Khi nào bạn nên để linh cảm dẫn đường?

Chủ Nhật, 22 Tháng Ba 20207:00 SA(Xem: 4974)
Khi nào bạn nên để linh cảm dẫn đường?
bbc.com

Khi nào bạn nên để linh cảm dẫn đường?

Claudia Hammond BBC Future

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một số quyết định đòi hỏi phải suy nghĩ nhanh khi không có thời gian để cân nhắc tất cả các lựa chọn trước khi đưa ra một kết luận.

Người ta thường bảo chúng ta nên làm theo ý nghĩ đầu tiên đến trong đầu, nhưng bằng chứng cho thấy chúng ta có thể muốn thận trọng hơn để xem nên tin vào trực giác nào.

Bất luận ta đang dự thi hoặc đang cố tìm chọn ứng viên hoàn hảo cho một công việc, ta đưa ra nhiều quyết định mà trong đó đôi khi ta làm theo linh cảm. Chúng ta có nên nghi ngờ trực giác đó không? hay là cứ theo nó?

Khi những câu trả lời lập tức xuất hiện trong tâm trí ta, nhà kinh tế học hành vi từng đoạt giải Nobel Daniel Kahneman gọi đây là "Hệ Thống 1" hoặc suy nghĩ nhanh. Điều này trái ngược với "Hệ Thống 2" đến chậm hơn, suy nghĩ cân nhắc hơn, trong đó ta chủ động xem xét các lựa chọn trước khi đưa ra kết luận.

Trực giác thường có tiếng là xấu vì nó mỏng manh và không dựa trên bằng chứng. Liệu một sự phân tích cẩn thận tất cả các lựa chọn có nhiều khả năng hơn cho chúng ta có câu trả lời đúng? Không nhất thiết. Bản năng linh cảm của chúng ta không phải lúc nào cũng có vẻ như ngẫu nhiên. Nó có thể được dựa trên một sự đánh giá nhanh tình huống. Chúng ta có thể không luôn hiểu điều này, nhưng bộ não ta liên tục so sánh tình huống hiện tại với các ký ức của các tình huống trước đó. Vì vậy, khi một quyết định có vẻ là trực giác nhưng thực tế nó dựa trên nhiều năm kinh nghiệm.

Điều không tốt của suy nghĩ nhanh là có hàng chục thành kiến khác nhau về nhận thức có thể đưa ta đến câu trả lời sai: ta có xu hướng quá lạc quan; ta thích các giải pháp đơn giản; ta chú ý và ghi nhớ những thông tin xác nhận những gì ta nghĩ; và ta ưu tiên cho việc tiếp tục đi tiếp con đường mà ta đã đầu tư thời gian và tiền bạc.

Thí dụ về việc phỏng vấn tuyển dụng. Mặc dù hầu hết các công ty vẫn dựa vào nó, có nhiều bằng chứng cho thấy các cuộc phỏng vấn tiêu chuẩn không phải là một cách tốt để chọn được ứng viên tốt nhất. Có quá nhiều sự thiên vị tham gia vào, và những người chúng ta thích và cảm thấy tốt thì thường là những người rất giống với ta, hơn là những người tốt nhất cho công việc. Nhưng mặc dù tất cả những thiên vị và những điều khác nữa, có những lúc việc suy nghĩ nhanh giúp ta được tốt và thậm chí có thể là hợp lý.

Có một số người giỏi đánh giá trực giác hơn những người khác. Vấn đề là một phân tích tổng hợp của các nghiên cứu về điều này cho thấy là chúng ta không giỏi trong việc đánh giá tính đúng đắn của trực giác của mình - chỉ vì ta nghĩ rằng mình giỏi về điều đó, nhưng có thể không phải vậy.

Vì vậy, khi trực giác bảo bạn đi theo một hướng thì cũng nên đánh giá tình hình một cách lạnh lùng hơn. Liệu những thiên vị nhận thức này có thể khiến bạn đi lạc lối? Các lập luận cho các lựa chọn khác là gì? Bạn có chuyên môn giỏi thực sự trong lĩnh vực này không? Bạn có đang vội vàng quyết định chỉ để cho xong việc? Bạn có thể đợi để xem điều gì xảy ra sau đó?

Cũng còn có một hiện tượng được gọi là sai lầm trực giác đầu tiên. Đây là niềm tin rằng các câu trả lời theo bản năng có nhiều khả năng là đúng - ví dụ, trong một bài kiểm tra trắc nghiệm, người ta cứ bám lấy suy nghĩ đầu tiên của mình và sau này cũng không thay đổi suy nghĩ. Nhưng điều đó có thực sự đúng không? Các nhà tâm lý ở học tại Đại Học Albright, Pennsylvania, Hoa Kỳ đã nghiên cứu các câu trả lời của sinh viên trong các bài kiểm tra trắc nghiệm, tìm hiểu về mức tin tưởng của chúng vào các câu trả lời đầu tiên theo bản năng và vì sao đôi khi chúng quay lại để xem xét.

Tin tốt là các sinh viên khá giỏi trong việc đánh giá sự không chắc chắn của chính họ về một câu trả lời. Trong phần lớn trường hợp khi chúng xem xét lại câu trả lời, chúng đưa ra quyết định đúng. Nhưng khi chúng cảm thấy không rất không chắc chắn về một câu trả lời mà chúng cố bám lấy, thì hơn một nửa trường hợp là bị sai. Vì vậy, bạn không nên bám vào trực giác ban đầu về câu trả lời mà nên bám vào trực giác về sự tin tưởng của bạn vào câu trả lời đó.

Khi sinh viên được bảo cho điểm mức tin tưởng vào từng câu trả lời theo một thang điểm và sau đó chỉ thay đổi các câu trả lời khi điểm tin tưởng là thấp, thì kết quả điểm của chúng có cao hơn.

Đôi khi có vẻ như bạn thực sự có thể tin vào linh cảm của mình khi bạn phải đưa ra quyết định - miễn là linh cảm của bạn bảo là nên tin tưởng vào sự lựa chọn đó.

Bài tiếng Anh trên BBC Future

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn