Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

Thứ Hai, 09 Tháng Chín 20195:00 CH(Xem: 5040)
Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?
sam-set-1

Việc máy bay bị sét đánh là chuyện bình thường.

Halldor Gudmundsson vừa nhìn thấy một tia sét khổng lồ ở gần văn phòng làm việc, hướng Tây Bắc của Sân bay quốc tế Keflavik ở Iceland. Gudmundsson đã nhanh tay bật ứng dụng quay phim trên điện thoại và bắt đầu quay lại khoảnh khắc đó, với hy vọng sẽ ghi lại được hình ảnh những đường nứt sáng loá trên bầu trờithành phố. Nhưng đột nhiên có một chiếc máy bay cất cánh từ sân bay lọt vào khung hình của ông và ngay lập tức chắc máy bay đó bị một tia sét đánh ngang qua.

Tuy nhiên, thật kỳ lạ, chiếc máy bay đó vẫn tiếp tục bay và đi xuyên qua cơn mưa. “Đó là một cảnh tượng rất thú vị nhưng cũng có chút đáng sợ” – Gudmundsson, người cung cấp tấm hình đặc biệt phía dưới đây, cho biết.

Chuyến bay Wow Air cất cánh từ thủ đô Reykjavik của Iceland đến Paris vào ngày 3 tháng 10 đã hạ cánh an toàn và hãng hàng không này xác nhận với BBC rằng chiếc máy bay đó không bị hư hại gì. Theo một phát ngôn viên cho biết, việc máy bay bị sét đánh là chuyện bình thường. Nhưng làm sao chúng có thể sống sót trước luồng điện mạnh đến hàng tỷ joules, tương đương với một phần tư tấn thuốc nổ TNT như vậy?

“Lớp vỏ bên ngoài của cabin và các nội thất bên trong máy bay được thiết kế để dẫn điện nhưng cũng có tác dụng cách ly dòng điện với phi hành đoàn, hành khách và các thiết bị điện tử bên trong” – Chris Hammond, một phi công đã nghỉ hưu và là thành viên Hiệp hội Phi công Hàng không Anh quốc (British Airline Pilots Association – Balpa) cho biết.

“Có lưới kim loại ở bên trong vỏ máy bay, một loại lưới thép mịn và đó là cách mà điện được di chuyển đi”, ông nói vậy.

Bên cạnh đó, các mạng lưới điện và kết nối đến các khoang chứa nguyên liệu đều có nhiều lớp che chắn bên ngoài để bảo vệ chặt chẽ khỏi những nguy cơ chập điện do tác động từ bên ngoài. Tất cả những cơ cấu này được kiểm tra kỹ càng trước khi máy bay được đưa vào hoạt động – quá trình liên quan đến việc tạo ra những luồng sét nhân tạo tác động vào lớp vỏ cũng những thành phần bên trong của máy bay.

Hammond cho biết: “Hình ảnh Gudmundsson chụp được là một ví dụ cho thấy mọi thứ vẫn hoạt động một cách bình thường. Luồng sét có vẻ như đã đánh vào phần đầu máy bay và sau đó đi ra bằng đường đuôi và một phần cánh. Giống như một chiếc Lồng Faraday biết bay, mọi thứ bên trong đều được bảo vệ”.

Tuy nhiên, một tia sét rất dễ được phát hiện ra bởi hành khách trên máy bay. Chẳng hạn như, các hành khách trên hai chuyến bay bị sét đánh trên vùng trời phía tây London hồi tháng Tư vừa rồi nói họ đã nghe thấy tiếng va chạm lớn.

Những năm trước đây, máy bay không hoàn toàn được bảo vệ trước sấm sét. Hammond nhớ một lần ông lái một chiếc máy bay đời cũ, trong lúc chờ hạ cánh ở San Francisco. Bất ngờ, máy bay ông bị một tia sét rất mạnh đánh trúng.

“Tất cả màn hình đều ngưng hoạt động,” Hammond nói.

Nhưng rất may mắn là chiếc máy bay đó đã được trang bị các thiết bị có chức năng tương tự. Sau đó, chiếc máy bay có thể hạ cánh an toàn sau khi hệ thống máy tính dần dần quay trở lại hoạt động.

 (quantrimang
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn