Laser chặn hoả tiễn - Giải pháp bảo vệ máy bay trên không

Thứ Bảy, 31 Tháng Mười Hai 20229:00 SA(Xem: 1339)
Laser chặn hoả tiễn - Giải pháp bảo vệ máy bay trên không

Việc phát hiện và đánh chặn tên lửa nhằm hạn chế nguy cơ máy bay bị tấn công trên không có thể được thực hiện dễ dàng nhờ công nghệ laser trong tương lai.

Chuyến bay MH17 của Malaysia hôm 17/7 được cho là bị bắn hạ ở khu vực miền đông Ukraine bởi hệ thống tên lửa phòng không Buk. Các vệ tinh hồng ngoại xác định vị trí phóng tên lửa là vùng Donetsk, thành trì của lực lượng ly khai thân Nga.

Tấn công hay bắn hạ các vật thể trên không trung không đơn giản. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ, một biện pháp để đối phó với những vụ tấn công hạt nhân, vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm. Việc tấn công một tên lửa bằng tên lửa được đánh giá là rất phức tạp.

Tuy nhiên, vì laser là một chùm ánh sáng, chúng sẽ đi nhanh hơn so với bất kỳ loại vũ khí nào được phóng ra, nên đây được coi là một giải pháp hữu ích có thể ngăn chặn các vụ tấn công trên không.

Laser chặn tên lửa - Giải pháp bảo vệ máy bay trên không
Hệ thống vũ khí laser của Hải quân Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Theo ước tính của các chuyên gia, những chùm tia laser có công suất 100 kilowatt sẽ được triển khai trong vài năm tới. Cuối năm ngoái, vũ khí laser di động của Mỹ (HEL MD) đã được thử nghiệm với chùm laser 10 kilowatt. Quân đội nước này dự định tiếp tục phát triển hệ thống HEL MD laser 50 kilowatt và 100 kilowatt trong tương lai, với mục đích chế tạo laser năng lượng cao, có thể phá hủy đạn súng cối trên không, điều khiển hướng và cho nổ tung.

Vũ khí laser không bay như đạn mà phải duy trì trạng thái tập trung vào mục tiêu, tương tự như cách những đứa trẻ sử dụng kính phóng đại để quan sát một con bọ cánh cứng. Bộ phận laser tập trung vào mục tiêu đang di chuyển khi thực hiện nhiệm vụ đốt cháy nó. Quá trình này sẽ không phá hủy tên lửa hoàn toàn mà thay vào đó, tên lửa sẽ bị vô hiệu hóa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel có chi phí khoảng 45 triệu USD cho bộ phận phóng và 40.000 USD để mỗi tên lửa đánh chặn được khai hỏa. Trong khi đó, theo các chuyên gia, hệ thống laser có thể giải quyết được vấn đề tài chính này.

Phát triển hoặc cải thiện hệ thống laser có chi phí đắt đỏ ban đầu, nhưng là phương pháp tiết kiệm khi hoàn thiện và được đưa vào sử dụng. Hải quân Mỹ chi 40 triệu USD để sản xuất hệ thống laser, nhưng theo thiết kế, một lần bắn sẽ chỉ tốn khoảng một USD, rẻ hơn so với các loại đoạn được sử dụng cho mục đích tương tự.

Hiện nhiều ý kiến tranh cãi đang được đưa ra xung quanh việc sử dụng loại vũ khí này, như cần bao nhiêu laser để vô hiệu hóa tên lửa hay liệu là laser có thể phá hủy tên lửa hay không. Các loại laser hiện nay chỉ có thể chặn được vũ khí nhỏ hơn tên lửa. Đây là loại khả thi, dễ ứng dụng trong thực tế.

Công nghệ laser chặn tên lửa vẫn đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm. Tuy nhiên, sự phát triển của vũ khí năng lượng cho thấy, laser chặn tên lửa và bảo vệ máy bay sẽ là một giải pháp sớm được ứng dụng trong tương lai.

Thử nghiệm với HEL MD cho thấy hệ thống có thể theo dõi mục tiêu và các vật thể bay bằng laser. Tập đoàn Lockheed từng thử nghiệm thành công một loại laser có thể đánh chặn và cho nổ tung tên lửa. Ý tưởng lắp đặt laser trên máy bay cũng nằm trong kế hoạch nghiên cứu của tập đoàn sản xuất vũ khí BAE. Loại laser này có thể bắn hạ tên lửa trên không.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn