Trung Quốc: Lệnh cấm của Mỹ 'đe dọa' ZTE ( ZTE chỉ là Yếu huyệt, chưa phải Tử huyệt. Chệt chờ xem )

Thứ Sáu, 20 Tháng Tư 20185:09 SA(Xem: 5384)
Trung Quốc: Lệnh cấm của Mỹ 'đe dọa' ZTE ( ZTE chỉ là Yếu huyệt, chưa phải Tử huyệt. Chệt chờ xem )

ZTE Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption ZTE có trụ sở chính ở Thâm Quyến, Trung Quốc

Tập đoàn ZTE của Trung Quốc nói lệnh cấm bán công nghệ của Mỹ 'đe dọa' tương lai của họ.

Hôm 20/04/2018, ZTE nói lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cao của Bộ Thương mại Hoa Kỳ không chỉ đe dọa họ mà còn ảnh hưởng xấu đến các công ty Mỹ.

Trong tuần, Bộ Thương mại Mỹ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm của nước này cho ZTE, khiến các công ty Hoa Kỳ không thể nào bán linh kiện và nhu liệu cho công ty Mỹ.

ZTE hiện đang dùng các linh kiện của Qualcomm và phần mềm từ Google cho điện thoại thông minh của họ.

Lệnh cấm, có tên là 'Denial Order', của chính quyền Mỹ "sẽ có tác động rất xấu không chỉ đến sự tồn vong và phát triển của ZTE, mà còn làm hại các đối tác của ZTE, gồm một con số lớn công ty Mỹ", thông cáo của ZTE hôm thứ Sáu nói.

ZTE đã phải nộp 1,2 tỷ USD tiền phạt sau khi Hoa Kỳ nói công ty này "vi phạm lệnh cấm vận" và đã bán hàng công nghệ cao cho Bắc Hàn và Iran.

Hãng ZTE của TQ 'có thể gây hại cho an ninh Anh Quốc'

Bắc Hàn 'dùng sứ quán mua công nghệ vũ khí'

Hãng công nghệ VN đầu tiên sẽ niêm yết ở Nasdaq?

Mỹ quan tâm Bộ Tư lệnh tác chiến mạng VN?

Mạng xã hội theo ý thức hệ gì?

Anh Quốc cũng đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cho ZTE vì lý do an ninh mạng.

Theo phóng viên BBC Karishma Vaswani trong bài giải thích vì sao Phương Tây nghi ngờ các công ty công nghệ của Trung Quốc (BBC News 17/04), điểm mấu chốt là sự ngờ vực rằng các công ty Trung Quốc chính là "tai mắt của chính phủ" nước này tại các thị trường Phương Tây.

Cùng lúc, dù mối nghi ngờ thật khó chứng minh, điều chắc chắn là công nghệ viễn thông luôn có "rủi ro an ninh", theo bài báo.

Liên kết toàn cầu

Một đối tác lớn của ZTE là Huawei đã bị Hoa Kỳ chặn một lượng hàng lớn có điểm đến là Hoa Kỳ trong thời gian qua, theo kênh CNBC.

Các quan chức tình báo Mỹ nói thẳng rằng người dùng tại Hoa Kỳ không nên dùng điện thoại Huawei.

Hãng viễn thông quốc gia Anh, BT đã thiết lập quan hệ hợp tác trong nghiên cứu và phát triển với ZTE hồi 2011, và cũng đã phân phối các modem do hãng Trung Quốc sản xuất.

Nhưng gần đây, cơ quan an ninh Anh Quốc cho rằng "rủi ro an ninh quốc gia phát sinh từ việc sử dụng các thiết bị hoặc dịch vụ của ZTE trong hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông hiện nay của Anh Quốc là điều không thể coi nhẹ", và chính phủ Anh ra lệnh cấm bán sản phẩm cho ZTE cũng như đầu tư của họ ở Anh.

ZTE Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption ZTE bán thiết bị di động và các sản phẩm máy tính khác cho người tiêu dùng

Tại Việt Nam, các tài liệu công khai trên mạng của ZTE nói Viettel là đối tác quan trọng của họ.

Ngay từ 2012, Viettel chọn ZTE làm đối tác để đầu tư vào mạng lưới họ thắng thầu để thiết kế ở Peru.

Trong năm 2018, modem F600W là modem cáp quang của hãng ZTE được Viettel trang bị cho các hộ gia đình là khách hàng sử dụng cáp quang GPON, theo báo chí Việt Nam.

Tin hôm 19/04 của Reuters từ Thâm Quyến, nơi tập đoàn ZTE đặt trụ sở, cho hay giao dịch cổ phiếu của họ tại thành phố này và ở Hong Kong đều tạm ngưng.

Chỉ số tài chính của ZTE đáng ra phải công bố hôm 19/04 cũng được lãnh đạo tập đoàn này hoãn lại.

Họ nêu lý do công ty cần đánh giá kỹ hơn tác động của lệnh cấm mà Hoa Kỳ áp đặt.

Các báo quốc tế bình luận rằng vụ ZTE mới chỉ là một trong những "màn dạo đầu" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung năm 2018.

Hồi đầu tháng 4, Tổng thống Donald Trump vừa yêu cầu giới chức Mỹ xem xét thêm một khoản thuế trị giá 100 tỷ USD nữa đánh vào hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước đang leo thang.

Khoản thuế này bổ sung vào khoản thuế trị giá 50 tỷ đôla Mỹ đã đề xuất trước đó, đánh vào hàng trăm mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu.

Ông Trump cũng cáo buộc các công ty Trung Quốc "đánh cắp" công nghệ của Hoa Kỳ.

Xem thêm về đầu tư Trung Quốc:

TQ mua 'quán bia ông Tập từng thăm'

Việt Nam nói về điện hạt nhân Trung Quốc

Cát Linh - Hà Đông: Nợ cao mà chậm?

Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú

Zimbabwe 'luôn là bạn của Trung Quốc'

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn