6 sự thật bí hiểm không phải ai cũng biết về mộng du

Thứ Bảy, 24 Tháng Mười Một 20181:00 SA(Xem: 7172)
6 sự thật bí hiểm không phải ai cũng biết về mộng du

Trong bộ phim "Cabin của Tiến Sĩ Caligari" (The Cabinet Of Dr. Caligari) nổi tiếng có đề cập đến việc một nhà thôi miên đã điều khiển người thực hiện các hành vi phạm tội mỗi khi người này chìm vào giấc ngủ.

Bộ phim này là một trong số tác phẩm ít ỏi miêu tả rất chân thực về mộng du (somnambulism). Tuy nhiên, từ lúc bộ phim phát hành vào năm 1920 cho đến nay, chúng ta vẫn chưa hiểu quá rõ về mộng du và thậm chí nguyên dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được tìm ra.

Thật vậy, những hiểu biết xoay quay quanh tình trạng mộng du chủ yếu là tin đồn chứ không phải sự thật. Do đó, tất cả những vấn đề xoay quanh mộng du vẫn được xem là bí ẩn.

Dù vậy, khoa học vẫn có thể tìm ra một số sự thật về hiện tượng này. Và đó là...

1. Người bị mộng du làm được rất nhiều thứ

Khi bị mộng du, mọi người có thể thực hiện rất nhiều hành động, nhiều hơn chúng ta tưởng. NHS (National Health Service), hệ thống chăm sóc sức khỏe công của chính phủ Anh cho biết người mộng du có thể đi lại, mặc quần áo, cởi quần áo. Thậm chí, có người còn ăn trong khi ngủ, và có thể lái xe nữa.

MongDu-nu

2. Mộng du chủ yếu xảy ra trong một giai đoạn của chu kỳ ngủ

Giấc ngủ được chia thành 5 giai đoạn. Với mỗi giai đoạn, cơ thể sẽ có phản ứng khác nhau.

Hiện tượng mộng du thường xuất hiện ở giai đoạn ba của giấc ngủ (giai đoạn ngủ rất sâu). Trong giai đoạn này, bộ não của chúng ta tạo ra nhiều sóng delta (sóng não biên độ cao), khiến giấc ngủ chìm sâu hơn.

Nếu mộng du xảy ra trong giấc ngủ REM (ngủ mơ), nó có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Hiên tượng này được gọi là rối loạn hành vi giấc ngủ REM, căn bệnh có thể liên quan ít nhiều đến các bệnh lý thần kinh như Parkinson.

3. Trẻ em dễ bị mộng du hơn

Vì sao lại như vậy? Lý do đơn giản là đối với người lớn, hai giai đoạn ngủ sâu và ngủ rất sâu có xu hướng giảm xuống. Còn bản chất tại sao thì khoa học cũng chưa rõ.

4. Mộng du có thể di truyền

Có bằng chứng cho thấy rằng mộng du có khả năng di truyền trong một gia đình. Hồi năm 2014, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã tiến hành xem xét dữ liệu thói quen ngủ của 1.940 trẻ em sinh trong giai đoạn từ năm 1997 đến 1998.

Theo đó, 30% số trẻ em trong nghiên cứu này gặp mộng du. Và nếu cha hoặc mẹ đã từng bị mộng du, đứa trẻ ấy có khả năng bị di truyền lại hiện tượng này, với tỉ lệ cao gấp 3 lần bình thường.

Và nếu một đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ bị mộng du, tỉ lệ sẽ cao hơn gấp 7 lần.

5. Việc đánh thức một người bị mộng du sẽ không gây tổn hại cho họ

Nhiều người luôn tin rằng nếu đánh thức người đang bị mộng du, họ có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên theo Michael Salemi, giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ California: "Đúng là bạn có thể khiến người bị mộng du giật mình. Khi bị đánh thức, họ có thể mất phương hướng và trở nên lẫn lộn, đâm ra có những phản ứng có phần bạo lực."

"Nhưng tôi chưa từng thấy trường hợp nào được chứng minh là có người chết vì bị đánh thức khi mộng du."

Dù vậy, Salemi cũng cho rằng bạn nên nhẹ nhàng đưa họ trở lại giường, thay vì đánh thức họ.

6. Chưa có phương pháp điều trị

Đây là sự thật hoàn toàn. Bởi lẽ, mộng du thường không có dấu hiệu đặc trưng gì để điều trị.

Bạn có thể sử dụng thuốc an thần để hạn chế một phần hiên tượng mộng du xảy ra. Tuy nhiên, việc bản thân thay đổi lối sống có thể sẽ là biện pháp hữu ích hơn.

Chẳng hạn, hay đảm bảo giấc ngủ được đầy đủ hơn, tránh xa đồ uống có caffein vào buổi tối, và thư giãn trước khi ngủ.

Tham khảo: MNN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn