Vì sao người Thụy Sĩ vẫn thích tiền mặt

Chủ Nhật, 02 Tháng Sáu 20195:00 CH(Xem: 5225)
Vì sao người Thụy Sĩ vẫn thích tiền mặt
bbc.com

Vì sao người Thụy Sĩ vẫn thích tiền mặt

Gillian Millar BBC Capital

Tờ tiền 1.000 franc là một trong những tờ tiền có giá trị nhất thế giới Bản quyền hình ảnh SNB Archive
Image caption Tờ tiền 1.000 franc là một trong những tờ tiền có giá trị nhất thế giới

Người Thụy Sĩ đã chống lại xu hướng quốc tế bằng cách đưa ra đồng tiền giấy có giá trị cao nhất . Vì lý do gì mà họ thích tiền mặt?

Tháng trước, người Thụy Sĩ đã đưa ra một tờ tiền mới thông minh để cất vào ví của họ. Tờ tiền 1.000 franc màu tím là tờ tiền cuối cùng được Ngân Hàng Quốc Gia Thụy Sĩ (SNB) chỉnh trang lại. Tờ tiền này hơi nhỏ hơn và có hình 2 người bắt tay trên quả địa cầu; chủ đề là sự tinh tế trong giao tiếp, theo SNB.


Và đây không phải tờ tiền bình thường, nó là một trong những tờ tiền giá trị nhất thế giới, trị giá khoảng 880 euro (1,007 đô la Mỹ, 764 bảng). Theo số liệu mới nhất của SNB, có hơn 48 triệu tờ được lưu hành, chiếm khoảng 60% giá trị của tất cả các tiền giấy ở Thụy Sĩ.

Nhưng cuộc cải cách này diễn ra trong khi các quốc gia khác đang giảm dần các tờ tiền giá trị cao và việc sử dụng tiền mặt đang giảm ở các quốc gia châu Âu, tuy với tốc độ rất khác nhau.

Mang ví theo

Khi thảo luận về tờ tiền mới vào đầu tháng 3, phó giám đốc ngân hàng SNB Fritz Zurbruegg cho rằng tiền mặt với người Thụy Sĩ như một "hiện tượng văn hóa" và nói tờ tiền 1.000 franc "đáp ứng mong muốn của mọi người". Nó được ưa chuộng do có giá trị mua cao để mua hàng giá trị cao và thanh toán hóa đơn tại bưu điện, cũng như là "kho giá trị", ông nói thêm.

Ở Thụy Sĩ, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chính. Ở đây, có một giả định là mọi người đều mang theo tiền mặt, ngay cả trong nền kinh tế ngày càng số hóa. Hầu hết người dân không bị ảnh hưởng đến việc mua một sandwich hoặc trả tiền cắt tóc khi máy thanh toán bị hỏng.

Nếu phải trả tiền một ly cà phê với một tờ 100 franc, bạn không cần phải xin lỗi - sẽ không ai hỏi bạn có tiền lẻ không. Và đối với những mặt hàng nhiều tiền, một số ngân hàng thậm chí cho phép bạn rút tới 5.000 franc mỗi ngày (hoặc 10.000 mỗi tháng) tại máy rút tiền mà không cần thông báo trước. Mua một chiếc xe hàng chục ngàn bằng tiền mặt cũng không phải là điều bất thường.

Một khảo sát của SNB năm 2017 về hành vi thanh toán của 2.000 người tham gia Thụy Sĩ cho thấy họ đã thực hiện 70% giao dịch bằng tiền mặt. Thẻ ghi nợ chiếm 22%, tiếp theo là thẻ tín dụng, 5%. Các phương thức mới như các ứng dụng thanh toán và thanh toán 'thẻ không tiếp xúc' được thực hiện ít hơn nhiều.

Tuy nhiên, một báo cáo năm 2018 của Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế (BIS) nói rằng trên toàn cầu, nhiều khoản thanh toán bằng tiền mặt nay được điện tử hóa. Trong khi các nước láng giềng như Đức có vẻ cũng có sở thích dùng tiền mặt như Thụy Sĩ thì các nước Châu Âu khác như Thụy Điển và Hà Lan đang di chuyển nhanh ra khỏi việc này.

'Tiền thật'

Vậy tại sao người Thụy Sĩ thích tiền mặt? Hai lý do đơn giản là tiền mặt được coi là một phần của văn hóa của họ và người ta tin rằng việc sử dụng nó cho phép họ theo dõi chi tiêu dễ dàng hơn. Ở Basel, Chris Troiani, 53 tuổi, đã xác nhận điều này, nói rằng nhiều người mà bà biết vẫn thấy yên tâm khi có trong ví các tờ tiền giá trị lớn.


Philippe Chappuis, 44 tuổi, thích thanh toán bằng thẻ hoặc sử dụng ứng dụng thanh toán di động - nhưng là vì lý do tiện dụng. "Tôi không thích ví tiền luôn nhồi đầy xu," ông nói. Tuy nhiên, ông có thể hiểu tại sao người ta thích tiền mặt, ông nói việc sử dụng lãi suất âm của SNB đã dẫn đến sự không chắc chắn về cách các ngân hàng có thể sẽ phản ứng và làm tăng mối lo ngại về việc chỉ tồn tại ở mức ảo. Tiền mặt thì hữu hình hơn, ông nói cảm giác: "Bạn có thể chắc chắn là mình sở hữu nó."

Jürgen Engler, giống như các nhà buôn ở siêu thị ở Basel, chỉ chấp nhận tiền mặt. "Chỉ 2 hoặc 3 khách hàng là thanh toán bằng thẻ mỗi tháng," ông nói. "Khi đến các cửa hàng, tôi thích thanh toán bằng thẻ, nhưng khi đi chợ hoặc đến nhà hàng, tôi luôn trả bằng tiền thật."

Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến của tiền mặt, việc sử dụng các ứng dụng thanh toán di động như TWINT hoặc V Pay đang bắt đầu phát triển. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 đã kết luận tỷ lệ người tiêu dùng Thụy Sĩ thỉnh thoảng sử dụng thanh toán di động đang tăng lên.

Jane Kettner, 29 tuổi, là một phần của thế hệ trẻ đang áp dụng các phương thức thanh toán mới này, nhưng cô vẫn thấy việc thanh toán bằng tiền mặt giúp cô kiểm soát tốt hơn chi tiêu của mình. "Khi ta dùng điện tử, ta tiêu pha vung tay hơn," cô nói.

Nó một điểm được nhắc lại bởi Miguel Brendl, một nhà tâm lý học và giáo sư tiếp thị tại Đại học Basel. "Suy nghĩ phàm tục cho cảm giác khi chi tiêu một đồng franc ảo thì ít hơn là tiêu một đồng franc thực thể, nhưng ngay cả khi điều này là đúng, và nó có thể đúng thật, thì chỉ điều này thôi là không đủ để giải thích tại sao một xã hội lại thích tieeu tiền mặt," ông bình luận.

Ngoài ra còn có yếu tố danh tính: người Thụy Sĩ được nhận diện bằng tiền mặt một phần vì cái cách họ nhìn nhận bản thân. Đây là một quốc gia coi trọng sự riêng tư và không thích bị ai nói phải làm gì. Họ thấy mình khác với người các nước láng giềng Châu Âu và bảo vệ chặt chẽ những truyền thống đã tách biệt họ ra, như ngôn ngữ, hệ thống chính trị và tiền tệ.

Các nước láng giềng chỉ ra rằng các tờ tiền có mệnh giá cao sẽ giúp bọn tội phạm rửa tiền: 17 trong số 19 ngân hàng trung ương của Eurozone đã đồng ý ngừng sản xuất tờ 500 euro để giúp ngăn chặn tội phạm, và ngân hàng Bundesbank của Đức và Ngân Hàng Quốc Gia Áo sẽ sớm làm theo.

Tiền giấy mệnh giá cao cũng làm cho việc rút số tiền lớn từ tài khoản ngân hàng dễ dàng hơn, đặc biệt là vào cuối năm khi người Thụy Sĩ phải khai giá trị tiền của họ ở các bảng sao kê ngân hàng. Fritz Zurbruegg bác bỏ ý kiến cho rằng tờ tiền 1.000 franc được bọn tội phạm được sử dụng nhiều hơn người khác, nhưng chấp nhận rằng nếu nhu cầu tiền mặt của người mua hàng tăng lên vào dịp Giáng sinh, thì đó "cũng có thể là các yếu tố khác như trốn thuế."

'Quyền riêng tư, sự tiện lợi'

Patrick Comboeuf thuộc Viện Kinh Doanh Kỹ Thuật Số của Đại học Khoa Học Ứng Dụng HWZ ở Zurich và thành viên hội đồng quản trị của Fintechrockers, một ban chuyên gia đầu não được tạo ra bởi một nhóm đa dạng các nhà hoạt động, tin rằng Thụy Sĩ sẽ rời xa tiền mặt kịp thời.

"Đòn bẩy lớn nhất hướng tới việc áp dụng có hiệu quả hơn việc thanh toán không dùng tiền mặt là trải nghiệm đỉnh cao của người sử dụng. Thật không may, đây cũng là điều bị lãng quên nhất trong bất kỳ khái niệm nào đang có ở Thụy Sĩ ngày nay," ông nói. Nhưng ông tin rằng kỷ nguyên kỹ thuật số đang chuyển sức mạnh từ ngành dịch vụ tài chính sang người tiêu dùng, dẫn đến sự tập trung nhiều hơn vào dịch vụ khách hàng.

Tiền điện tử (cryptocurrency) và công nghệ ví điện tử blockchain vẫn là chủ đề nóng đối với các công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ cũng như các công ty đã thành lập, và một nghiên cứu gần đây của Đại học Lucerne cho thấy sự tăng trưởng fintech của Thụy Sĩ là đáng kể trong năm 2018 cả về số lượng công ty và vốn đầu tư mạo hiểm.

Jonathan Rea, giám đốc điều hành của Foinder, một công ty tư vấn kinh doanh có trụ sở tại Thụy Sĩ, tin rằng bất kỳ việc chấp nhận áp dụng đại trà tiền điện tử nào để thay thế cho các giao dịch hàng ngày thì ít nhất cũng phải 10 năm nữa. "Để việc áp dụng đại trà xảy ra, nó phụ thuộc vào sự phân tích chọn lọc giữa các yếu tố: quyền riêng tư, sự thuận tiện, danh tính cá nhân và giá trị cảm nhận của tiền mặt như một sự bảo vệ chống lại bị nợ nần," ông nói.

Tại lúc này, nhiều người Thụy Sĩ vẫn coi trọng sự ẩn danh và tự do mà tiền mặt dành cho họ. Các tờ tiền mới đang tiến ra thế giới. Nói một cách đơn giản, chúng là những đồ trang hoàng. Với điều kiện bạn có thể giữ chúng đủ lâu trong ví.

Bài tiếng Anh trên BBC Capital

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn