5 mặt trái của khoa học thực nghiệm hiện đại

Thứ Ba, 20 Tháng Mười Một 201810:00 SA(Xem: 7714)
5 mặt trái của khoa học thực nghiệm hiện đại

Xây dựng nhà chọc trời và những cây cầu vượt biển, phóng tàu thăm dò ra vũ trụ, giải mã được bộ gen người, phát triển trí thông minh nhân tạo đánh thắng được kiện tướng cờ vây, phát minh ra máy tính lượng tử… đó là những thành tựu của khoa học thực chứng hiện đại. Nhưng liệu khoa học có tồn tại những mặt trái?

Trải qua hơn bốn thế kỷ phát triển, khoa học thực chứng hiện đại đã có những phát triển vượt bậc và đóng góp to lớn cho nhân loại. Nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng khoa học hiện nay không giải quyết được những vấn nạn lớn như ô nhiễm môi trường, văn minh tinh thần không theo kịp văn minh vật chất… Điều quan trọng là khoa học có nhiều mặt trái mà không phải ai cũng nhận ra.

7754
Liệu câu chuyện Icarus muốn vươn tới Mặt Trời có giống với những điều xảy ra hôm nay?

1. Đóng khung quan niệm của con người

Khoa học cơ bản thường gắn liền với các tiên đề, định lý và định nghĩa… Thường thì các khái niệm đó do một nhà khoa học phát biểu, và trở thành nền tảng quan trọng cho việc phát triển các vấn đề tiếp theo. Tuy nhiên, những tiên đề, định lý và định nghĩa đó lại là cái khung hạn chế những nhà khoa học đi sau.

Tiến sĩ David Bohm (1917–1992), người đã cống hiến những ý tưởng cách tân cho lý thuyết lượng tử, tâm lý học thần kinh và triết học tinh thần. Ông cho rằng bắt đầu từ khi còn nhỏ, chúng ta đã học để nhìn thế giới qua một cái khung nhất định của những quan niệm, vì vậy chúng ta thường phản ứng ngay lập tức với mỗi trải nghiệm mới, thậm chí trước khi có thời gian để suy nghĩ: “Theo cách này, chúng ta tin rằng một số cách cảm nhận và nhận thức thế giới là cố định, mặc dù thực ra là chúng đã được chúng ta khám phá và xây dựng ngay từ khi còn nhỏ và trở thành các thói quen.” [4]

Nhà bác học Albert Einstein cho rằng, “quan niệm chung chỉ là hàng loạt những định kiến đã được nhồi nhét vào đầu óc bạn trước khi bạn đủ 18 tuổi.” [1]

Trong cuốn “Lý thuyết tương đối đặc biệt”, David Bohm viết: “Một khó khăn chính trong việc phát triển các khái niệm mới… trong toàn bộ khoa học – là khuynh hướng bám víu vào các khái niệm cũ vượt quá phạm vi hiệu lực của chúng; xu hướng này rõ ràng được tăng cường bởi thói quen của chúng ta – xem các thực thể và khung nhận thức đã biết như thể chúng có đặc tính vĩnh viễn tuyệt đối.” [2]

Bohm nhấn mạnh rằng chân lý phải được “hiểu theo một cách linh động về bản chất, và rằng kiến thức của chúng ta về chân lý có thể trải qua những phát triển mới về nền tảng ở thời điểm bất kỳ, những phát triển này có thể mâu thuẫn với cái khung nhận thức cũ theo cách bất ngờ và chứa đựng các đặc điểm mới bất ngờ.” [2]

Ngày nay, có rất nhiều người khi gặp một vấn đề mới trái với quan niệm đã có sẵn, họ sẽ ngay lập tức phủ nhận cho dù những điều đó đã được phát hiện ra và báo cáo bởi giới khoa học. Rõ ràng, đây là phương pháp tư duy bất hợp lý. Chẳng phải Einstein đã dám vượt ra khỏi lý luận của Newton để hình thành thuyết tương đối, và chẳng phải chính Einstein vốn ban đầu không tin và sau đó đã phải thừa nhận rằng hiệu ứng rối lượng tử là có tồn tại?

2. Kích thích và nuôi dưỡng thói tự phụ của con người

Albert Einstein đã từng nói:

Những thành tựu khoa học khiến cho nhiều người tin tưởng rằng, khoa học của con người là vô cùng vĩ đại, vượt trên tất cả, là tuyệt đối đúng đắn, là phương pháp hợp lý duy nhất để nhìn nhận và giải thích thế giới.

Niềm tin vô điều kiện vào khoa học này đã kích thích và nuôi dưỡng thói tự phụ, phóng đại cái tôi của con người hoặc tạo nên những định kiến. Khi gặp một vấn đề gì đó mới, trái biệt với quan niệm hoặc hiểu biết có sẵn, thay vì cởi mở và khiêm tốn tìm hiểu thì rất nhiều người lập tức phủ nhận hoặc không thừa nhận, vì họ cho rằng nó trái với những điều mà khoa học của họ giải thích, hoặc vì khoa học chưa chứng minh, chưa khám phá ra được.

Thậm chí mặc dù vấn đề mới đó đã được khoa học chứng minh, giải thích rõ ràng, nhưng vì nó là mới nên nhiều người cũng không muốn tìm hiểu mà vội vàng phán xét rằng chúng là “phản khoa học”, “ngu muội”, “ấu trĩ”.

Ví dụ, mặc dù các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã thừa nhận khả năng chữa bệnh không dùng thuốc, không chạm tay vào bệnh nhân của lương y Nguyễn Đức Cần, và sự thừa nhận này đã được viết thành sách và tái bản nhiều lần bởi Bộ Văn hóa Truyền thông, nhưng nhiều người vẫn chỉ trích đó là xuyên tạc. Có người còn tin rằng các nhà khoa học “quá bận rộn” để dành thời gian nghiên cứu hoặc giải thích những vấn đề đó. [3]

3. Khoa học biến dị trở thành một loại tôn giáo

(ảnh qua sciencemag.org)

Nhiều nhà khoa học hay nhiều người sùng bái khoa học không tự nhận thức được những lỗ hổng to lớn trong hệ thống niềm tin của họ. Họ không có khả năng nhận ra rằng nhiều quan điểm của họ dựa trên một hệ thống niềm tin chứ không phải là một hệ thống tư duy hợp lý.

Có khá nhiều người khi nói về sự tiến hóa, cho rằng họ đúng một cách mặc định. Bất cứ ai dám tranh luận với họ đều phải chứng minh rằng họ sai, nhưng bản thân họ không có nghĩa vụ phải chứng minh họ đúng. Niềm tin của chủ nghĩa duy vật khoa học không đòi hỏi bằng chứng, chỉ có đức tin. Tin một sự kiện nào đó là đúng là một nguyên tắc then chốt của thứ tôn giáo duy khoa học. Đây không phải là điều bất thường trong các tôn giáo. Chẳng hạn Thiên Chúa giáo cho rằng Chúa tồn tại và không cần phải “chứng minh” điều đó. Sự tồn tại của Ngài được chấp nhận như một sự kiện của đức tin.

Tuy nhiên, chính khoa học cũng đi theo một khuôn mẫu y như thế. Trong cuốn “Pythagoras’ Trousers” (Chiếc quần của Pi-ta-go) viết bởi Margaret Wertheim, do Fourth Estate xuất bản tại London năm 1997 có một chương đặc biệt, đó là Chương 7: Ông Thánh Khoa học (The Saint Scientific).

Đó là một danh hiệu mà tác giả muốn tôn vinh Albert Einstein – người đoạt giải Nobel vật lý và được coi là nhà khoa học lớn nhất của thế kỷ 20 – bởi khó có thể tưởng tượng một con người bằng xương bằng thịt như chúng ta mà có thể “nghĩ ra” nhiều lý thuyết vĩ đại có tầm vóc bao trùm vũ trụ như Einstein. Mọi lý thuyết vật lý hiện đại dường như đều có “dấu vết” – hệ quả trực tiếp hoặc gián tiếp − từ các lý thuyết của Einstein.

Nhưng chính Einstein, người được coi là vị “thánh” của khoa học hiện đại lại nhắn nhủ người đời rằng “Người nào tự cho mình là tự cho mình là quan tòa của Sự thật và Kiến thức đều bị nhấn chìm bởi tiếng cười của các thần linh.” [4]

Ngày nay, nhiều người coi những nhà khoa học đoạt giải Nobel và phát biểu của họ là những chân lý. Nhưng họ không biết rằng một số giải Nobel đã được trao một cách nhầm lẫn. [5, 6] Ví dụ giải Nobel Y học năm 1926 trao cho một giáo sư Đan Mạch vì đã tìm ra một sinh vật mà ông ta gọi là Spiroptera carcinoma – được cho là gây ra bệnh ung thư nơi loài chuột. Tuy nhiên sau này người ta đã chứng minh rằng sinh vật này không phải là nguyên nhân chính gây ra ung thư.

Không chỉ tổ chức xét duyệt giải Nobel nhầm lẫn, mà kể cả nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel cũng có các phát ngôn sai lầm. Ví dụ George Wald (1906 – 1997), Giáo sư về Khoa học thần kinh tại Đại học Harvard, đoạt Giải Nobel về sinh lý học và y khoa năm 1967 đã từng phát biểu: “Chỉ có thể có hai cách giải thích sự sống hình thành như thế nào: 1/ Sự sống hình thành tự phát dẫn tới tiến hóa, hoặc 2/ Sự sống do Chúa sáng tạo… Không có cách giải thích thứ ba. Lý thuyết sự sống hình thành tự phát đã bị bác bỏ về mặt khoa học bởi Louis Pasteur từ 120 năm trước, vì thế chỉ còn cách giải thích là sự sống ra đời bởi tác động siêu nhiên của Chúa. Nhưng tôi không thể chấp nhận triết lý đó bởi vì tôi không muốn tin vào Chúa. Do đó tôi chọn niềm tin vào cái mà tôi biết là bất khả thi về mặt khoa học, đó là sự sống hình thành tự phát dẫn tới tiến hóa.” [4]

(ảnh qua wow.com)

Rõ ràng George Wald biết rõ rằng lý thuyết sự sống hình thành tự phát là SAI về khoa học, nhưng ông vẫn ủng hộ nó, đơn giản vì niềm tin của ông! Liệu uy tín của một nhà khoa học đoạt Giải Nobel có đủ để chúng ta tán thành lý do lựa chọn của ông không? Liệu có thể nói thuyết tiến hóa là một thứ “kinh thánh” của “tôn giáo khoa học”?

4. Khoa học trở thành “cái gậy đánh người”

Ngay từ khi bắt đầu học mẫu giáo, hầu hết mỗi chúng ta đã bắt đầu được tiếp xúc với khoa học. Và khoa học luôn là một một chủ đề rất quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội: các môn học trong nhà trường đều phân thành 2 loại – khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trang báo nào, kênh truyền hình nào cũng có chuyên mục khoa học, trong 365 ngày của một năm cũng có một ngày được lựa chọn để tôn vinh các nhà khoa học. Điều này khẳng định rằng khoa học đóng vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng vô cùng lớn trong đời sống của nhân loại.

Tuy nhiên lợi dụng sự tin tưởng thái quá thậm chí mù quáng của nhiều người vào “chân lý” của khoa học, nhiều lúc khoa học đã được sử dụng như là một công cụ để công kích ai đó. Chúng ta rất dễ tìm thấy trên các trang mạng xã hội, một số người sẵn sàng chỉ trích một cá nhân, một tổ chức hay một sự kiện nào đó vì họ cho rằng những điều ấy là “phản khoa học” hay “ngụy khoa học.”

Lấy ví dụ, mặc dù đã có rất nhiều báo cáo hay cuốn sách chỉ ra rằng sự tồn tại độc lập của ý thức đối với cơ thể người, hay cụ thể hơn là con người có “linh hồn” hay “nguyên thần” – những thứ tồn tại độc lập với xác thịt của con người. [7, 8, 9] Tuy nhiên do khoa học chưa đủ công cụ và trình độ để chứng minh sự tồn tại của “linh hồn” hay “nguyên thần” của con người, nên nhiều người sùng bái khoa học sẵn sàng công kích và chỉ trích những ai tin vào sự tồn tại của “linh hồn” là mê tín, thiếu hiểu biết, thậm chí là ngu muội.

Thậm chí, chính quyền ở một số nước, đặc biệt là ở Trung Quốc, thường xuyên lợi dụng khoa học và những người sùng bái khoa học để chụp mũ và đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng với cái cớ là “phản khoa học”, “mê tín”.

Ví dụ, Pháp Luân Công – một môn rèn luyện thân thể và tinh thần được nhiều tổ chức và chính quyền trên thế giới công nhận là rất tốt cho sức khỏe và đạo đức của con người – bị quy chụp là mê tín, phản khoa học và bị đàn áp dã man bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc thậm chí còn lợi dụng khoa học để kích động người dân Trung Quốc thù ghét môn tu luyện này thông qua các sách giáo khoa từ tiểu học cho đến trung học. [10, 11, 12]

Khoa học bị ĐCSTQ lợi dụng để chụp mũ và đàn áp tín ngưỡng. Nhưng nhiều quan chức ĐCSTQ lại vô cùng mê tín, ảnh trên là Lý Xuân Thành, Phó Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, người hay làm các thủ tục mê tín để thăng tiến (ảnh: Internet)

5. Khoa học bị lợi dụng để mê hoặc con người

Một trong những học thuyết gây tranh cãi lớn nhất của thế giới hiện đại đó là thuyết tiến hóa – học thuyết được coi là tổng hợp của nhiều môn khoa học. Mặc dù đã có vô số chứng minh rằng thuyết tiến hóa là sai lầm, nhưng cho đến nay nó vẫn chiếm một vị trí vô cùng vững chắc trong hệ thống giáo trình các trường học trên thế giới và có vô số người vẫn tin rằng con người là từ vượn người tiến hóa mà thành. [13]

Triết học duy vật, mà cụ thể là triết học Marx dựa trên sự phát triển hạn hẹp của khoa học thế kỷ 19 đã vội vàng khẳng định sự thống trị của vật chất đối với ý thức, qua đó phủ nhận vai trò của ý thức, phủ nhận sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo và các phạm trù đạo đức đối với cuộc sống con người.

Trong thực tế thì đã có nhiều nghiên cứu khoa học và các báo cáo những phát hiện trên toàn thế giới khẳng định rằng ý thức thực sự có tác động lớn đến vật chất, thậm chí chứng minh rằng vật chất và ý thức là một thể nhất tính. [14]

Tuy vậy, thuyết tiến hóa và triết học duy vật lại được lợi dụng để trở thành 2 trụ cột đắc lực để xây dựng môn học “chủ nghĩa xã hội khoa học” và là nền tảng để mô tả về một thiên đường của chủ nghĩa cộng sản. Những ảo tưởng tốt đẹp chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa cộng sản đã mê hoặc con người, khiến cho người dân ở nhiều nước trên thế giới sẵn sàng sử dụng bạo lực, đạp bỏ mọi giá trị đạo đức và tinh thần nhằm xây dựng một thiên đường cộng sản.

Nhưng, sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu trong thế kỷ 20, sự sụp đổ mô hình kinh tế XHCN ở Venezuela [15], sự què quặt của nền kinh tế Bắc Hàn [16] và sự suy đồi đạo đức ở Trung Quốc trong thời gian gần đây [17] đã khẳng định rằng sự lựa chọn theo chủ nghĩa xã hội khoa học là một sai lầm của con người.

Và khoa học, một lần nữa đã được sử dụng một cách tinh vi để mê hoặc con người.

Người dân Venezuela bới rác tìm đồ ăn. (Nguồn: Getty Images)

Kết luận

Không thể phủ nhận những đóng góp của khoa học thực chứng hiện đại đối với sự phát triển của nhân loại 400 năm vừa qua, nhưng những phân tích bên trên đã phần nào cho chúng ta thấy những mặt trái của khoa học và tác hại khi nó bị lạm dụng và lợi dụng.

Những gì con người đã biết là hữu hạn, còn những điều chưa biết là vô hạn. Vậy nên, đứng trước những phát hiện mới xung đột với quan niệm vốn có của bản thân, chúng ta cần khiêm tốn, cởi mở mà nhìn nhận thì mới có thể nhận thức lại mới và nhìn nhận lại bản thân. Đó cũng là cách mà nền văn minh và xã hội loài người đã phát triển từ xưa tới nay.

Thiện Tâm tổng hợp

Tài liệu tham khảo:

[1] Lincoln Barnett: The Universe and Dr. Einstein (1950)

[2] David Bohm, “The Special Theory of Relativity,” Routledge Publishers, 1996

[3] Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh – Nguyễn Phúc Giác Hải, Nguyễn Tài Đức, NXB Văn Hóa Thông tin, 2009”

[4] “Thế giới như tôi thấy”, Albert Einstein, NXB Tri Thức, 2005, trang 210.

[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/Johannes_Fibiger

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn