Bí mật của chiếc đuôi công

Thứ Hai, 04 Tháng Hai 201911:00 CH(Xem: 4776)
Bí mật của chiếc đuôi công

Phần lớn chúng ta đều cho rằng chiếc đuôi là vũ khí để con công trống "tán tỉnh" chim mái. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho biết đuôi còn giúp chim công trốn những kẻ săn mồi trong tự nhiên.

Nghe thì có vẻ không thuyết phục, bởi chiếc đuôi xòe càng to thì sẽ càng thu hút sự chú ý của các loài động vật khác, đặc biệt là với những kẻ đi săn như báo, linh cẩu, hổ.

Nhưng theo các chuyên gia thuộc trường cao đẳng Haverford (Mỹ) đăng trên trang bioRxiv, phần lớn những loài động vật săn mồi có khả năng nhận biết màu sắc kém.

Theo đó, đuôi công chỉ đẹp và ấn tượng trong mắt con người, còn với động vật khác thì khó phân biệt với môi trường xung quanh.

"Khả năng nhận thức màu sắc ở một số loài động vật săn mồi là nhờ hai loại thụ thể của mắt. Ở con người là ba thụ thể và hầu hết các loài chim là bốn thụ thể", nhóm nghiên cứu giải thích.

duoi-cong
Lông đuôi của một con công trốn giúp chúng không lọt vào mắt của kẻ săn mồi. (Ảnh: AFP/Getty).

Do đó, lông đuôi của một con công trống có thể cho phép chúng thể hiện sức quyến rũ với công mái nhưng lại không lọt vào mắt của kẻ săn mồi.

Để đưa ra nhận định này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật đặc biệt để so sánh sự xuất hiện, thay đổi của màu sắc, độ sáng và độ tương phản của những chiếc lông đuôi công trên nền thực vật xanh. Kết quả cho thấy sự khác biệt rất lớn khi chúng đứng gần một loài săn mồi và một con công khác.

Khi ở gần một con chim công hoặc các loài chim khác, hầu hết lông đuôi công trống có màu sắc và độ sáng tương phản với môi trường xung quanh giống như sự tương phản của quả mọng với lá xanh. Những con công khác nhanh chóng nhận ra nhau.

Ngược lại, khi chúng đứng gần các loài săn mồi động vật có vú, sự tương phản màu sắc và độ sáng của những chiếc lông này ít có sự tương phản và khó phát hiện.

Điều này cho thấy bộ lông đuôi tuyệt đẹp của những con công trống không chỉ để phô diễn điệu múa mời bạn tình mà còn để ngụy trang.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục với giả thuyết này.

Nhà nghiên cứu Marion Petrie thuộc Đại học Newcastle cho rằng, khi tán tỉnh bạn tình, công trống không chỉ xòe đuôi mà còn nhảy, phát tiếng kêu, đôi khi bay lượn làm náo động một góc rừng để thu hút. Chúng không hề ẩn nấp trong bụi rậm nên đuôi không giúp chúng tránh khỏi kẻ săn mồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn