Tranh cãi về "nhà sư người máy" giảng kinh Phật ở ngôi chùa Nhật

Thứ Tư, 04 Tháng Chín 20249:00 SA(Xem: 794)
Tranh cãi về "nhà sư người máy" giảng kinh Phật ở ngôi chùa Nhật

Ngôi chùa gần 400 năm tuổi tại Nhật Bản đã hợp tác phát triển một người máy tên Mindar để giảng kinh Phật, với hy vọng thu hút được sự quan tâm của thế hệ trẻ.

Theo CNN, "nhà sư người máy" có kích thước bằng người thật và được thiết kế theo hình mẫu của Quán Thế Âm Bồ tát (được Phật giáo tại Nhật Bản gọi là Kannon Bodhisattva). Người máy được đưa về chùa Kodaiji nằm tại cố đô Kyoto vào tháng 2.

Đã xuất hiện một số ý kiến không đồng tình với quyết định của chùa, cho rằng đây là một tạo vật phản tự nhiên như "quái vật của Frankenstein".

Trong khi đó, những nhà sư tại chùa Kodaiji chia sẻ Mindar đã hoàn thành rất tốt công việc của mình, có thể giúp phát huy những truyền thống của tôn giáo tồn tại hơn 2.500 năm qua.


Mindar trong một buổi ra mắt công chúng vào tháng 6. Trước đó Mindar được trưng bày liên tục trong từ ngày 8/3 đến 6/5. (Ảnh: AFP).

Giảng Bát Nhã Tâm Kinh

Mindar được hợp tác phát triển giữa chùa Kodaiji và chuyên gia về khoa học robot Hiroshi Ishiguro tại đại học Osaka. Chi phí chế tạo lên đến gần 1 triệu USD. Người máy được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2019.

Mindar cao 1m95 với phần lớn cơ thể được chế tạo bằng nhôm, tạo hình theo kiểu phi giới tính. Người máy này được lập trình để thực hiện bài giảng dài khoảng 25 phút về Bát Nhã Tâm Kinh.

Ông Ishiguro sử dụng silicon phủ ngoài phần tay, mặt và vai của robot. Khi Mindar cử động mô tả bài giảng, yếu tố này của ngoại hình có thể tạo cảm giác gần như một nhà sư đang thuyết giảng.

Phần còn lại của cơ thể Mindar không được bao phủ mà để lộ máy móc bên trong. Đỉnh đầu được để hở, với dây điện được đặt trong ống nhựa trong suốt ôm quanh đầu và thân người. Bên mắt trái của robot có gắn một camera siêu nhỏ.

Nhà sư Tensho Goto nói ưu điểm của Mindar so với những nhà sư là nó có thể gặp thêm nhiều người hơn, lưu trữ nhiều thông tin hơn theo thời gian.

"Robot này sẽ không bao giờ chết. Nó sẽ tiếp tục cập nhật và tiến hóa. Đó là điều kỳ diệu của robot. Nó có thể lưu trữ tri thức vô thời hạn với khối lượng vô tận", ông Goto nhấn mạnh.


Các nhà sư tại chùa Kodaiji công bố về Mindar với truyền thông Nhật Bản vào tháng 2. (Ảnh: Kyodo).

Báng bổ hay sẽ là tương lai?

"Sự khác biệt lớn nhất giữa một nhà sư bình thường và robot là: Chúng ta cuối cùng rồi cũng phải chết", nhà sư Tensho Goto nhấn mạnh vào yếu tố "bất tử" của robot Mindar.

Ông cũng bác bỏ những chỉ trích rằng chùa Kodaiji đã hành động báng bổ khi cho robot thuyết giảng kinh Phật.

"Phật giáo không phải là tin tưởng vào một vị thánh thần duy nhất, điều quan trọng là đi theo con đường Phật dạy. Việc con đường đó được truyền dạy bằng cỗ máy, khối kim loại phế liệu hay cái cây thì cũng không quan trọng", ông nói.

Nhà sư Nhật Bản tự tin rằng cùng với sự phát triển của công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI), trí tuệ của Mindar sẽ phát triển và giúp con người vượt qua được những khó khăn lớn nhất trong cuộc đời. "Điều này sẽ thay đổi Phật giáo", ông trả lời Japan Times.

Bên cạnh đó, Tensho Goto cũng hy vọng đồng nghiệp người máy của mình có thể thu hút được sự quan tâm từ thế hệ trẻ theo cách những nhà sư truyền thống không tài nào làm được.

"Những người trẻ thường nghĩ chùa là một nơi dành riêng cho việc tổ chức ma chay hay cưới hỏi", ông nói thế hệ trẻ Nhật Bản đang ngày càng xa cách với Phật giáo.

"Họ khó tìm được cảm giác gần gũi từ những nhà sư lạc hậu như tôi, nhưng hy vọng robot sẽ đóng vai trò cầu nối thú vị giữa hai phia. Chúng tôi muốn mọi người nhìn vào robot này và nghĩ được về bản chất của Phật giáo", ông Goto chia sẻ.

Chùa Kodaiji khẳng định mục tiêu của họ không phải nhằm thu hút nhiều du khách đến thăm vì tò mò về Mindar. Ông Tensho Goto nhấn mạnh những kiến thức được lưu trữ trong Mindar sẽ giúp chỉ dẫn cho mọi người cách vượt qua những nỗi đau của cuộc sống.

"Mục tiêu của Phật giáo là xoa dịu những đau khổ kiếp người phải chịu đựng. Xã hội hiện đại mang theo mình đủ loại áp lực mới, nhưng mục tiêu này của Phật giáo suốt hơn 2.000 năm qua không bao giờ thay đổi", nhà sư chia sẻ.


Nhà sư Tensho Goto bên cạnh người máy Mindar. (Ảnh: Getty).

Phản ứng trái chiều

Khảo sát mới đây của đại học Osaka với những khách đến thăm chùa Kodaiji cho thấy nhiều phản ứng khác nhau về Mindar. Nhiều người bày tỏ bất ngờ khi "nhà sư người máy" tạo cho họ cảm giác rất giống khi dự một bài giảng của người thật.

"Tôi cảm thấy sự ấm áp thường không có ở những robot khác", một người tham gia khảo sát cho biết.

"Ban đầu tôi có có cảm giác không tự nhiên, tuy nhiên bài giảng của người máy này rất dễ theo. Nó khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều về đúng sai trong đời", một người khác chia sẻ.

Trong khi đó, cũng có nhiều người cảm thấy Mindar quá khiên cưỡng. "Bài kinh nghe không thoải mái, còn những biểu cảm rõ ràng được lập trình quá máy móc", một người bức xúc.

Theo nhà sư Tensho Goto, đông đảo người Nhật đến thăm chùa bắt đầu đón nhận sự xuất hiện của Mindar. Phần lớn những phản hồi tiêu cực lại đến từ du khách nước ngoài.

"Người phương Tây bức xúc về người máy nhiều nhất. Có thể họ chịu ảnh hưởng từ kinh thánh của họ. Nhiều khách phương Tây so sánh người máy của chúng tôi với quái vật của Frankenstein", ông cho biết.

"Vấn đề có lẽ là người Nhật từ đầu không có thành kiến với robot. Chúng tôi lớn lên cùng với những quyển truyện tranh, nơi người máy là bạn thân nhất của con người. Người phương Tây, họ lại nghĩ khác", Goto chia sẻ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo