Định nghĩa về "giờ cao su" tại các quốc gia trên thế giới

Thứ Ba, 24 Tháng Tư 201810:00 SA(Xem: 6873)
Định nghĩa về "giờ cao su" tại các quốc gia trên thế giới

Trên thế giới, sự đúng giờ của mỗi quốc gia có sự chênh lệch nhau. Không phải cứ người nước ngoài là đúng giờ đâu nhé. Sự thật là có khi họ còn "cao su" hơn cả chúng ta đấy.


Có lẽ bạn cũng ngán tới tận cổ những trường hợp "cao su", hẹn 7 giờ mà 8 giờ mới " sắp tới nơi rồi! " đúng không? Và kẻ gây ra tội lỗi kia có thể đưa ra cả nghìn tỉ lí do, hứa hẹn hết lần này tới lần khác nhưng cuối cùng vẫn cứ "chứng nào tật nấy".


Mặc dù chuyện sai hay đúng giờ đều xuất phát từ vấn đề tâm lí của mỗi người nhưng đôi khi nó cũng ảnh hưởng ít nhiều từ lối sống, văn hóa của từng quốc gia.

1-24acf2a9

Từ những nhóm quốc gia coi giờ giấc là kỉ luật...

Ví dụ như ở Nhật Bản, chuyện đúng giờ vốn là nguyên tắc bất di bất dịch. Nếu bạn tới muộn dù chỉ là 1 phút, bạn cũng bị coi là thiếu tôn trọng bên đối diện. Thậm chí vào năm ngoái, công ty quản lý tàu cao tốc Tokyo Metropolitan ở đất nước này đã phát đi thông báo xin lỗi hành khách chỉ vì chuyến tàu dự kiến xuất phát lúc 9h44'40 đã xuất phát sớm hơn 20 giây, tức vào lúc 9h44'20. Đúng giờ được coi là nét đẹp văn hóa của người dân xứ hoa anh đào.

Người Hàn có thể rất nồng hậu và chu đáo với người quen nhưng lại tỏ ra vô cùng xa cách, khó gần với người lạ. Làm việc với người Hàn Quốc, bạn phải đặt sự đúng giờ lên hàng đầu. Tương tự như người Nhật, đi trễ trong cuộc hẹn với người Hàn được coi là hành động khiếm nhã.


Còn ở Đức, người ta tôn thờ sự đúng giờ và coi đó là niềm tự hào. Người dân nơi đây luôn sống với phương châm: " Thà đến sớm 5 phút còn hơn đến muộn 1 phút. Đúng giờ là sự lịch thiệp của các ông vua ".

Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn lại là người mắc bệnh "cao su", bạn hoàn toàn có thể "lí sự cùn" một chút (tất nhiên đi muộn vài phút thôi) về thói đi trễ tại các quốc gia như Trung Quốc, Mexico, Hy Lạp... dưới đây.

Tới các quốc gia coi "cao su một chút thì cũng cảm thông được"...

Theo Mellotte, sự trễ hẹn đa phần đều tới từ sức khỏe thần kinh không tốt. Người thường xuyên bị stress luôn tìm cách lảng tránh những tình huống nhất định. Người kém tự tin thường nghi ngờ khả năng làm việc của mình. Họ dành nhiều thời gian để kiểm chứng lại những gì bản thân đang làm.

Quan niệm về thời gian của mỗi người là khác nhau và phụ thuộc khá nhiều ở tính cách. Có người nhận thức cao về sự quý trọng thời gian. Họ biết rằng việc chậm trễ của mình sẽ ảnh hưởng nhiều tới người khác. Từ đó, họ thích sự chính xác và luôn tìm cách hoàn thành mọi thứ sớm nhất có thể..

Tuy nhiên, trễ hẹn thành "hệ thống" ở những nơi như Brazil, Kazakhstan, Nga, Morocco hay Ấn Độ... thì quả là hiếm thấy.

Và cuối cùng là những quốc gia sống theo một chiếc đồng hồ bị hỏng, nghĩa là chẳng có khái niệm gì về đúng giờ.

Người dân Brazil thường xuyên kêu trời kêu đất và tỏ ra rất ghen tị với sự đúng giờ của người Đức chỉ vì đó là đất nước có hệ thống giao thông, dịch vụ không bao giờ chậm trễ. Ở Brazil, người ta không chỉ trễ hẹn với nhau mà các chuyến xe, tàu cũng "đi muộn như cơm bữa".

Thế còn ở Việt Nam, bạn đánh giá mức độ đi trễ "đặc sắc" của mình như thế nào?

Ảnh: Mr. Gamer

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn