Hành tinh nguy hiểm nhất hệ Mặt Trời có gì đặc biệt?

Thứ Sáu, 22 Tháng Hai 201911:00 SA(Xem: 6903)
Hành tinh nguy hiểm nhất hệ Mặt Trời có gì đặc biệt?

Trong nhiều thế kỷ, các cường quốc về khoa học kỹ thuật đã khám phá được rất nhiều những hành tinh và tiểu hành tinh trong vũ trụ rộng lớn. Một số có tiềm năng trở thành miền đất hứa cho con người sinh sống, tuy nhiên một số lại mang sức mạnh vượt qua giới hạn chịu đựng của con người và chẳng ai có thể tiến đến gần.

Được NASA liệt vào danh sách hành tinh nguy hiểm nhất hệ Mặt Trời bởi Kim Tinh có thể làm con người tan biến chỉ trong vài giây. Kim Tinh đối với loài người còn khá bí ẩn, vì kể cả các cường quốc vũ trụ cũng không muốn "chạm mặt" với hành tinh nguy hiểm này.

Những tàu thăm dò của Nga trong chương trình thám hiểm đã ghi nhận vài hình ảnh hiếm hoi của Kim Tinh và đưa ra những đặc điểm đáng sợ về hành tinh này.

8933

Sao Kim là hành tinh nguy hiểm nhất trong hệ Mặt Trời

Sao Kim là hành tinh sáng nhất hệ Mặt Trời

Sao Kim còn có tên gọi khác là sao Thái Bạch, là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời. Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời đêm, với cấp sao biểu kiến bằng -4,6 (Cấp sao biểu kiến: là một thang đo về độ sáng biểu kiến của vật thể tính theo lôgarít của mật độ photon phát ra bởi vật thể nhận được trong một đơn vị thời gian bởi máy thu).

Sao Kim có chiều quay ngược với các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều tự quay quanh trục của chúng theo ngược chiều kim đồng hồ, nhưng chỉ có sao Kim là quay cùng chiều kim đồng hồ và có tốc độ tự quay chậm nhất trong các hành tinh.

Tại đường xích đạo sao Kim tốc độ tự quay của nó bằng bằng 6,5 km/h, trong khi tốc độ quay tại xích đạo của Trái Đất bằng 1.670 km/h. Dẫn đến việc ngày thời gian 1 ngày kéo dài hơn so với các hành tinh khác.

Sao Kim là hành tinh khô hạn nhất

Sao Kim có thể gọi là một hành tinh ít hiếu khách nhất trong hệ Mặt Trời do những yếu tố khí hậu khắc nghiệt. Theo nghiên cứu của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chỉ ra rằng sao Kim từng có những vùng biển ấm tượng tự như Trái Đất.

Tức là sao Kim cũng đã từng tồn tại oxy trong khí quyển, lẫn trong hơi nước. Với điều kiện như vậy sao Kim có thể phù hợp cho sự sống tồn tại cách đây ít nhất 715 triệu năm trở về trước.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa và vận động phát triển nước nhanh chóng bị bốc hơi bởi nhiệt độ bề mặt của sao Kim khá cao và quá tốc độ tự quay quá chậm. Chính quá trình bốc hơi nhanh này đã dẫn hiện tượng "hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát" khiến cho sao Kim trở thành một hành tinh khô hạn với những đất đá, sa mạc trên bề mặt.

Sao Kim là hành tinh nóng nhất

Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric (H2SO4) khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt. Mật độ không khí trong khí quyển của sao Kim lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là CO2.

Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Với nhiệt độ bề mặt trung bình là 462°C, Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời.

Từ trường yếu

Các nhà khoa học nêu ra có một khả năng sao Kim không có lõi cứng bên trong, hoặc hiện tại lõi của nó không còn quá trình tiêu tán nhiệt. Một khả năng khác đó là lõi của nó đã hoàn toàn hóa rắn. Điều này dẫn đến việc mặc dù có kích thước gần như Trái Đất nhưng từ trường của nó lại yếu hơn hẳn so với Trái Đất.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn