5 cách để bộ não không 'phản chủ'

Chủ Nhật, 10 Tháng Hai 20191:00 CH(Xem: 6216)
5 cách để bộ não không 'phản chủ'

Nhờ bộ não, con người có khả năng phân tích, xử lý thông tin và giải quyết vấn đề đáng kinh ngạc.

5 cách để bộ não không phản chủ - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng "phản chủ", phá hoại kế hoạch của bạn và khiến cho bạn không đạt được những gì mình thật sự muốn.

Bộ não là "chỉ huy trưởng" của tất cả những hành động của bạn. Vì thế, nếu bạn không kiểm soát được những cách vận hành bên trong nó, toàn bộ con người bạn sẽ cảm nhận được tác động đó. 

Một số thời điểm khó khăn nhất trong đời bạn có thể sẽ là kết quả của việc bộ não chống lại ý định thật sự của bạn.

Để giữ bộ não hoạt động như mong đợi, hãy nuôi dưỡng sự phát triển tổng thể, để mọi bộ phận của con người bạn được đồng bộ. 

Đây là một vài cách giúp bạn đạt được điều đó, bằng cách kiểm soát đầy đủ cách mà bộ não bạn làm việc:

Hãy thôi nhìn lại chuyện cũ

Nhiều người bị tê liệt về mặt tinh thần bởi nỗi sợ và nghi ngờ. Nếu bị bận tâm bởi quá khứ, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiến lên phía trước. 

Hãy ngăn không cho bộ não của bạn suy nghĩ về những gì bạn đã bỏ lại phía sau và giải phóng bản thân mình khỏi những nỗi sợ đã in sâu bằng cách thiết lập một loạt mục tiêu cụ thể và mạnh mẽ. 

Điều này sẽ giúp bạn có sức mạnh giải phóng gánh nặng của mình khi tái tập trung năng lượng cho một tương lai tươi sáng hơn. Các mục tiêu của bạn sẽ cho phép bạn trở thành người mà mình muốn.

5 cách để bộ não không phản chủ - Ảnh 2.

Điều chỉnh giờ ngủ 

Người bận rộn thường kéo dài thời gian làm việc và thức khuya để làm cho xong. Thói quen này gây hại cho một vài khía cạnh trong cuộc sống của bạn và làm cạn kiệt sức khỏe chung của bạn. 

Khi đánh đổi giấc ngủ hay sự nghỉ ngơi cho công việc thì bạn đang mất đi sức khỏe của mình. Theo nhiều nghiên cứu, chức năng nhận thức, quãng thời gian tập trung, và khả năng học tập cũng như suy nghĩ sáng tạo của bạn đều bị ảnh hưởng.

Để tránh làm việc khuya, hãy lên kế hoạch bắt đầu ngày làm việc của mình càng sớm càng tốt. Hãy theo sự dẫn dắt của vô số người "siêu" thành công, như Richard Branson, Tim Cook, và Howard Schultz, và tận dụng những buổi sáng của bạn, để bạn sẽ không phải vội vã làm bù suốt cả thời gian còn lại trong ngày.

Duy trì dòng năng lượng tích cực

Nếu kết giao với những người tiêu cực, bạn có thể hấp thu suy nghĩ phản tác dụng cho các mục tiêu của mình. 

Tâm lý học hiện đại gọi hiện tượng này là lây nhiễm cảm xúc - một sự truyền cảm giác và hành vi từ người này sang người khác. Điều này có thể xảy ra không thông qua lời nói và cả hai bên đều không để ý thấy.

Hãy ngăn sự tiêu cực đi vào cơ thể của bạn (đặc biệt là bộ não) bằng cách bao quanh mình bằng những người có đầu óc tương tự. Hãy giao du với những người dám nghĩ dám làm và những người rất thành công để thu hút năng lượng tích cực cần để tiếp nhiên liệu cho động lực của bạn. 

Theo Reid Hoffman, đồng sáng lập mạng xã hội LinkedIn, dành thời gian với những người bạn ngưỡng mộ là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện chính mình, vì bạn sẽ thay đổi hành vi, suy nghĩ và lối sống của mình theo họ.

Hãy giữ stress ở mức tối thiểu

Các nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh đã khám phá rằng stress kinh niên làm hỏng bộ não của một người. Vì bộ não rất quan trọng đối với tất cả những công việc bạn làm, nên rõ ràng là không khôn ngoan tí nào khi để nó gặp nguy hiểm. 

Tuy nhiên, nhiều người sẽ đồng ý rằng không thể loại bỏ hoàn toàn stress ra khỏi cơ thể của một người.

Bạn không cần phải tránh xa stress - chỉ vượt lên nó thôi. Hãy có những biện pháp phòng ngừa để sức khỏe và năng suất làm việc của bạn không bị ảnh hưởng bởi stress. Hãy tìm một hoạt động giúp cho tâm trí của bạn dịu lại và thư giãn, thậm chí chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. 

Trong số những cá nhân "siêu" thành công, thói quen làm mất stress của họ cũng rất khác nhau. 

Chẳng hạn Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành của Facebook, không đụng tới điện thoại vào ban đêm, Jeff Beros, ông chủ của Amazon, đánh giá cao tiếng cười, còn tỉ phú Warren Buffett thì chơi đàn ukelele.

Ngưng làm nhiều việc cùng một lúc

Phản ứng đầu tiên của bộ não bạn đối với một lượng công việc nặng nề sẽ là cố gắng làm tất cả chúng ngay lập tức. Bộ não của bạn nghĩ rằng, bằng cách làm thế, bạn sẽ tiếp kiệm được thời gian và vẫn còn hiệu quả. 

Trái với niềm tin phổ biến đó, làm nhiều việc cùng một lúc là hi sinh đi sự chính xác. Nghiên cứu cho thấy bất cứ khi nào một công việc bị gián đoạn, thì thời gian hoàn thành nó có thể lâu hơn 40%.

Hãy dạy cho bộ não của bạn hiểu những ưu tiên của mình trước khi bắt đầu công việc. Nguyên tắc của Warren Buffett là hạn chế bản thân vào 5 việc hàng đầu. Theo ông, phần còn lại trong danh sách của bạn nên chờ cho tới khi bạn giải quyết xong những ưu tiên đó.

Tóm lại, chúng ta có xu hướng dùng quá mức bộ não của mình và tin rằng đó là vì lợi ích của mình, trong khi vẫn không biết về những nguy hiểm và hạn chế của bộ não. 

Nếu bạn không hiểu cách chăm sóc bộ não và hoạt động của nó thì nó, sẽ là một chướng ngại vật giữa bạn và tiềm năng đầy đủ nhất của bạn. 

Thay đổi là quan trọng, ngay cả nếu nó bắt đầu bằng một điều gì đó bình thường như thói quen ngủ hay sở thích thư giãn của bạn.

NHÃ THANH (Theo CNBC
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn