Chúng ta có bị thế lực nào điều khiển không?

Thứ Năm, 09 Tháng Tám 20184:00 SA(Xem: 7542)
Chúng ta có bị thế lực nào điều khiển không?
bbc.com
Philip Ball BBC Earth

Supercomputers get ever more powerful Bản quyền hình ảnh Science Photo Library
Image caption Các siêu máy tính đang ngày càng trở nên mạnh hơn, tạo ra được nhiều sản phẩm trước đây ta khó mường tượng nổi

Trong bài Chúng ta sống thật hay sống ảo?, chúng ta đã đề cập tới các cách nhìn nhận vũ trụ quanh ta và bản thân con người chúng nữa.

Có một số nhà vật lý, thiên văn học và kỹ sư công nghệ nay đang hào hứng với ý tưởng cho rằng chúng ta thực ra đang sống trong một cỗ máy giả lập khổng lồ, kiểu như thế giới ảo trong phim Ma trận (Matrix), nhưng mọi người đều ngỡ đó là đời thực.

Họ đưa ra ít nhất là hai giả thiết để thuyết phục mọi người tin rằng vũ trụ quanh ta không phải là thật.


Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng ta là một dạng thử nghiệm, còn giả thiết thứ hai cho rằng chúng ta tồn tại theo sự sai khiến của một thế lực siêu nhiên nào đó.

Trong lúc giả thiết thứ nhất dường như không làm thay đổi điều gì, thì giả thiết thứ hai lại đặt ra nhiều câu hỏi, tình huống thú vị.

Với giả thiết thứ hai, thì cũng sẽ hợp lý nếu như có bất kỳ chủ thể biết suy nghĩ nào cho rằng thực ra chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập chứ không phải là trong một thế giới mà các thực tế ảo đang hoạt động theo sự điều khiển nào đó.

Nhà triết học Nick Bostrom từ Đại học Oxford, Anh Quốc, đã phân giả thiết thứ hai ra thành ba khả năng:

(1) các nền văn minh chưa bao giờ đạt tới độ có thể tạo ra được những môi trường giả lập, có lẽ bởi điều đó sẽ khiến chính các nền văn minh đó bị xóa sổ đầu tiên; hoặc

(2) các nền văn minh đã đạt tới mức đó, nhưng vì một số lý do đã quyết định không tạo ra các môi trường giả lập; hoặc

(3) chúng ta nhiều khả năng chính là sản phẩm được tạo ra.

Câu hỏi đặt ra ở đây là trong những khả năng trên, cái nào dễ xảy ra nhất?

Nhà vật lý thiên văn từng đoạt giải Nobel George Smoot lập luận rằng không có lý do thuyết phục nào để chấp nhận phương án (1) hoặc (2).

Are we all just a computer simulation? Bản quyền hình ảnh Science Photo Library
Image caption Liệu có phải chúng ta chỉ là sản phẩm do máy tính tạo nên không?

Nhân loại đang tự gây cho mình đủ những vấn đề rắc rối, như chuyện thay đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân và nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt đối với một số giống loài. Nhưng những điều đó không nhất thiết sẽ đẩy nhân loại vào chỗ tuyệt diệt.

Hơn nữa, việc tạo ra những môi trường giả lập chi tiết, hoàn hảo tới mức các chủ thể sống trong đó ngỡ rằng mình đang tồn tại thực sự không phải là điều không thể, nếu xét về mặt lý thuyết.


Smoot nói thêm rằng theo những kiến thức phổ quát mà chúng ta đã biết về các hành tinh khác thì sẽ là quá kiêu căng nếu cho rằng chúng ta là giống loài thông minh nhất tồn tại trong toàn Vũ trụ.

Thế tình huống (2) thì sao? Phải chăng chúng ta muốn tránh việc tạo ra những môi trường giả lập vì lý do đạo đức? Có lẽ sẽ là điều không nên nếu ta tạo ra những chủ thể giả lập mang niềm tin rằng họ tồn tại thực sự và có quyền tự trị?

Nhưng điều này khó lòng xảy ra, Smoot nói. Rốt cuộc thì một lý do then chốt khiến chúng ta tạo ra những thứ giả lập ngày nay chính là để tìm hiểu rõ hơn về thế giới thực. Điều đó giúp chúng ta xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, gìn giữ cuộc sống tốt hơn. Do đó, có những lý do đạo đức mạnh mẽ để tạo ra môi trường giả lập.

Và như vậy thì chỉ còn là duy nhất tình huống (3): có lẽ chính chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập.

Nhưng điều này hoàn toàn chỉ là giả thuyết. Ta có thể tìm được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh điều đó không?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng điều đó tùy thuộc vào việc độ bắt chước được thực hiện hoàn hảo tới mức nào. Cách tốt nhất để tìm kiếm những lỗ hổng của chương trình này, chẳng hạn như những lỗi sơ suất khiến làm lộ ra bản chất nhân tạo của "thế giới thực" trong phim Ma trận. Chẳng hạn như chúng ta đã phát hiện ra sự không phù hợp lẫn nhau trong các học thuyết vật lý.

Khoa học gia chuyên nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (nay đã qua đời) Marvin Minsky từng cho rằng có những lỗi sai sót xảy ra do việc 'làm tròn' các con số xấp xỉ trong các chương trình máy tính.

We can now simulate entire galaxy clusters Bản quyền hình ảnh Volker Springel/Max Planck for Astrophysics/Scienc
Image caption Chúng ta nay đã có thể giả lập ra các cụm dải ngân hà

Một số khoa học gia lập luận rằng có những lý do thích đáng để cho rằng chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập. Một trong những lý do đó là Vũ trụ của chúng ta trông như được thiết kế có chủ đích.

Những tính bất biến của tự nhiên, chẳng hạn như cường độ các lực căn bản, thì có những giá trị giống như được chọn lựa, tính toán để sự sống có thể tồn tại được.


Ngay cả những thay đổi nhỏ nhất, nếu xảy ra, cũng sẽ khiến cho các nguyên tử không còn ổn định nữa, hoặc sẽ khiến cho các vì sao không thể được tạo thành. Câu hỏi 'tại sao' vẫn là những bí ẩn sâu kín nhất của ngành vũ trụ học.

Có thể có tình trạng dư thừa các vũ trụ, mà tất cả đều được tạo thành trong những sự kiện giống như Vụ Nổ Lớn, và tất cả đề có những định luật vật lý khác nhau.

Có thể do tình cờ mà một số vũ trụ trong đó được "tinh chỉnh" để thích nghi với sự tồn tại của sự sống, và nếu như chúng ta không phải là nằm trong một vũ trụ có khả năng duy trì sự sống đó, thì chúng ta đã không đặt câu hỏi về sự 'tinh chỉnh' bởi lẽ khi đó chúng ta đã không tồn tại.

Tuy nhiên, các vũ trụ song song lại là một ý tưởng khá là mang tính suy đoán. Ít nhất ta có thể suy đoán rằng Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ giả lập với các thông số đã được tinh chỉnh để tạo ra những kết quả thú vị như các vì sao, các dải ngân hà và con người.


Trong khi đây là điều có thể xảy ra, thì lý do khiến điều đó xảy ra vẫn là thứ mà chúng ta chưa hiểu được.

Bởi xét cho cùng, nếu vậy thì Vũ trụ "thực sự" của những đấng tạo hóa ra chúng ta cũng phải được "tinh chỉnh" để các đấng tạo hóa đó có thể tồn tại được.

Mà trong trường hợp đó, việc thừa nhận rằng chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập vẫn không giải thích được sự bí ẩn về độ "tinh chỉnh" của vũ trụ chúng ta.

Một số người đã chỉ ra những kết quả mâu thuẫn, kỳ quặc trong ngành vật lý hiện đại, và đó là những bằng chứng cho thấy có cái gì đó không ổn.

Cơ học lượng tử, một lý thuyết vật lý cơ học căn bản, đã nêu ra nhiều điểm mâu thuẫn. Chẳng hạn như cả vật chất và năng lượng có vẻ như đều là dạng hạt. Hơn nữa, có những giới hạn đối với với việc chúng ta quan sát Vũ trụ.

Smoot nói rằng những đặc tính rắc rối của vật lý lượng tử chỉ là thứ mà chúng ta có thể nhận thấy trong một môi trường giả lập. Chúng giống như những điểm chấm trên màn hình khi ta nhìn quá sát.

Liệu có lý thể giải được sự tồn tại của Vũ trụ của chúng ta bằng các định luật, nguyên lý khoa học không?

Mời quý vị đón xem phần tiếp theo, Cuộc sống chỉ là sản phẩm của toán học?

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn