Sứ mệnh tự sát của phi hành gia NASA: 'Cái giá' họ nhận được quá mức tưởng tượng!

Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 20195:00 SA(Xem: 7869)
Sứ mệnh tự sát của phi hành gia NASA: 'Cái giá' họ nhận được quá mức tưởng tượng!

Cất cánh đầy hiểm nguy

7:50 sáng ngày 21/12/1968, tại Trung tâm hàng không vũ trụ Kennedy, Florida, Hoa Kỳ, các phi hành gia NASA thực hiện sứ mệnh Apollo 8 bao gồm Frank Borman, Jim Lovell và William Anders được tên lửa đẩy Saturn 5 đưa vào không gian.

Trên ghế, cách mặt đất 110 mét, Saturn 5 là tên lửa đẩy đầu tiên đưa tàu vũ trụ có người lái vào không gian, là cỗ máy phản lực mạnh nhất nhất thời bấy giờ. Khi quá trình đếm ngược bắt đầu, các phi hành gia không thể nói chuyện và không được phép cử động. Khoảng 4 triệu lít nhiên liệu sắp được đốt dưới ghế của ba người.

Như các nhà bình luận của BBC đã nói, "Họ như ngồi trên một quả bom khổng lồ".

Sứ mệnh tự sát của phi hành gia NASA: Cái giá họ nhận được quá mức tưởng tượng! - Ảnh 1.

Ba phi hành gia thực hiện sứ mệnh bay vòng quanh Mặt Trăng.

Nhiệm vụ này cũng mang khá nhiều tính rủi ro. Trong cuộc thử nghiệm trên tàu không người lái vài tháng trước, tên lửa đã bị rung lắc vô cùng dữ dội ngay sau khi phóng, tạo ra lực ép khổng lồ và nếu có phi hành gia trong con tàu vũ trụ được tên lửa đẩy phóng đi, họ sẽ chết.

Mặc dù tên lửa đã lập tức được cải thiện kể từ lúc đó, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) đã cảnh báo vợ của phi hành gia Frank Borman rằng cơ hội sống sót của chồng cô trong nhiệm vụ này chỉ là 50%.

Ban giám đốc của NASA cũng khá lo lắng về tên lửa. Nó sẽ đưa tàu Apollo 8 mang theo những người đầu tiên ở Trái Đất bay đến và đi vòng quanh quỹ đạo của Mặt Trăng và là một bước nhảy vọt trong kế hoạc thực hiện một cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng của con người trong tương lai.

Saturn 5 lần đầu tiên đưa một tàu có người lái đến Mặt Trăng sẽ phải có tốc độ 40.000 km (25.000 mph) mỗi giờ. với tốc độ. Nhiệm vụ này cũng là một "trò chơi" mà NASA đã lên kế hoạch cẩn thận để đánh bại cơ quan vũ trụ của Liên Xô trong thời điểm chiến tranh lạnh khi ấy.

Teasel Muir-Harmony, một quản lý tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia ở Washington, DC, nói: "Đây là một quyết định khá táo bạo. Mọi người ở NASA đều biết đây là một nhiệm vụ rất nguy hiểm và thậm chí dấy lên sự tranh cãi, chỉ trích chín phủ Hoa Kỳ vì cho rằng họ đang đùa với sự an toàn của con người" 

Người phản đối có danh tiếng nhất là nhà thiên văn học người Anh Sir Bernard Lovell.

Trên thực tế trước đó, chương trình Apollo 8 lại không quá tham vọng. Kế hoạch ban đầu của nó chỉ là tiến hành thử nghiệm đầu tiên về một tàu đổ bộ có người lái Apollo bay lên rồi lại trở về quỹ đạo Trái Đất – như một cuộc diễn tập cho việc bay lên Mặt Trăng, nhưng việc sản xuất tàu đổ bộ đã bị trì hoãn.

Hơn nữa, Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ cảnh báo rằng tình báo cho thấy Liên Xô đang chuẩn bị các chuyến bay có người lái trên quỹ đạo Mặt Trăng.

Chính phi hành gia Frank Borman nói: "Mọi người đã quên rằng chương trình Apollo không còn đơn thuần là một hành trình khám phá hay công trình khoa học, mà là một cuộc đối đầu về chiếm lĩnh không gian trong Chiến tranh Lạnh. Chúng tôi cũng là những người lính trong Chiến tranh Lạnh".

Bất chấp sự nghi ngờ của các quản lý, mặc dù chỉ bốn tháng mà chương trình huấn luyện chuyên sâu đã được chấp nhận. Frank Borman - cựu phi công lái máy bay chiến đấu, cho biết ông luôn tin rằng nhiệm vụ sẽ thành công.

Borman nói: "Chúng tôi phải thay đổi kế hoạch để có thể hiện thực hóa lời hứa trước đó của Tổng thống Kennedy với công chúng rằng sẽ nước Mỹ sẽ có một cuộc đổ bộ bên ngoài Trái Đất vào thập niên 1960. Theo tôi, nhiệm vụ này không chỉ quan trọng đối với Hoa Kỳ, mà còn quan trọng đối với nhân loại trên toàn thế giới." 

Chuyến đi của Apollo 8 là "tiền trạm" cho những bước chân của một người Mỹ khác – Neil Amstrong chuẩn bị đặt lên Mặt Trăng vào năm 1969 vốn đã quá nổi tiếng

Khi động cơ bốc cháy, đồng hồ đếm ngược về không, và Saturn 5 từ từ bay lên từ bệ phóng và tăng tốc lên bầu trời xanh của Florida. Borman nói: "Tôi cảm thấy cả cơ thể như đang ngồi trên đầu của một cây kim. Tiếng ồn thì gây ra áp lực khủng khiếp - rồi tôi cảm thấy như tên lửa đang cất cánh và bản thân thì chẳng kiểm soát được gì."

Anh nhớ lại: "Sau đó, việc bắt đầu thở trở nên khó khăn, cơ thể khó để di chuyển, đôi mắt bị áp lực và tầm nhìn bị thu hẹp. Cảm giác vô cùng bất an."

Sau khoảng tám phút, họ đã đi ra khỏi quỹ đạo của Trái Đất. Một tuần rưỡi sau , tên lửa đã đốt cháy nhiên liệu, khởi động động cơ để bay thẳng lên Mặt Trăng.

Sau hai ngày lên đến độ cao 402.000 km (250.000 dặm). Lúc 20:55 giờ vào đêm Giáng sinh, Borman khởi động động cơ mô-đun của tàu Apollo 8, quá trình khởi động này rất quan trọng, sẽ giúp tàu vũ trụ tiến vào quỹ đạo Mặt Trăng.

"Tôi nhớ rằng sau khoảng bốn phút đốt cháy động cơ, tàu vũ trụ lao đi với tốc độ mà nó có thể đi vào quỹ đạo của Mặt Trăng. Khi chúng tôi đi được 3/4 chặng đường, chúng tôi nhìn xuống dưới và đã thấy bề mặt phía sau Mặt Trăng", ông Bingman nhớ lại.

Những người đầu tiên tận mắt thấy Mặt Trăng

Họ là những người đầu tiên nhìn thấy mặt sau của Mặt Trăng bằng chính đôi mắt mình. Borman nói: "Dựa trên những hiểu biết của tôi, tôi cũng không thể nghĩ đến những gì hiện ra trên bề mặt của Mặt Trăng. Trông khá tồi tệ. Thật ngoài sức tưởng tượng. Hang động, miệng núi lửa và núi lửa vẫn âm ỉ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát thấy một thứ khác. Một thế giới rất thú vị".

Không chỉ ghi nhận được hình ảnh của Mặt Trăng. Vào khoảng 75 giờ 48 phút, phi hành gia William Anders quan sát và thấy rằng Trái Đất giống như một viên đá cẩm thạch màu xanh từ từ mọc lên trên đường chân trời của Mặt Trăng, vội vàng cầm một chiếc máy ảnh màu để ghi lại khoảnh khắc.

Sứ mệnh tự sát của phi hành gia NASA: Cái giá họ nhận được quá mức tưởng tượng! - Ảnh 2.

Borman nói: "Mặt Trăng thì giống như hành tinh đã bị hư hại còn Trái Đất lại có màu xanh tuyệt đẹp tạo thành một sự tương phản mạnh mẽ. Trái Đất có vẻ là hành tinh có đa sắc màu duy nhất trong toàn vũ trụ. Bạn có thể thấy những đám mây trắng, lục địa màu nâu hồng, v.v., sống trên hành tinh này. Chúng ta thật may mắn biết bao!"

Đây là một cuộc phiêu lưu khổng lồ, thử nghiệm sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật của con người và sự can đảm của các phi hành gia, nhưng nó cũng mang lại trải nghiệm cảm xúc bất ngờ cho các phi hành gia. Bức ảnh "Trái Đất trên không trung" được phát hành sau khi phi hành đoàn trở về

Trước khi thực hiện nhiệm vụ, quan chức phụ trách truyền thông của NASA nói với Borman rằng họ là niềm hi vọng của khoảng 1 tỷ người - một phần tư dân số thế giới tại thời điểm đó - sẽ xem trên TV những gì diễn ra ở Mặt Trăng đêm đó.

Borman nói: "Đây là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất ở Hoa Kỳ. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì ở Mỹ, quá trình này lại diễn ra ở Liên Xô không? Chúng ta có cảm giác mình đã đi trước họ vậy

Tận hưởng Giáng Sinh ngoài không gian trước khi trở về

Khi camera bắt đầu ghi hình, vào đêm Giáng Sinh, trên Mặt Trăng, các phi hành gia bắt đầu đọc Genesis (quyển đầu tiên trong tập kinh thánh, nói về việc Chúa trời sáng tạo ra thế giới). Anders đọc đoạn đầu: "Thuở sơ khai ...". 

Còn Borman nói khi kết thúc buổi phát sóng trực tiếp: "Chúc ngủ ngon, chúc may mắn cho mọi người, Giáng sinh vui vẻ, Chúa phù hộ chúng tôi và ban phước cho mọi người trên hành tinh xinh đẹp. Chúng tôi nghĩ rằng đây là cách phù hợp nhất mà họ chọn cho "bài diễn văn" trước công chúng. Mọi người trong vũ trụ đều rất nhỏ bé. Vũ trụ rất quy củ và rộng lớn, nên ắt hẳn phải có một vị Chúa để sắp xếp."

Sứ mệnh tự sát của phi hành gia NASA: Cái giá họ nhận được quá mức tưởng tượng! - Ảnh 4.

Nhưng nhiệm vụ còn lâu dài mới kết thúc. Cũng chính vào ngày Giáng sinh, Borman một lần nữa khởi động động cơ và rời khỏi quỹ đạo của Mặt Trăng. "Việc khởi động quá trình trở về Trái Đất được thực hiện ở phía sau của Mặt Trăng, trong tình trạng không tiếp xúc với mặt đất. Nếu chẳng may thất bại, tôi vẫn còn có cơ hội bay quanh Mặt Trăng để chờ kế hoạch khác."

Sau khi kết nối lại với trung tâm chỉ huy mặt đất, phi hành gia Lowell vui vẻ nói: "Xin lưu ý, ông già Noel có ở đây! Và thậm chí còn tặng một món quà". Các phi hành gia liền mở món quà được chuẩn bị bởi trung tâm chỉ huy mặt đất - một bữa tối với gà tây với nước sốt và một dải băng dùng trang trí trong các lễ hội được thiết kế đặc biệt.

Borman nói: "(Giám đốc của chúng tôi) Deke Slayton cũng bí mật mang cho chúng tôi ba chai rượu Brandy, nhưng chúng tôi không uống. Tôi không muốn làm điều gì có vẻ chơi trội, vì vậy tôi đã mang rượu trở lại Trái Đất." Anh cũng nói: "Tôi không biết chai rượu của mình là vị gì, nhưng nó rất có giá trị."

Vào ngày 27 tháng 12, các phi hành gia trở về Trái Đất, nơi hạ cánh là nằm trên Thái Bình Dương nhưng họ chỉ có thể hạ quá với vị trí dự kiến ​​và thuyền cứu hộ phải di chuyển đến để đưa họ đi. Nhiệm vụ này được kết thúc hoàn hảo là cơ sở cuối cùng cho thấy chuyến bay tương lai để con người đặt chân lên Mặt Trăng sẽ thành công.

Chuyến đi của Apollo 8 không chỉ là một thành tựu khoa học và kỹ thuật tuyệt vời, mà còn mở rộng trải nghiệm nhận thức của con người, ảnh hưởng đến cách chúng ta đối xử với Trái Đất và cách chúng ta nhìn nhận vị trí của mình trong vũ trụ.

Đại tá Borman giờ đã 90 tuổi và vẫn được coi là một người lính vĩ đại trong Chiến tranh Lạnh. Thành tựu to lớn nhất của ông là đưa nước Mỹ đến gần Mặt Trăng.

Ông nói: "Thú thực, tôi không nghĩ về nhiệm vụ Apollo 8 tuyệt vời như thế này. Nói thật, sau thành công của nhiệm vụ Apollo 11 (cuộc đổ bộ và con người lần đầu đặt chân lên Mặt Trăng), tôi không còn chú ý lắm đến kế hoạch này nữa. Chúng tôi như đã tham gia vào một cuộc chạy đua về tiến bộ hàng không vũ trụ trong Chiến tranh Lạnh và là những người về đích trước".

Tham khảo: BBC.COM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn