Không gian khác liệu có thực sự tồn tại?

Thứ Hai, 08 Tháng Tư 20193:00 SA(Xem: 6551)
Không gian khác liệu có thực sự tồn tại?

Vũ trụ mà chúng ta đã biết liệu có phải là duy nhất? Từ các phim khoa học giả tưởng tới khoa học đời thực, có một khái niệm cho rằng có thể tồn tại những vũ trụ khác, các không gian khác. Khả năng này càng ngày trở nên rõ ràng hơn nhờ các khám phá khoa học gần đây.

Từ nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam…

Tháng 1/2017, nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm ra mắt cuốn tự truyện “Trò chuyện với cõi vô hình”. Cuốn tự truyện là tập hợp những câu chuyện về người phụ nữ huyền bí có “con mắt thứ ba” với rất nhiều khả năng đặc biệt.

Chị Thiêm có thể bịt mắt lái xe máy, đọc sách, bấm số điện thoại hay vẽ hình như người bình thường. Đặc biệt hơn, chị có thể nói chuyện với các vong hồn của người đã khuất.

Không gian khác liệu có thực sự tồn tại?
Cuốn tự truyện “Trò chuyện với cõi vô hình” của chị Thiêm (ảnh: sachkhaitam.com)

Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cùng các đài truyền hình khác trên thế giới cũng đã nhiều lần tiến hành khảo nghiệm, xác nhận và phát sóng về khả năng của chị.

Không gian khác liệu có thực sự tồn tại?
Chị Thiêm có thể đi xe máy khi mắt bị bịt kín (ảnh: kienthuc.net.vn)

Đến bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Mỹ…

Bác sĩ Eben Alexander (11/12/1953), từng làm việc và giảng dạy ở các Bệnh viện và Đại học danh tiếng ở Mỹ như Harvard, Virginia… Ngày 10/10/2008, Eben bị viêm màng não do khuẩn E. coli, ông ở vào tình trạng hôn mê trong 7 ngày với tỷ lệ tử vong được xác định là trên 97%. Trong 7 ngày đó, Eben trải qua một trải nghiệm cận tử vô cùng mỹ diệu, hết sức sống động và xác thực. Trải nghiệm của ông đã được ghi lại trong cuốn sách “Chứng cứ về thiên đường”.

Trong 7 ngày cận tử, Eben tiếp xúc với sự phong phú của sự sống qua “hằng hà sa số vũ trụ, bao gồm cả những vũ trụ nơi trí tuệ đã vượt xa loài người”. Eben cũng trông thấy “vô số chiều không gian cao hơn… Thế giới của của thời gian và không gian mà chúng ta di chuyển ở trên trái đất này được đan cài một cách chặt chẽ và phức tạp bên trong những thế giới cao hơn ấy.”

Tại vũ trụ ấy, có tồn tại các thế giới khác “kỳ lạ nhất, đẹp đẽ nhất” mà ông “chưa từng thấy”. Những thế giới đó theo Eben mô tả là “rực rỡ, sống động, ngây ngất, choáng ngợp…” và “có dùng một đống tính từ của ngôn ngữ con người thì nó vẫn chưa đủ để mô tả sự đẹp đẽ của thế giới đó.”

Không gian khác liệu có thực sự tồn tại?
Bác sĩ Eben Alexander và tựa sách “Chứng cứ về thiên đường” phiên bản tiếng Việt

Câu chuyện của chị Hoàng Thị Thiêm và lời kể của bác sĩ Eben Alexander đặt ra câu hỏi liệu có tồn tại một thế giới nào đó, nơi những “vong hồn” của người khuất đã thực sự tồn tại mà con mắt người bình thường không thể nhìn thấy? Hay, nói theo ngôn ngữ khoa học, có tồn tại những không gian khác ngoài không gian 3 chiều hiện hữu của nhân loại chúng ta đang sinh sống và trải nghiệm? Lý giải về những không gian đó như thế nào?

Quan điểm toán học đối với không gian khác

Trong quá trình nghiên cứu, nhiều nhà toán học đã xây dựng cơ sở và lý thuyết cho toán học nhiều chiều, ví dụ không gian Euclide n chiều, đại số quaternion (4 chiều), đại số octonion (8 chiều). Điều này khẳng định rằng giới toán học luôn cho rằng có tồn tại các chiều không gian mở rộng hơn so với không gian 3 chiều hiện nay.

Quan điểm của Vật lý học hiện đại về những không gian khác

Lý thuyết dây:

Lý thuyết dây cho rằng cấu thành cơ bản của tự nhiên không phải là các hạt vi mô, mà là các dây, từ đó cấu thành nên các bề mặt, các chiều – gọi là “màng” (brane). Phương trình giả thuyết dây, bao gồm các màng này, chỉ có ý nghĩa trong không gian 9 chiều, thay vì không gian 3 chiều mà chúng ta thấy.

Vũ trụ trong hệ tọa độ 11 chiều: phát triển tiếp lý thuyết dây, năm 2002, nhà vật lý người Anh Stephen Hawking phát triển ra một mô hình vũ trụ từ những công thức toán học tỉ mỉ gọi là thuyết M. Thuyết M của Hawking được gọi là “thuyết lượng tử hấp dẫn”. Dựa trên “thuyết lượng tử hấp dẫn” của mình, Hawking đã tính ra vũ trụ của chúng ta được hình thành từ 11 chiều. Nhưng chỉ có 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian đã mở, còn bảy chiều kia bị cuộn lại từ sau vụ nổ lớn.

Lý thuyết về “đa thế giới tương tác”

Năm 2014 đã xuất hiện một lý thuyết mới, được gọi là lý thuyết “đa thế giới tương tác” (Many Interacting Worlds – MIW). Lý thuyết này gợi ý rằng không chỉ tồn tại các thế giới song song, mà chúng còn tương tác với thế giới của chúng ta ở mức lượng tử và có thể đo đạc được. Mặc dù nó vẫn chỉ là suy đoán, nhưng lý thuyết này có thể giúp giải thích một số kết quả kỳ lạ vốn có của cơ học lượng tử.

Không gian khác liệu có thực sự tồn tại?
Các lý thuyết mới của vật lý khẳng định sự tồn tại của các không gian khác (ảnh: zidbits)

Những kết quả thí nghiệm bất ngờ gợi ý về các không gian khác

Vướng víu lượng tử: (quantum entanglement) vốn là một hiện tượng phổ biến trong vật lý lượng tử, cho thấy rằng trạng thái lượng tử của 2 hay nhiều hạt vướng víu có liên hệ mật thiết và tức thời với nhau, dù cho chúng có nằm cách xa nhau hàng ngàn cây số.

Như vậy, có thể tồn tại một một loại vật chất hay một loại hạt nào đó mà khoa học chưa phát hiện được có nhiệm vụ kết “nối thông tin” giữa 2 hạt có vướng víu lượng tử với tốc độ nhanh hơn ánh sáng. (xem bài: Dịch chuyển tức thời: Vật chất có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng?)

Theo thuyết tương đối hẹp, trong không gian vũ trụ này, không vật chất nào có thể có tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Vậy thì vật chất kia hẳn phải tồn tại trong một không gian mà khoa học chưa tiếp cận được. Và rất có thể, thời gian ở đó là hoàn toàn khác với thời gian ở không gian 3 chiều này của chúng ta.

Hạt hạ nguyên tử biến mất vào “chiều không gian thứ 5”

Nhà vật lý nữ Lisa Randall của trường Đại học Harvard trong một lần làm thí nghiệm về hạt cơ bản bất ngờ phát hiện thấy có những hạt bỗng dưng biến mất – điều này mâu thuẫn lớn với Thuyết Tương đối nghĩa rộng của Einstein. Bà mạnh dạn đưa ra giả thuyết: Các hạt này có thể bay vào Không gian chiều thứ 5 (4 chiều không gian và 1 chiều thời gian) cho nên mới bỗng dưng biến mất tăm như thế.

“Tôi cho rằng trên Trái đất có tồn tại không gian chiều thứ 5. Nếu giả thiết này là đúng thì thực ra các không gian khác không ở xa chúng ta, thậm chí có thể nói chúng ở cách ta trong gang tấc. Chỉ có điều chúng ẩn giấu rất khéo cho nên ta không nhìn thấy mà thôi,” bà Randall nói.

Đầu năm 2018, các nhà khoa học tại 2 phòng thí nghiệm vật lý độc lập đến từ Đại học quốc gia Pennsylvania, Hoa Kỳ, và Viện Quang học Lượng tử Max Planck, Munich, Đức đã đồng thời gián tiếp xác nhận sự tồn tại của chiều không gian thứ 4.

Hai nhóm các nhà vật lý đã tiến hành thí nghiệm trên hai hệ thống 2D đặc biệt, một với các nguyên tử được làm siêu lạnh và một với các hạt ánh sáng. Cả 2 thí nghiệm cho ra 2 kết quả tưởng chừng khác nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau về việc xuất hiện “hiệu ứng lượng tử Hall” trong không gian 4 chiều. Điều này gián tiếp chứng minh rằng không gian 4 chiều là tồn tại.

Không gian khác liệu có thực sự tồn tại?
Ma trận các ống dẫn sóng quang học mô phỏng hiệu ứng lượng tử Hall 4D trong thí nghiệm tại Đại học quốc gia Pennsylvania, Hoa Kỳ (ảnh: physicsworld.com)

Những lý thuyết toán học, vật lý học cùng những thí nghiệm nói trên đã phần nào khẳng định sự tồn tại của không gian khác.

Con mắt thứ ba và khả năng nhìn thấy không gian khác

Chúng ta đã biết rằng phân tử được tạo từ các nguyên tử, các nguyên tử lại được được tạo từ các hạt nhân nguyên tử và electron, các hạt nhân nguyên tử lại được cấu tạo từ các proton và neutron, proton và neutron lại được cấu tạo từ các hạt quark. Và gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hạt Higgs tạo ra proton và neutron là có tồn tại.

Kích thước của một nguyên tử khoảng 10-7mm, kích thước của một phân tử bằng bội số của kích thước nguyên tử, ví dụ phân tử nước H2O gồm 3 nguyên tử sẽ có kích 3 x 10-7mm.

Kích thước hạt nhân nguyên tử khoảng 10-11mm, kích thước proton và neutron khoảng 10-12mm, kích thước electron và hạt quark khoảng 10-15mm. Trong khi đó kích thước tế bào của người và động vật là khoảng 10-3 đến 10-1mm (0,001 đến 0,1mm).

kich-thuoc-cac-hat-vi-mo-2
Kích thước của các vi hạt (ảnh qua: Forbes)

Như vậy, giữa hạt nhân nguyên tử và vỏ nguyên tử (các đám mây electron) là một khoảng không rất lớn so với kích thước của hạt nhân. Cũng tương tự, giữa hạt quark và neutron là một khoảng không rất lớn so với kích thước của hạt quark.

Việc các electron di chuyển quanh hạt nhân nguyên tử có khác gì hiện tượng trái đất quay xung quanh mặt trời? Khoảng không giữa electron và hạt nhân nguyên tử có khác gì khoảng không bao la giữa con người và các vì sao? Thậm chí các electron cũng tự xoay như chuyển động xoay của các hành tinh…

Tuy vậy, con người chúng ta đang sử dụng cặp mắt bình thường để nhìn thế giới xung quanh. Cặp mắt này được tạo bởi các tế bào, vì vậy nó không thể nhìn thấy được các vật thể có kích thước nhỏ hơn tế bào. Các nhà khoa học hiện nay xác định rằng độ phân giải mà mắt người có thể phân biệt được là 100µm, tương đương với tế bào có kích thước lớn nhất.

Thí nghiệm Brown đã khẳng định rằng các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động nhiệt hỗn loạn không ngừng. Bản thân các tế bào trong các thực thể sinh học cũng không ngừng chuyển động. Như vậy, tất cả các vật thể đều đang vận động, bề mặt các vật thể cũng hoàn toàn không trơn nhẵn. Tuy vậy cặp mắt này của chúng ta không nhìn được bản chất của sự vật như thế. Khoa học đã biết điều này, còn Phật gia cũng dạy rằng hết thảy hiện tượng của xã hội đều là huyễn tượng, không thật.

nguyen-tu-phan-tu-chuyen-dong
Phần gỗ trong lỗ đinh có màu gỉ sét do hiện tượng khuếch tán (hòa vào nhau) rất chậm giữa các phân tử của đinh đã gỉ sét và các phân tử gỗ do chuyển động nhiệt của phân tử.

Tương tự như vậy, các thiết bị quan sát như kính hiển vi điện tử chỉ cho phép quan sát các đối tượng riêng lẻ ở cấp độ nguyên tử và hạ nguyên tử. Nó chỉ cho phép quan sát một vài nguyên tử, một vài electron, một vài proton đồng thời…

Như vậy, rõ ràng cả cặp mắt thường của con người và các kính hiển vi điện tử không cho phép chúng ta nhìn thấy được một diện bề mặt vật chất được tạo ra từ toàn bộ phân tử, một diện bề mặt toàn bộ nguyên tử, một diện bề mặt toàn bộ electron… Nếu có một thiết bị hay một công cụ có khả năng như vậy, có lẽ chúng ta sẽ nhìn thấy hình thức tồn tại của vật chất ở không gian khác.

Vậy công cụ ấy là gì và nó có tồn tại hay không? Trong thực tế, có tồn tại công cụ đó, nó chính là con mắt thứ ba huyền bí mà con người vẫn nói đến.

Các kinh điển của tôn giáo và tín ngưỡng đã cho thấy rằng những người thực hành tín ngưỡng và tu luyện có con mắt thứ ba được khai mở, có thể sở hữu các năng lực siêu thường để khống chế các vật chất vi quan, nhờ vậy thì họ có thể phóng đại những thứ có kích thước nhỏ hơn tế bào và nhìn được sự tồn tại của các vật chất, sinh mệnh ở mức vi quan cũng như các không gian khác nhau. Người có đạo đức càng cao thượng, cảnh giới tinh thần càng cao thì mức độ vi quan có thể quan sát được càng lớn hơn. Điều này không phải là mê tín, bởi đã có những trường hợp con mắt thứ ba như của nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm được giới khoa học xác thực. (Xem bài: Nghiên cứu khoa học về ‘Con mắt thứ ba’)

Cũng tương tự, mặc dù khoa học gần đây mới chứng minh được sự tồn tại của kinh mạch và còn chưa vẽ được bản đồ của kinh mạch, thì những thầy thuốc Đông y trong quá khứ, những người có con mắt thứ ba được khai mở đã có thể vẽ được bản đồ kinh mạch một cách chi tiết và chính xác.

kinh-mach
Bản đồ kinh mạch và huyệt vị của con người, mô tả mạng lưới năng lượng của con người ở không gian khác (ảnh chụp/video)

Kết luận

Với trình độ và nhận thức của khoa học hiện đại, việc chứng minh sự tồn tại của không gian khác là rất nan giải. Nhưng qua những phát hiện trong thực tế của các nhà ngoại cảm hay trong tín ngưỡng – tôn giáo, cùng với những phát hiện mới của khoa học về vật lý lượng tử và kinh mạch, không gian khác là thực sự tồn tại.

“Chúng ta sống giữa hai thế giới – thế giới hữu hình và thế giới vô hình, lúc nào chúng cũng song song như 2 đường ray của một con tàu, luôn song song với nhau mà không hề cập bến [gặp nhau], nếu muốn cập bến được thì phải có tác động thứ ba”, nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm chia sẻ.

Chúng ta thường chỉ tin vào những điều mắt thấy, tai nghe mà quên rằng khả năng đó của con người là hữu hạn. Có những thứ chúng ta không thấy, nhưng không có nghĩa chúng không tồn tại. Trong toán học cơ bản ta chấp nhận một số tiên đề, vậy vì sao trong khoa học ta lại không thể chấp nhận một “tiên giới” – một dạng tồn tại của không gian khác? Rất có thể nhận thức mới này sẽ mang đến cho khoa học của nhân loại những bước phát triển vượt bậc.

Thiện Tâm tổng hợp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn