóm bà mẹ khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy các bà mẹ trẻ cũng như là những người đã có nhiều con đều có cùng một phản xạ, những vùng não bị kích hoạt cũng giống nhau.

Nghiên cứu còn cho thấy là tiếng khóc của trẻ kích hoạt phần lớn một vùng não có liên quan đến ý định di chuyển và nói chuyện, vùng thùy trán của não có liên quan đến ngôn ngữ cũng như là khả năng nói và diễn giải âm thanh.

Từ những khảo sát trên, các nhà khoa học kết luận rằng : « Những kết quả này cho thấy phản hồi của người mẹ trước tiếng khóc của trẻ con đã được lập trình trong não và điều này giống nhau cho toàn bộ các nền văn hóa ».

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn