Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt

Thứ Bảy, 31 Tháng Ba 20184:00 SA(Xem: 9705)
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
bbc.com
Ariel Sophia Bardi BBC Travel

Turtuk Bản quyền hình ảnh Ariel Sophia Bardi

Khi vị du khách đầu tiên đặt chân đến Turtuk, một ngôi làng nhỏ xíu nằm giữa những đỉnh núi phủ đầy tuyết của vùng Ladakh thuộc tây bắc xa xôi của Ấn Độ, ông đã được chào đón với những giỏ mơ chín, những chiếc khăn quàng lụa và một điệu múa dân gian.

Đó là năm 2010.

"Khi đó, mọi người đều rất vui vẻ," Ismail Khan nhớ lại. Năm nay 35 tuổi, là chủ của Ismail's Homestay, tức một trong 20 khu nhà ở đón khách tới nghỉ cùng gia đình nhà dân, nay xuất hiện đầy trong khu làng trước từng rất vắng vẻ. "Đó là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy một người nước ngoài."

Là vùng đất Pakistan tuyên bố chủ quyền sau khi người Anh chấm dứt quyền cai trị, hồi 1947, Turtuk đã được sáp nhập vào Ấn Độ từ năm 1971, trong cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan. Đó cũng là lúc tỉnh Baltistan bị chia cắt giữa hai nước.

Là đường biên giới quân sự, nơi này vẫn đóng cửa đối với người ngoài và cả với những người Ấn sinh sống ở các khu vực khác, cho tới khi cư dân địa phương mở cửa do lo ngại về tình trạng cô lập kéo dài và bị cách trở với những nơi khác do địa hình núi đồi xa xôi.

Những du khách hiếu kỳ, bị hấp dẫn bởi vị trí địa lý quyến rũ của Turtuk, bắt đầu kéo tới, và nhận ra rằng mình đã đến được một trong những nơi cuối cùng còn đậm nét điền viên của Ấn Độ.

The area consists of rocky roads, craggy mountains and deserts, making it difficult to navigate Bản quyền hình ảnh Ariel Sophia Bardi

Trong nhiều năm, Turtuk bị tách biệt không phải chỉ bởi chính quyền, mà còn cả bởi vị trí địa lý đặc thù của vùng này: nằm lọt trong rặng Karakoram, việc đi từ các ngôi làng lân cận tới chỗ này là một hành trình vất vả.

Tỉnh Baltistan có đông người Hồi giáo sinh sống - nhưng vùng gần nhất kế bên là Ladakh lại chủ yếu là người theo đạo Phật - đã từng là một cổng nối quan trọng tới Con đường Tơ lụa, tuyến đường buôn bán cổ xưa nối Ấn Độ với Trung Quốc, Ba Tư và La Mã.

Người dân Turtuk có gốc gác pha trộn, họ là hậu duệ của người Tây Tạng và người lai Ấn-Âu, và từng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hàng hóa, văn hóa và con người ở Baltistan với nhau.

Ngày nay, không có wifi, chỉ có vài cơ sở kinh doanh lèo tèo, nguồn điện hạn chế và ngôn ngữ địa phương (Balti) khá đặc trưng, ngôi làng vùng biên đa phần sống dựa vào khả năng tự cấp tự túc này vẫn như đang ở một thời rất khác xa so với thế giới xung quanh.

Tôi quyết tâm tự mình tới tận nơi ở Turtuk, kể cũng là một nỗ lực nếu bạn biết là sẽ cần đi mất nguyên ngày từ Leh, thành phố chính của Ladakh, rồi gồm cả việc phải vượt qua Khardung La cao đến chóng mặt, cung đường cao nhất thế giới mà xe cộ có thể qua được, ở độ cao 18.379 bộ.

Chiếc xe jeep chở tôi đi xuống trên những con đường đầy sỏi đá, những lớp băng sơn biến triền núi như thành một sa mạc trắng, bằng phẳng.

Những ngọn núi lởm chởm, lẫn lộn sắc tím, xanh, nhô lên từ những đụn băng lớn.

Các khúc đường chật hẹp tới mức xe chúng tôi suýt gãy mất cái gương cạnh khi có chiếc xe khác đi ngang.

Đoạn cuối của con đường cát sỏi chạy ôm theo Sông Shyok (nghĩa là Sông Chết trong tiếng Uyghur, được đặt tên từ thời Con đường Tơ lụa) kéo dài cho tới tận Turtuk.

Chỉ đi thêm vài dặm nữa trên cùng con đường là ta sẽ tới biên giới với Pakistan. Say xe và khát khô cổ, tôi nhẹ cả người khi tới nơi.

The village is now part of India, but the Pakistani border is just down the road Bản quyền hình ảnh Ariel Sophia Bardi
Image caption Lang Turtuk nay thuộc về Ấn Độ, nhưng biên giới với Pakistan chỉ nằm ngay đoạn đường phía dưới

Ta sẽ ngay lập tức dễ dàng cảm thấy yêu mến ngôi làng đẹp như tranh vẽ này. Rặng núi Karakoram, nơi có đỉnh K2 cao thứ nhì thế giới, cũng là nơi có chừng trên 300 căn nhà đá của Turtuk. Những cánh đồng lúa mạch màu vàng chanh lấp lánh dưới ánh chiều muộn.

Tại nhà hàng của Ismail, cách khu nhà dành cho khách tới nghỉ một quãng đi bộ ngắn, tôi nạp thêm năng lượng với món bánh mì bẹt chappati và món trà gừng. Một cô gái nhỏ choàng chiếc khăn hijab màu tím than gọi tôi tới lấy món. Đựng trái cây trong các túi áo choàng kurta, cô ra hiệu cho tôi nhận món.

Tôi cắn vào trái mơ tươi, ngon ngọt như đường. Quả là ngon tuyệt. "Lấy thêm đi!" cô kêu lên khi nhìn thấy nụ cười trên gương mặt tôi.

Tôi hỏi cô hái mơ ở đâu. "Đi," một cô gái lớn hơn nói. "Chúng tôi sẽ chỉ cho chị xem."

Tôi đi theo họ ra ngoài, trèo qua cầu thang đá cổ ngập nước do băng tan chảy xuống, cũng là nguồn nước cho ngôi làng.

Những cái cây cao, nhọn lởm chởm tỏa bóng xuống lối đi.

Ở độ cao này, chúng tôi dường như cao bằng với rặng núi kế bên. Những cô gái nhón chân vượt qua bức tường đá đổ nát, với cả hai tay lên ngọn cây.

"Đây!" họ reo lên, rồi bứt xuống một cành đầy quả màu vàng xanh. "Lấy thêm đi! Lấy thêm đi!"

Tôi hỏi liệu tôi có thể giúp họ hái mơ được không. Họ vẫy tay tỏ ý tôi đứng sang bên. "Việc này quá nguy hiểm cho chị," cô gái nhỏ nói càm ràm.

Locals are incredibly hospitable, and happy to see foreigners Bản quyền hình ảnh Ariel Sophia Bardi

Sự hiếu khách của người dân Balti thật khó tả hết. Tôi đã được một lần nữa chứng kiến điều này khi tôi bị đổ bệnh do dị ứng độ cao trong ngày thứ hai tôi ở đây.

Ismail và cháu trai của anh đã đưa tôi tới một viện quân y ở vùng đệm quân sự gần biên giới, nơi thường không đón du khách. Trong 10 tiếng đồng hồ, họ luôn mỉm cười với bác sỹ.

Khi tôi phục hồi nhờ món trà pha với bơ bò lông Tây Tạng, tôi hỏi Abdul Kareem Hashamt, 65 tuổi, một trong những người cao tuổi ở làng, là làm sao mà Turtuk lại trở thành nơi chịu sự kiểm soát của ́n Độ.

Hashamt đã làm giáo viên dạy toán tại trường tiểu học đầu tiên của Turtuk hồi thập niên 1970, sau khi Ấn Độ mở đường và trường học tại đây.

"Đầu tiên, mọi người hơi sợ Ấn Độ," ông nói với tôi. Nhưng Đại tá Rinchen, viên sỹ quan quân đội Ấn dẫn đầu chiến dịch, nói: "Đừng sợ. Chúng tôi ở bên mọi người. Chúng ta đều là con người cả."

Phụ nữ và trẻ em tìm cách ẩn náu trong ngôi đền thờ Hồi giáo của Turtuk, trong lúc cánh đàn ông thì thầm đàm phán.

"Sau khi viên đại tá nói chuyện với họ, họ đã rất vui vẻ," Hashamt nói. "Họ nhảy múa cho quân lính xem, và chào đón họ, mời họ các giỏ mơ tươi."

Đó có lẽ là một trong những cuộc chinh phục nhẹ nhàng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, những người dân làng vốn đã học tập và làm việc tại Pakistan trước năm 1971 vẫn tiếp tục ở lại Pakistan sau khi Turtuk trở thành một phần của Ấn Độ. Thân nhân của họ thì trở thành người Ấn, còn họ vẫn là người Pakistan.

Chính phủ Ấn nay cho phép dân làng từ Pakistan về thăm, nhưng phải chi nhiều khoản tốn kém và rất nhiều giấy tờ.

Without internet, estranged family members exchange video messages on flash drives, sent by post Bản quyền hình ảnh Ariel Sophia Bardi

Không có truyền thông xã hội, không có điện thoại di động, các thành viên gia đình xa cách nhau phải gửi các tin nhắn video được ghi sẵn vào các ổ nhớ, thẻ nhớ nhỏ qua đường bưu điện.

Đứa con trai đang tuổi học đại học của Hashamt là Ishmael cho tôi xem một đoạn video cậu có trên chiếc máy tính di động mà cậu đã ghi lại cho một gia đình địa phương.

"Tôi ổn. Hơi ốm mệt chút thôi," một người đàn ông lớn tuổi với bộ râu dài trắng xóa đội chiếc mũ len màu be nói trên màn hình. "Chúng tôi ở đây nhớ mọi người trong những giấc mơ. Luôn nhớ, mọi khoảnh khắc."

Hồi năm ngoái, người chú ruột của Ismael tới thăm Turtuk lần đầu tiên sau 43 năm. Tôi đã xem đoạn video ghi cảnh đoàn tụ với người mẹ, bà đã sụp xuống trong nước mắt. Cả hai ôm chặt lấy nhau.

"Chẳng hay chút nào, rất nhiều người thân vẫn đang sống ở bên kia," ông nói. "Tôi không thể giải thích cho chị về cái cảm giác đó."

Trước khi có những đường biên giới hiện đại, Baltistan là một vương quốc riêng rẽ. Cho tới Thế kỷ thứ 16, các vương triều Turkistan vẫn cai trị tỉnh này trong triều đại Yagbo, một đế chế Trung Á vốn trị vì suốt từ những năm 800 cho tới 1800, là thời kỳ thơ ca, nghệ thuật phát triển rực rỡ.

Khu nhà mùa hè của họ khi xưa nay được dùng làm bảo tàng duy nhất ở Turtuk, nơi trưng bày các thánh tích chiết trung như một con báo tuyết cổ bị sập bẫy, và một thanh kiếm khảm đá quý lapis lazuli.

Nhiều hậu duệ thuộc dòng dõi hoàng gia này giờ đây vẫn coi Turtuk là nhà. Trong buổi chiều cuối cùng của tôi tại đây, người thừa tự trẻ tuổi nhất của vương triều, Shahnavaz Hassan Khan, 17 tuổi, đưa tôi đi tham quan một vòng bảo tàng.

Giống như nhiều người trẻ tuổi ở làng, cậu hài lòng là sau 45 năm nhập vào với Ấn Độ, Turtuk đã trở nên kết nối rộng hơn với thế giới bên ngoài.

"Mọi người từ khắp nơi trên thế giới tới đây," Khan nói. Trước kia thì dân làng "không đi đó đây, không biết gì về những cái mới".

Việc mở cửa Turtuk cho du khách rõ ràng là gây ảnh hưởng tới văn hóa địa phương. Nhưng là một ngôi làng Hồi giáo lọt giữa một vùng Phật giáo trong một quốc gia đa số theo Ấn giáo, thì đặc tính pha trộn lâu đời của Turtuk đã vượt qua bên ngoài biên giới của làng.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn