Đã chữa được tiểu đường trên chuột – khi nào thì đến chúng ta?

Thứ Sáu, 28 Tháng Chín 20181:00 CH(Xem: 6841)
Đã chữa được tiểu đường trên chuột – khi nào thì đến chúng ta?

Thông thường, người bị tiểu đường tuýp 1 chỉ có thể dựa vào chế độ ăn và phải tiêm insulin thường xuyên. Nhưng các nhà nghiên cứu tại Trung tâm khoa học sức khỏe ĐH Texas (UT Health San Antonio) đã tìm ra cách chữa căn bệnh này trên chuột, đem đến hy vọng cho các bệnh nhân.

(ảnh: JacobSt/Depositphotos)
(ảnh: JacobSt/Depositphotos)

Tiểu đường tuýp 1 và 2

Tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh đặc biệt phiền phức. Nó xảy ra khi tuyến tụy dừng tiết insulin để chuyển hóa đường, và người bệnh chỉ có thể tiêm insulin để khắc phục, nếu không họ sẽ tử vong.

Tiểu đường tuýp 2 thì ít nguy hiểm hơn, cơ thể không tiết đủ insulin, nên có thể chỉ cần chú ý chế độ ăn uống là đủ.

Tiểu đường là một bệnh tự miễn, tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể có trục trặc, và tấn công các tế bào beta ở tuyến tụy – vốn đóng vai trò theo dõi và sản sinh insulin. Tiểu đường xảy ra khi các tế bào này bị tiêu diệt hơn 80%.

Liệu pháp mới chữa bệnh tiểu đường trên chuột

2 nhà nghiên cứu Bruno Doiron và Ralph DeFronzo đã dùng kĩ thuật chuyển gen để thay đổi các tế bào tuyến tụy của chuột, làm chúng hoạt động như tế bào beta và bắt đầu sản sinh insulin. Họ đã chọn những gen nhất định từ tế bào beta bên ngoài và dùng virus làm phương tiện để đưa gen vào những tế bào chủ mới trong tuyến tụy của chuột bị tiểu đường.

Ông Bruno Doiron và Ralph DeFronzo đã tìm ra cách chữa bệnh tiểu đường cho chuột trong 1 năm mà không có hiệu ứng phụ (ảnh: UT Health)
Ông Bruno Doiron và Ralph DeFronzo đã tìm ra cách chữa bệnh tiểu đường cho chuột trong 1 năm mà không có hiệu ứng phụ (ảnh: UT Health)

Ông DeFronzo cho biết, những tế bào sau khi thay đổi có khả năng sản sinh insulin, nhưng chỉ khi đường có mặt, đây chính là biểu hiện của tế bào beta thông thường. Ngược với tiểu đường là tình trạng hạ đường huyết, khi tế bào beta sản sinh hormone insulin liên tục và chuyển hóa toàn bộ đường trong máu.

Để trị tiểu đường, chỉ cần hồi phục khoảng 20% tế bào beta bị mất; nhưng nếu những tế bào beta mới được sản sinh ra, nhiều khả năng hệ miễn dịch sẽ lại tấn công và tiêu diệt chúng. Một lợi thế lớn của phương pháp này là nó “đi đường vòng” qua được hệ thống miễn dịch, và các tế bào tụy sau khi thay đổi sẽ không bị tấn công.

“Nếu bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 đã sống với những tế bào [tuyến tụy] này trong 30, 40 hay 50 năm và chúng ta điều chỉnh để chúng có thể tiết insulin, chúng tôi kỳ vọng sẽ không có phản ứng xấu từ hệ miễn dịch,” ông DeFronzo nói.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, chữa tiểu đường trên chuột và trên người là 2 chuyện rất cách xa nhau. Họ nói có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sau 3 năm nữa, nhưng vẫn cần tiến hành nhiều thử nghiệm trên động vật với tổng chi phí khoảng 5 triệu USD, cũng như đăng kí lên FDA để xem xét loại thuốc mới này.

“Chúng tôi đã chữa cho chuột trong 1 năm mà không có phản ứng phụ nào. Điều này là chưa từng có. Nhưng đây vẫn chỉ là trên chuột, vì vậy chúng ta cần cân nhắc. Chúng tôi muốn thử trên những động vật lớn hơn, có sinh lý của tuyến nội tiết tương tự con người hơn,” ông Doiron cho hay.

Khi nào thì đến chúng ta?

Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 1, cuộc sống gắn liền với việc phải theo dõi đường huyết liên tục. Và ngay cả khi họ làm tốt việc đó mỗi ngày thì trục trặc vẫn xảy ra. Tiêm quá nhiều insulin, đường huyết có thể giảm tới mức chóng mặt ngất xỉu; tiêm quá ít, đường huyết cao sẽ dẫn đến nồng độ ketone trong máu ở mức nguy hiểm.

Theo trang Slate, tình trạng của các nghiên cứu tiểu đường cũng không mấy khả quan. Nhiều phương pháp có tiềm năng xuất hiện trên mặt báo, để rồi chìm vào im lặng. Những lợi ích đem lại vẫn chưa bao giờ vượt qua được mũi tiêm insulin đơn giản.

Tiên tiến nhất hiện nay là thiết bị “tụy nhân tạo” tự động theo dõi lượng đường trong máu và đưa insulin vào cơ thể khi cần thiết. MiniMed 670G đã được FDA cấp phép. Nhưng đây vẫn là một chiếc máy đeo ngoài da, cần bảo trì thường xuyên.

Một liệu pháp sinh học tổng hợp – giúp tái tạo hay tái thiết kế những “phụ tùng” hay hệ thống sinh học (VD: tế bào tụy, vi khuẩn tiết insulin) để thay thế cho tế bào beta – sẽ thực sự có thể chữa tiểu đường triệt để, ít ra là trong lý thuyết.

Khó khăn lớn nhất của liệu pháp này là khi dùng tế bào khác thay thế tế bào beta, chúng phải vượt qua được hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các biện pháp trước đây đều thất bại, vì hệ miễn dịch vẫn nhận ra và cuối cùng vẫn tiêu diệt tế bào thay thế. Ngay cả khi chúng có thể hoạt động tốt lúc ban đầu, sau vài tuần, hiệu quả vẫn bị giảm đi.

Một liệu pháp như vậy, ngay cả nếu thành công và bán ra thị trường, thì cũng phải mất 15 năm nữa, theo Chad Cowan – giám đốc chương trình tiểu đường tại Viện tế bào gốc Harvard.

Quy trình cho ra sản phẩm trong ngành y khoa thường rất chậm. Nhưng lựa chọn cho bệnh nhân tiểu đường vẫn còn: thiền định, khí công, Đông yđiều chỉnh lối sống, suy nghĩ… Vẫn có rất nhiều liệu pháp thân-tâm cổ truyền mà Tây y vẫn chưa thể lý giải hết.

Theo New Atlas, UT Heath, Slate
Phong Trần tổng hợp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn