Vùng biển bí ẩn được ví với Bermuda: 4 bề không gió nhưng tàu thuyền qua là biến mất kỳ lạ

Chủ Nhật, 18 Tháng Chín 20221:00 SA(Xem: 1562)
Vùng biển bí ẩn được ví với Bermuda: 4 bề không gió nhưng tàu thuyền qua là biến mất kỳ lạ

Không chỉ một vùng biển kỳ lạ được bao quanh bởi 4 dòng hải lưu, Sargasso còn được nhắc đến liên tục bởi nó có liên quan tới những vụ mất tích bí ẩn của nhiều tàu thuyền đi qua đây.

Trên thế giới có rất nhiều địa điểm bí ẩn và kỳ lạ. Biển cả cũng là một trong những nơi ẩn chứa nhiều thú vị mà các nhà khoa học khao khát được tìm hiểu. Biển Sargasso chính là một vùng biển như vậy. Những gì người ta nghe được về vùng biển này là những câu chuyện vô cùng đặc sắc. Thậm chí biển Sargasso còn được ví với Tam giác Bermuda khi khu vực này không có gió nhưng lại có thể khiến cho nhiều tàu thuyền biến mất không để lại chút dấu vết nào.

Vùng biển không bờ

Biển Sargasso được gọi là "biển trong đại dương", nó hoàn toàn khác với các vùng biển khác. Bởi đa số các biển đều nằm ở rìa đại dương và tiếp giáp với đất liền nhưng biển Sargasso không như vậy. Biển Sargasso là một vùng biển ở giữa Bắc Đại Tây Dương, nó không được hình thành theo những vùng đất xung quanh mà bởi 4 dòng chảy đại dương. Do đó, nó là biển duy nhất trên thế giới không có bờ và đường ranh giới rõ rệt.

 Biển Sargasso là biển nằm trong đại dương và được bao quanh bởi 4 dòng hải lưu.
Biển Sargasso là biển nằm trong đại dương và được bao quanh bởi 4 dòng hải lưu. (Ảnh: Britannica)

4 dòng hải lưu bao quanh biển Sargasso gồm có phía Bắc giáp dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương, phía Đông giáp dòng hải lưu Canary, phía Tây là dòng hải lưu Gulf Stream và phía Nam là dòng hải lưu Bắc Xích Đạo. Những dòng nước này tuần hoàn theo hình elip xuôi theo chiều kim đồng hồ bên trong Đại Tây Dương nên đã tạo ra các biên giới liên tục thay đổi của Sargasso. Sự độc đáo này khiến vùng biển này trở thành một con quay của đại dương.

Biển Sargasso có chiều rộng lên tới 1.126km và chiều dài khoảng 3.219km. Vì là một phần của Đại Tây Dương nên Sargasso gắn liền với sự hình thành của nó.

Nguyên nhân là do quá trình địa chất khác nhau xảy ra trong lớp vỏ của đại dương Tethys đã tuyệt chủng. Đại dương đã hình thành giữa Cimmeria và Gondwana. Trong kỷ Jura (150 Ma), Cimmeria cuối cùng va chạm với Laurasia. Nơi nó ngừng lại, đáy đại dương dưới nó oằn xuống, tạo thành rãnh Tethys. Mực nước dâng lên và phía tây Tethys che phủ nông các phần đáng kể của châu Âu. Vào cùng khoảng thời gian đó, Laurasia và Gondwana bắt đầu trôi dạt ra xa nhau, tạo thành Đại Tây Dương giữa chúng. Như vậy, biển Sargasso ít nhất đã xuất hiện từ 100 triệu năm trước.

 Biển Sargasso được cho rằng đã hình thành từ cách đây 100 triệu năm.
Biển Sargasso được cho rằng đã hình thành từ cách đây 100 triệu năm. (Ảnh: Britannica)

"Vùng biển quỷ dữ"

Không chỉ là vùng biển duy nhất không có bờ, Sargasso còn khiến cho nhiều thuyền trưởng và thủy thủ phải sợ khi nghe tới tên của nó. Mặc dù biển Sargasso được bao quanh bởi những dòng hải lưu mạnh mẽ nhưng nó không hề có gợn sóng nào và cũng không hề có gió. Thế nhưng, đã có rất nhiều tàu thuyền biến mất bí ẩn khi lọt vào biển Sargasso. Những sự kỳ lạ đã khiến cho biển Sargasso được đặt cho một biệt danh đáng sợ là "vùng biển quỷ dữ".

 Biển Sargasso còn được cho là có liên quan tới nhiều vụ mất tích bí ẩn
Biển Sargasso còn được cho là có liên quan tới nhiều vụ mất tích bí ẩn của các tàu thuyền vô tình lọt vào khu vực này. (Ảnh: Britannica)

Theo một số ghi chép, vào năm 1492, đoàn thuyền do nhà thám hiểm Christopher Columbus dẫn đầu đã vô tình lọt vào vùng biển Sargasso. Họ đã bị lạc trong đó suốt nhiều tháng trời. Trong quá trình lang thang tại khu vực này, nhóm của ông đã gặp rất nhiều những con tàu ma. Những con tàu này đều rất cũ kỹ và bị bỏ hoang. Mặc dù vậy, khi họ sang kiểm tra chúng thì phát hiện ra tàu vẫn còn rất nhiều nhiên liệu, đồ ăn… Sau này khi vượt qua được Sargasso, Christopher Columbus đã công bố những phát hiện về vùng biển này.

Đến năm 1840, thời báo London đã đưa tin về việc con tàu buôn của Pháp, Rosalie đã đi qua vùng biển Sargasso và biến mất không để lại bất kỳ dấu vết nào. Tới khi xuất hiện trở lại, con tàu này đã không còn một bóng người. Năm 1881, vì muốn tìm ra nguyên nhân sự biến mất bí ẩn này, học giả người Mỹ Ellen Austin đã gửi phi hành đoàn của mình gồm 50 người lên tàu. Nào ngờ, khi 50 chàng thủy thủ trẻ vừa đặt chân lên thì con tàu cũng lập tức biến mất trước sự ngỡ ngàng tột độ của Ellen Austin. Sau một đêm, con tàu xuất hiện trở lại và 50 thành viên cũng biến mất một cách khó hiểu.

 Đoàn thuyền do Christopher Columbus dẫn đầu cũng từng lạc tại vùng biển Sargasso
Đoàn thuyền do Christopher Columbus dẫn đầu cũng từng lạc tại vùng biển Sargasso trong nhiều tháng trời. (Ảnh: Britannica)

Trong những năm 1960 – 1980, rất nhiều tàu thuyền trôi nổi không người lái được tìm thấy trên vùng biển Sargasso. Trong đó nổi tiếng nhất là tàu Connemara 4 mất tích và được tìm thấy vào năm 1955. Những vụ mất tích khó lý giải này đã khiến cho nhiều người ví biển Saragasso với Tam giác quỷ Bermuda. Rốt cuộc, Sargasso ẩn chứa bí mật gì và tại sao những con tàu, thuyền đi vào đây đều gặp phải nguy hiểm như vậy?

Đâu là sự thật?

Những câu chuyện về những trường hợp mất tích kỳ lạ tại vùng biển Sargasso đã khiến cho các nhà khoa học chú ý. Họ đã thành lập rất nhiều nhóm nghiên cứu để khám phá những bí ẩn của Sargasso.

Một trong số đó là nhóm của giáo sư Richard Sylvester từ Đại học Tây Úc đã đưa ra giả thuyết hợp lý cho những vụ mất tích khó hiểu tại vùng biển Sargasso. Theo các chuyên gia, biển Sargasso nổi tiếng với 1 loại tảo có tên là Sargassum. Loại tảo này phát triển dày đặc tại đây và nó cũng chính là đặc điểm để các thủy thủ nhận biết được họ đã đến biển Sargasso. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết số một là lượng lớn tảo Sargassum tích tụ ở biển Sargasso và cuốn vào chân vịt khiến cho tàu thuyền khó di chuyển. Điều này khiến cho nhiều tàu thuyền bị đi lạc.

Tảo Sargassum
Các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng loại tảo Sargassum phát triển dày đặc ở đây chính là nguyên nhân gây ra các vụ mất tích bí ẩn. (Ảnh: Britannica).

Giả thuyết thứ 2 là do các dòng hải lưu đang lưu thông ở vùng biển Sargasso rất mạnh mẽ nên đã tạo ra 1 xoáy nước khổng lồ. Vòng xoáy nào giống như một máy ly tâm tạo ra những xoáy nước nhỏ hơn bao quanh khắp khu vực. Những xoáy nước này đã kéo các con tàu thuyền vào bên trong và gây ra những sự mất tích bí ẩn đó.

Ngoài ra, giả thuyết cuối cùng là do vùng biển này quá lặng và không có gió lớn. Đặc biệt, với những chiếc tàu thuyền không có sự trợ giúp của động cơ nếu vô tình lọt vào vùng biển này sẽ đành chịu mắc kẹt ở đây. Tuy nhiên, dù 3 giả thuyết này khá hợp lý nhưng tới nay vẫn chưa có kết luận chính xác về sự bất thường của Sargasso. Tới nay vùng biển này vẫn là một bí ẩn gây tò mò nhất thế giới.

Những điều kỳ lạ của biển Sargasso

Sargasso còn được biết đến là một trong những vùng biển có nước trong nhất thế giới. Nguyên nhân là do Sargasso cách rất xa các cửa sông nên ít ρhù du sinh vật, nước biển trong tới mức có thể nhìn sâu tới 66,5m; có nơi có thể nhìn sâu tới 72m.

Sargasso là một trong những vùng biển trong nhất thế giới tới mức có thể nhìn sâu tới hơn 60m.
Sargasso là một trong những vùng biển trong nhất thế giới tới mức có thể nhìn sâu tới hơn 60m. (Ảnh: Britannica)

Biển Sargasso còn là nơi có hệ sinh thái đa dạng, phong phú nhất thế giới. Vì khu vực này xuất hiện tảo biển dày đặc tới nỗi tạo thành tấm thảm bao phủ vùng nước rộng lớn. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 60 loài sinh vật tôm, cua, cá, các đàn rùa con và những loài lươn quý hiếm. Do đó, các loài sinh vật biển lớn như cá voi, cá mập... thường tới đây tìm thức ăn từ đám tảo biển này.

Một hiện tượng kỳ lạ khác là không giống như khí hậu lạnh giá khắc nghiệt của Bắc Đại Tây Dương, biển Sargasso ấm áp một cách bất ngờ. Các nhà khoa học đã đo được nhiệt độ của nước bên trong biển Sargasso lớn hơn nhiều so với nước bên ngoài.

Biển Sargasso còn là nơi sinh sống của rất loài sinh vật biển khác nhau từ nhỏ tới lớn.
Biển Sargasso còn là nơi sinh sống của rất loài sinh vật biển khác nhau từ nhỏ tới lớn. (Ảnh: Britannica)

Biển Sargasso có nhiều đặc điểm độc đáo hơn so với phần còn lại của đại dương nên nó có sự đa dạng sinh học khá thú vị. Vùng biển này có độ mặn rất cao và hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Lượng mưa ở đây không dồi dào nên Sargasso là một trong những vùng biển có độ mặn cao nhất trong Đại Tây Dương.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn