Nhân ngày nhuận, giải thích lý do năm nhuận tồn tại và tầm quan trọng có một không hai của nó

Thứ Sáu, 06 Tháng Ba 20207:00 SA(Xem: 8880)
Nhân ngày nhuận, giải thích lý do năm nhuận tồn tại và tầm quan trọng có một không hai của nó
photo1582704018614-15827040187601160979932

(Tổ Quốc) - Chúc mừng ngày nhuận 4 năm mới có một lần!

Nhân ngày nhuận, giải thích lý do năm nhuận tồn tại và tầm quan trọng có một không hai của nó - Ảnh 1.

Cứ 4 năm một lần, những người sinh ngày 29/2 sẽ có dịp mở tiệc ăn mừng sinh nhật cho đúng bữa. Nếu như các bạn không để ý, thì năm 2020 này chính là năm nhuận đó, và ngày nhuận năm nay rơi vào đúng thứ Bảy, quá tiện để tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ ăn mừng dịp đặc biệt.

Tại sao lại có năm nhuận? Giải thích một cách đơn giản: Trái Đất mất 365,2422 ngày để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời; khi tính chẵn 365 ngày/năm, ta đã để thừa ra gần 1/4 ngày sau mỗi năm. 

Để bạn dễ hình dung, nhà khoa học hành tinh James O’Donoghue làm ra video trực quan dưới đây, giải thích lý do vì sao ta lại có một ngày thừa ra sau khi Trái Đất quay xong 4 vòng quanh Mặt Trời. 

Tại sao cứ 4 năm lại có một năm nhuận?

Người Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra vòng quay lẻ ngày này của Mặt Trời, nhưng truyền thống năm nhuận hiện tại bắt nguồn từ hồi thế kỷ 16, khi Giáo hoàng Gregory đã sửa bộ lịch mà Julius Caesar đặt ra năm xưa.

Cứ bốn năm, ta lại thêm một ngày nhuận vào lịch, thế nhưng năm nhuận không diễn ra đều đặn như bạn tưởng đâu. Một vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là 365,2422 ngày chứ không dễ tính như 365,25, vậy ắt phải có cách nào đó để chỉnh cho lịch được đúng.

Người nghĩ ra cách thức khéo léo đó chính là Giáo hoàng Gregory. 

Những năm nhuận chia hết được cho 100, ví dụ như năm 1900 sẽ bị bỏ qua (không được tính là năm nhuận nữa) trừ khi nó cũng chia hết cho 400, ví dụ như năm 2000 chẳng hạn. Một năm có bao nhiêu biến động, nên cứ mặc nhiên cho năm nhuận trôi qua thì cũng chẳng ai đoái hoài đâu, nên cứ 400 năm lại hủy ngày nhuận một lần thì lịch của toàn thế giới sẽ chính xác được.

Theo tính toán, lần bỏ qua năm nhuận tiếp theo sẽ rơi vào năm 2100. Đa số chúng ta sẽ không có dịp chứng kiến năm đặc biệt này.

Luật bất thành văn từ thế kỷ 16 này vẫn đúng cho tới ngày nay. Nếu không có nó, lịch của Trái Đất sẽ lệch với 4 mùa vốn có. Nếu như năm nay, ta quyết định hủy ngày nhuận, thì tới năm 2100, lịch của chúng ta sẽ lệch mùa khoảng 20 ngày. Năm mới sẽ không bắt đầu vào đầu mùa Đông mà lại lệch thành cuối Xuân. Rồi khi năm 2400 tới, ngày Thu phân (23-24/9 hàng năm) sẽ diễn ra vào dịp năm mới.

Giá trị đảo lộn hết cả, chả biết đường nào mà lần!

Tương lai sẽ ra sao nếu không còn năm nhuận

Chẳng có cách nào khác đâu, ta phải có một ngày nhuận mỗi 4 năm và bỏ năm nhuận mỗi 400 năm. Biết làm sao được, Hệ Mặt Trời là một cái đồng hồ vận hành bằng lực hấp dẫn chính xác vô cùng, và ta không thể (hay lạc quan mà nói là chưa thể) chỉnh được cái kim mang tên Trái Đất. 

Thế nhưng ta có thể chỉnh sửa lịch hàng năm sao cho phù hợp với vòng quay của Trái Đất. Hai giáo sư công tác tại Đại học Johns Hopkins mong muốn làm vậy với một hệ thống lịch không bao gồm năm nhuận, không phải thay đổi cho tới mãi về sau; ngày mùng 2 tháng Hai hàng năm sẽ luôn rơi vào thứ Ba.

Để vừa với vòng quay của Trái Đất, hai vị giáo sư thêm hẳn một tuần nhuận sau khoảng 5 hoặc 6 năm. Tức là mỗi một thập kỷ, ta sẽ chỉ phải đối mặt với một tuần nhuận thôi.

Nhà sáng lập Kodak, ông George Eastman cũng đề xuất một loại lịch của riêng mình: Lịch Cố định Quốc tế với cố định 28 ngày/tháng, một năm có tổng cộng 13 tháng với “tháng thứ 13” được đặt tên là Sol, nằm giữa tháng Bảy và tháng Tám; cuối mỗi năm đều có một ngày nhuận được dùng làm ngày nghỉ. Lịch này cũng vẫn có ngày nhuận sau 4 năm.

Nhân ngày nhuận, giải thích lý do năm nhuận tồn tại và tầm quan trọng có một không hai của nó - Ảnh 4.

Lịch Cố định Quốc tế do George Eastman đề xuất.

Theo bộ lịch này, tháng nào cũng có chính xác 4 tuần, và ngày đầu tiên của tháng sẽ luôn là thứ Hai, ngày thứ hai thì là thứ Ba và cứ thể tiếp diễn tới những tháng sau. Điều đó đồng nghĩa với việc những dịp đặc biệt, những ngày lễ Tết, những ngày sinh nhật của từng cá nhân sẽ luôn rơi vào một thứ nhất định.

Cảm thấy hơi gò bó phải không? Thế thì đâu còn niềm vui nghỉ bù, hay những bữa phát hiện ra rằng ngày nghỉ lễ nằm ngay sát một ngày nghỉ thường?

Việc đổi lịch chẳng đơn giản đến thế đâu, hiện tại ta vẫn cứ hài lòng với cách tính ngày tháng hiện tại đó thôi! Nhắc lại một lần nữa: thứ Bảy này là ngày nhuận đó các bạn, tự tặng cho mình một cái gì đó đặc biệt nhỉ? Ăn một cây kem lạnh buốt nhưng ngọt lịm vào 7h sáng chẳng hạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn