Đập bỏ thành phố thời Liên Xô xây lại từ đầu ( nên đập bỏ hết thủ đô " Mút Cu " )

Thứ Năm, 24 Tháng Năm 20186:00 CH(Xem: 7296)
Đập bỏ thành phố thời Liên Xô xây lại từ đầu ( nên đập bỏ hết thủ đô " Mút Cu " )
bbc.com
Richard Gray BBC Future

Nhiếp ảnh gia Tim Franco đến thăm thành phố Baku của Azerbaijan, nơi đã được quyết định phá hủy hoàn toàn quá khứ cũ thời Liên Xô và thay thế bằng những tòa nhà khổng lồ đầy tham vọng. Nhưng giờ đây tiền đang dần cạn kiệt.

Sự chuyển mình của Baku

Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE

Với đại lộ rộng thênh thang, những tòa nhà khổng lồ cùng các căn hộ bên trong, nơi này trông như thể là Paris. Gần đó, những chiếc thuyền gỗ gondola (kiểu Ý) bập bềnh trên con kênh vừa xây theo kiểu các dòng kênh nổi tiếng của Venice. Một cần cẩu trục đứng cạnh tòa nhà trước vịnh với mái trần kiểu con sò phỏng theo Nhà hát Opera ở Sydney.

Và trên hết là các tòa tháp Flame Tower lộng lẫy, phủ kín bởi các màn hình LED, uốn cong vào trời xanh như ba chiếc răng bằng kính khổng lồ.

Thành phố Baku, thủ đô của Azerbaijan, có lịch sử dài pha trộn nhiều kiểu kiến trúc đan xen. Thành phố được bao quanh bởi bức tường có từ thời Trung cổ - nhiều phần giờ đây vẫn còn đứng vững - hòa trộn nét ảnh hưởng từ kiến trúc Ả-rập, Ba Tư, Ottoman và Phương Đông.


Nhưng giờ đây thành phố giàu trữ lượng mỏ dầu đang tự nâng cấp mình lên. Những tòa nhà thô kệch dưới thời Liên Xô và những khu công nghiệp đã bị giải tỏa, lấy chỗ cho những kiến trúc Châu Âu cổ điển, Sydney và Dubai mọc lên thay thế trên bờ biển Caspian.

Sự chuyển mình của thành phố bắt đầu chỉ một thời gian ngắn sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Dưới thời Tổng thống Heyda Aliyev, người nắm quyền từ năm 1993, hàng tỷ đô la đã được đổ vào những dự án xây dựng đầy tham vọng với nỗ lực hiện đại hóa và nâng cấp thành phố. Công việc giờ đây vẫn tiếp tục dưới thời con trai ông, Ilham, lên kế nhiệm cha vào năm 2003.

Nhiếp ảnh gia Tim Franco thăm Baku để ghi lại một thành phố tự làm mới mình.

Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE
Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE
Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE
Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE
Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE
Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE

Một giàn khoan được xây dựng gần trung tâm thành phố Baku

Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE

Che mờ quá khứ

Những khu vực kiến trúc thời Liên Xô bị đập bỏ để giành vị trí cho các công viên mở, những thương xá bằng đá cẩm thạch trắng, những tòa nhà chọc trời lấp lánh và các khu dân cư phức hợp sang trọng. Rất nhiều dự án trong số đó đã nhận được sự ưu ái của gia đình đang thống trị đất nước Azerbaijan.

Chẳng hạn, những con đường chiếm đến 221 hectare trong thành phố được thiết kế theo kiến trúc Paris thời Thế kỷ 19 của Georges-Eugene Haussman và được cho là xây theo yêu cầu của Đệ nhất Phu nhân, bà Mehriban Aliyeva.

Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE

Các tòa nhà bị coi là xấu xí giờ đây sẽ được dựng mặt tiền giả

Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE

Những giàn khoan dầu cũ nằm ngay ngoài khơi Biển Caspian

Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE

Một bức tường ngăn cách khu vực đất tư nhân với bãi biển công cộng

Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE

Phía bắc của thành phố Baku cũng là nhà của người tị nạn, những người bỏ chạy khỏi cuộc tranh chấp biên giới vẫn đang tiếp diễn giữa hai nước Azerbaijan và Armenia.

Tim Franco/INSTITUTE Bản quyền hình ảnh Tim Franco/INSTITUTE

Vươn lên trời cao

Tuy nhiên, rất nhiều dự án khổng lồ của Baku có thể gặp rắc rối. Dầu mỏ rớt giá tác động vào nền kinh tế của Azerbaijan và người ta lo sợ những công trình phát triển mới sẽ bị bỏ trống, hoặc không bao giờ có thể hoàn thành.

Quần đảo Khazar là nơi phát triển hàng loạt các villa, khách sạn sang trọng và tòa nhà thương mại, theo kế hoạch sẽ được xây dựng ở khu ngoại ô phía nam của Baku. Dự kiến khu vực này sẽ gồm 41 hòn đảo được cải tạo trên Biển Caspian, trải rộng trong một khu vực hơn 3.000 hectare.

Tại trung tâm sẽ là một công trình mang tính biểu tượng. Các nhà phát triển dự tính xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới - một tòa tháp vươn cao hơn 1km lên bầu trời. Nhưng dự án 100 tỷ đô la Mỹ có vẻ như đã bị đình trệ vì các quỹ đầu tư cạn kiện. Hơn nữa, tỷ phú Ibrahim Ibrahimov, người đứng đằng sau phần lớn các hoạt động của dự án này, đã bị bắt năm 2015 vì nợ nần. Quần đảo giờ đây bị bỏ hoang, dang dở.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn