Ở tận cùng thế giới, nơi mặt trời không mọc trong vài tháng

Thứ Năm, 17 Tháng Năm 20186:00 SA(Xem: 7693)
Ở tận cùng thế giới, nơi mặt trời không mọc trong vài tháng

Quần đảo Svalbard hoang vắng chính là thiên đường cuối cùng của mặt đất.

Longyearbyen, nằm ở 78 độ Bắc, là thủ đô của quần đảo Svalbard, đây là nơi định cư nhỏ bé của 2.000 cư dân. Nơi này có đầy đủ các cơ sở vật chất như trường đại học, siêu thị,... Điều kiện khắc nghiệt giúp lưu giữ những nét hoang sơ huyền bí.

Từ tháng 10 đến tháng 2, hầu như mặt trời không hề ló dạng tại đây. Màn đêm bao phủ suốt 24 giờ cũng là điều kiện tuyệt vời để ngắm nhìn những ánh sáng cực quan vô cùng đẹp mắt.

Một mỏ than bị bỏ hoang, cái tên Longyearbyen cũng là tên của một người thợ mỏ.
Có hơn 200 trẻ em dưới 18 tuổi ở Longyearbyen. Có 2 trường mẫu giáo, 1 trường học và 1 trường đại học ở cực bắc của thế giới.
Đừng bao giờ quên đóng cửa sổ vào mùa đông. Nhiệt độ lạnh nhất từng ghi lại được là −46,3°C (−51,3°F) vào tháng 3 năm 1986.
Tuần lộc, loài động vật có vú ăn cỏ hiếm hoi chịu được sự khắc nghiệt của cực Bắc.
Bệnh viện của thị trấn. Việc chôn cất người chết ở đây là không thể, vì lớp băng sẽ giữ cơ thể không bị phân hủy.
Svalbard vào một đêm trăng tròn. Năm 2006, người ta đã tìm thấy những hóa thạch thời tiền sử ở khu vực vùng núi này.
Ở Longyearbyen, đường phố không có tên, chỉ có số.
Lối vào Global Seed Vault - một trong những tòa nhà nghiên cứu quan trọng nhất trên trái đất.
Longyearbyen là một trong số ít nơi trên thế giới bạn có thể chiêm ngưỡng ánh sáng cực quan vào ban ngày.
Một người dân bản địa với chú chó săn và khẩu súng trường.
Bầu trời chuyển sang màu hồng tự nhiên cùng ánh sáng quang học.
Lái xe trong cơn bão tuyết lớn.
Thị trấn lúc 2 giờ chiều. Toàn bộ Longyearbyen sử dụng năng lượng từ nhà máy điện than, thải ra 40 tấn khí CO2/người/năm.
Nhà thờ luôn mở cửa 24/7 cho bất kỳ ai.

Juniper - Cô cáo hạnh phúc có triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn