Tại sao lựu đạn xưa lại có rãnh trong khi một số loại mới lại hoàn toàn trơn bóng?

Chủ Nhật, 19 Tháng Tám 20182:00 SA(Xem: 9439)
Tại sao lựu đạn xưa lại có rãnh trong khi một số loại mới lại hoàn toàn trơn bóng?

Nguyên nhân đằng sau sự thay đổi này đến từ việc những chiếc rãnh trên lựu đạn không có tác dụng đúng như mong đợi trước đó của nhà phát minh.

Khi nghĩ tới hình dáng của một quả lựu đạn, nhiều người hẳn sẽ liên tưởng đến hình ảnh những chiếc rãnh chạy dọc thân lựu đạn. Tất nhiên đó là loại lựu đạn ngày xưa và chúng thường có những rãnh xẻ dọc thân. Thoạt nhìn chúng giống như một quả dứa vậy.

Lựu đạn xưa thường có những rãnh xẻ dọc thân.
Lựu đạn xưa thường có những rãnh xẻ dọc thân.

Nhưng ngược lại với những loại lựu đạn hiện nay, chúng không còn rãnh nữa mà thay vào đó là thiết kế trơn bóng. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy và rãnh trên lựu đạn thực chất có tác dụng gì?

Thú vị thay, lựu đạn ngày xưa thực chất không hề có những chiếc rãnh này. Rãnh chỉ xuất hiện sau một lần cải tiến trong quá trình chiến đấu. Những người lính ban đầu chế tạo ra lựu đạn từ các vật dụng khác nhau như một chiếc lon và thuốc súng. Tuy nhiên vào năm 1915, William Mills, một kỹ sư, một nhà phát minh người Anh đã phát minh ra loại lựu đạn mới an toàn hơn với kíp nổ thủ công.

Theo Technology, cách sử dụng của loại lựu đạn này khá đơn giản. Bạn chỉ cần kéo kíp nổ để kích hoạt lựu đạn, sau đó ném về phía kẻ thù để tác động của vụ nổ và mảnh kim loại văng ra gây sát thương cho địch. Nhưng trái với nguyên lý đó, lựu đạn lúc đó không phải là một loại vũ khí có tính sát thương cao nhất. Bởi lẽ nó khá bé và khó chứa đủ lượng thuốc nổ có thể tăng phạm vi sát thương.

Mâu thuẫn lại nảy sinh khi người lính cần những quả lựu đạn đủ nhỏ và nhẹ để có thể mang theo người khi chiến đấu. Điều đó cũng đồng nghĩa, một quả lựu đạn nhỏ khó có thể tiêu diệt được số lượng lớn sinh lực địch nếu chỉ với lượng chất nổ mặc định.

Mills đã nghĩ ra cách khoét các rãnh để vỏ lựu đạn dễ dàng tách ra thành những mảnh kim loại sắc nhọn
Mills đã nghĩ ra cách khoét các rãnh để vỏ lựu đạn dễ dàng tách ra thành những mảnh kim loại sắc nhọn.

Giải pháp được đưa ra lúc này là tạo thêm một lớp tấn công khác cho lựu đạn. Cụ thể là làm cho các mảnh kim loại văng ra như viên đạn và gây sát thương cho địch ngay sau khi lựu đạn phát nổ. Tất nhiên có những cách như trộn thêm vật kim loại sắc nhọn bên trong lựu đạn nhưng Mills đã quyết định sử dụng chính thân của một quả lựu đạn để làm vũ khí tấn công.

Đó là lý do Mills đã nghĩ ra cách khoét các rãnh để vỏ lựu đạn dễ dàng tách ra thành những mảnh kim loại sắc nhọn khó có thể đoán được.

Lựu đạn có rãnh không hoàn toàn phát huy tối đa hiệu quả như mong đợi

Năm 1918, loại lựu đạn Mk2 của Mỹ xuất hiện trên chiến trường và nó cũng có rãnh khá sâu, chia bề mặt quả lựu đạn thành nhiều ô vuông. Nhiều quốc gia khác sau đó cũng áp dụng giải pháp thiết kế này.

Thế nhưng chỉ vài thập kỷ sau, con người lại chế tạo ra loại lựu đạn có thân trơn bóng? Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Câu trả lời hóa ra lại rất đơn giản. Chỉ vì những chiếc rãnh kia không thực sự phát huy đúng tác dụng như mong đợi. Mills nhận thấy, lựu đạn phát nổ và vỡ thành từng mảnh ở những vị trí ngẫu nhiên thay vì nổ thành các mảnh hình vuông.

Nguyên nhân do lớp gang cấu tạo nên lựu đạn khá giòn. Khi phát nổ, chúng gần như trở thành bột sắt dưới sức ép của vụ nổ và không đủ sức gây ra sát thương cho kẻ thù. Chỉ có khoảng 1/3 thân lựu đạn có thể trở thành mảnh đạn và gây nguy hiểm.

Một số loại lựu đạn như M26, M33 và M67 đều có bề mặt hoàn toàn trơn nhẵn.
Một số loại lựu đạn như M26, M33 và M67 đều có bề mặt hoàn toàn trơn nhẵn.

Mặc dù vậy, lựu đạn có rãnh hiện nay vẫn khá phổ biến tại một số quốc gia. Những rãnh này cũng được cải tiến trở nên gọn gàng và có độ bám tốt hơn. Thậm chí đã có cải tiến tạo rãnh bên trong lựu đạn, giúp mảnh vỡ dễ dàng văng ra nhiều hơn.

Một số loại lựu đạn như M26, M33 và M67 đều có bề mặt hoàn toàn trơn nhẵn. Bên cạnh đó, chúng cũng nhẹ hơn đáng kể so với loại lựu đạn có rãnh. Cụ thể lựu đạn M67 (lựu đạn mỏ vịt) thế hệ mới nhẹ hơn khoảng 200 gram so với MK2 ngày xưa nhưng có bán kính sát thương lên tới 15m.

Như vậy có thể hiểu, việc cải tiến từ loại lựu đạn rãnh sang loại có thân trơn bóng là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu chiến đấu đòi hỏi sự gọn nhẹ nhưng vẫn có thể phát huy tốt nhất hiệu quả sát thương.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn