Phía sau y thuật ma quỷ “phẫu thuật thay đầu” ở Trung Quốc

Chủ Nhật, 03 Tháng Mười Hai 20179:00 CH(Xem: 8047)
Phía sau y thuật ma quỷ “phẫu thuật thay đầu” ở Trung Quốc
Cảnh xem phẫu thuật thay xương sọ đầu tại bệnh viện 304 Bắc Kinh ngày 4/4/2006, người được phẫu thuật là “người mặt quỷ” Dương Hội Dân ở An Dương, tỉnh Hà Nam.

Bình luận công khai của ông Hoàng Khiết Phu được đưa ra sau hơn một tuần bùng nổ làn sóng dư luận. Trước thái độ phản đối của người dân, đặc biệt là sự lên án của cộng đồng quốc tế, ông Hoàng Khiết Phu cho biết “đã nhận được điện thoại của một số chuyên gia uy tín trong lĩnh vực phẫu thuật cấy ghép trên thế giới”, nhưng động cơ “phản đối” lần này của ông ta không phải là bảo vệ học thuật, đạo đức y học, mà là vì bị quốc tế chỉ trích và kéo theo đó là sự quan tâm đến vấn đề “mổ cướp nội tạng” ở Trung Quốc.

Kênh tin tức của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) không ngừng tung hô ca ngợi, ví dụ đã có những bài với tựa đề như: “Ca phẫu thuật thay đầu đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công ở Cáp Nhĩ Tân”, “Lần đầu tiên trên thế giới ‘phẫu thuật thay đầu người’ được thực hiện thành công”, v.v. Nhưng cộng đồng mạng đã tinh ý phát hiện ra bản tin “Lần đầu tiên trong lịch sử loài người giáo sư Trung Quốc ‘phẫu thuật thay đầu’ thành công” là tựa đề đã bị chỉnh lý lại khác với thông tin ban đầu, theo đó thông tin ban đầu chỉ ra là vị bác sĩ người Ý, sau đó mới được sửa đổi là giáo sư Trung Quốc.

Vị giáo sư Trung Quốc hưởng ứng “phẫu thuật thay đầu” là ông Nhậm Hiểu Bình, cũng là “bác sĩ mổ chính” hợp tác với bác sĩ người Ý Sergio Canavero. Ông Nhậm hiện là Phó Chủ nhiệm Khoa Chỉnh hình Bệnh viện thứ hai của Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân.

Trước đó, bác sĩ Sergio Canavero từng công bố ca “phẫu thuật thay đầu” lần đầu tiên trong lịch sử loài người sẽ được thực hiện ở Nga, tuy nhiên vì ở Nga không cho phép loại phẫu thuật này nên không cung cấp kinh phí. Trái lại, tại Trung Quốc, vị bác sĩ người Ý đã tìm được đối tác là ông Nhậm Hiểu Bình, vì thế địa điểm và nhân vật phẫu thuật cũng đã thay đổi.

Nhưng ngày 21/11, chia sẻ trên truyền thông, ông Nhậm Hiểu Bình thay đổi cách nói rằng phẫu thuật thay đầu này chỉ là “kế hoạch phẫu thuật tiền lâm sàng trên thi thể còn tươi mới”. Dù CCTV không tìm hiểu kỹ thông tin này, nhưng theo quy định liên quan, cho dù hai thi thể mà ông Nhậm Hiểu Bình sử dụng có nguồn gốc hiến tặng thì việc giải phẫu thi thể này cũng vi phạm pháp luật hiện hành.

Về vấn đề kinh phí, “phẫu thuật thay đầu người” là do nhà nước chi trả. Theo thông tin, khi trả lời phỏng vấn vào năm 2015, ông Nhậm Hiểu Bình đã cho biết, kinh phí cho nghiên cứu này lấy từ Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân, Bệnh viện thứ hai của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân, và Quỹ Khoa học Tự nhiên quốc gia, tổng số tiền đầu tư khoảng 10 triệu Nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu USD).

Theo báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dựa trên nguồn tài liệu công bố công khai như sách y học và luận văn luận án nghiên cứu, các bệnh viện thứ nhất và thứ hai thuộc Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân đều liên quan đến tội ác “mổ cướp nội tạng”. Đặc biệt còn có cả băng ghi âm điều tra. Ví dụ trong một điều tra thực hiện qua điện thoại vào tháng 2/2016, bác sĩ Trần Thiệu Ngạn (Chen Zhaoyan) của Bệnh viện thứ hai Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân (nơi ông Nhậm Hiểu Bình công tác) đã thừa nhận: từng thực hiện nhiều ca phẫu thuật ghép thận, sau năm 1999 có nhiều thận sống. Năm 1999 là thời điểm cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân bắt đầu công khai đàn áp Pháp Luân Công, kéo theo những người tập Pháp Luân Công bị bức hại trở thành nguồn cung nội tạng cho hoạt động cấy ghép. Nhiều nhận định cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến số ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc bùng nổ từ sau năm 1999.

Như tại Đại hội cấy ghép tạng lần thứ 7 tổ chức tại Boston (Mỹ) vào tháng 6/2012, một bác sĩ là Phó Chủ nhiệm về cấy ghép gan của Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương – Thiên Tân cho biết: “Cấy ghép tạng ở Trung Quốc tăng vọt, trở thành nước cấy ghép tạng đứng nhất, nhì thế giới, trong quá trình này phải có một số người hy sinh là tất nhiên, là bình thường, không là gì cả”.

Theo hồ sơ công khai, “thành tựu” của ông Hoàng Khiết Phu trong giới y thuật là nhờ vào thời gian trước tháng 11/2012, ông từng là bác sĩ mổ chính của gần 500 ca phẫu thuật ghép thận, nhưng nguồn cung không phải do tự nguyện hiến tặng, cũng không phải phạm nhân tử hình, và ông Hoàng cũng không thể làm rõ và cho công bố công khai cụ thể về nguồn gốc nội tạng ông ta cấy ghép.

Trước khi về nước vào năm 2012, ông Nhậm Hiểu Bình hành nghề y ở Mỹ được cho là khá có tiếng, tại sao lại về nước lao vào “phẫu thuật thay đầu”, và sau khi bị chất vấn về vấn đề đạo đức lại trả lời rằng “chỉ làm bác sĩ, không phải nhà luân lý học”?

Cho dù y thuật có cao minh nhưng không có giá trị luân lý thì chỉ là y thuật ma quỷ.

Blog Trần Tư Mẫn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn