Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sinh học Salk (Hoa Kỳ) đã tìm thấy 3 loại tế bào trong võng mạc của người phản ứng với ánh sáng và bóng tối, đồng thời, phối hợp nhịp sinh học của não với điều kiện môi trường.

Đây là 3 loại tế bào thuộc về các tế bào hạch võng mạc cảm quang, gọi là ipRGC. Để hiểu làm thế nào ipRGC phản ứng với thời gian và cường độ ánh sáng, các nhà khoa học đã nghiên cứu các tế bào chức năng võng mạc từ những người hiến đã chết.

Các thử nghiệm đã giúp xác định 3 loại tế bào ipRGC. Loại đầu tiên phản ứng với ánh sáng khá nhanh, nhưng ngắt từ từ. Nhóm tế bào thứ hai chậm chạp đã bật tính năng và thậm chí ngắt tính năng còn chậm hơn nữa. Nhóm tế bào thứ ba chỉ phản ứng với ánh sáng rất chói và đã ngắt ngay sau khi có sự chiếu sáng.

Các tác giả của công trình nghiên cứu cho rằng các loại tế bào ipRGC này chịu trách nhiệm gửi thông tin đến não ngay cả ở những người bị suy yếu ở các tế bào cảm quang khác - tế bào hình que và hình nón. Theo một cách nào đó, điều này giải thích tại sao những người bị khiếm thị cũng có thể điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và thức theo chế độ thay đổi ngày - đêm.

Hiểu về chức năng của từng loại tế bào ipRGC riêng lẻ sẽ cho phép phát triển hệ thống chiếu sáng thông minh bảo vệ sức khỏe con người, cũng như các phương pháp trị liệu để kích hoạt và ngắt hoạt động của các tế bào này ở người - Ludovic Mure, tác giả của công trình nghiên cứu giải thích.

Ví dụ, cái gọi là ánh sáng trị liệu sẽ giúp điều trị trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tăng động giảm chú ý, đau nửa đầu và thậm chí rối loạn giấc ngủ ở những người mắc bệnh Alzheimer.

Đối với những người làm việc theo ca và làm việc vào ban đêm, các nguồn ánh sáng thông minh sẽ giúp duy trì nhịp sinh học lành mạnh.

Vũ Trung Hương