Điều gì xảy ra nếu núi lửa Yellowstone phun trào?

Thứ Sáu, 13 Tháng Năm 20223:00 CH(Xem: 1878)
Điều gì xảy ra nếu núi lửa Yellowstone phun trào?

Một lượng khổng lồ các khí dung keo sulfur sẽ bao phủ thế giới trong vòng hai tuần, khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu giảm 12 ─15 ℃, sự tích tụ tuyết liên tục trong 2-3 năm phụ cận đường xích đạo. Hầu hết con người, động thực vật đều chết vì lạnh và đói…

Xin chào quý vị, chào mừng quý vị đến với Bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi!

Vận động địa chất của Trái Đất đã trở nên khá mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, ngày 15/1/2022, vụ phun trào của một ngọn núi lửa ngầm ở Tonga, một quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương đã khiến cả thế giới phải chứng kiến ​​uy lực siêu cường của núi lửa phun trào. NASA cho biết nó có sức công phá tương đương 650 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Núi lửa Tonga không chỉ tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ trên bầu trời mà còn gây ra sóng thần ở Thái Bình Dương.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng núi lửa Phú Sĩ ở Nhật Bản và siêu núi lửa Yellowstone ở Hoa Kỳ đã xuất hiện tình huống dị động, chúng tựa hồ như đang ấp ủ một vụ phun trào đáng sợ. Liệu những ngọn núi lửa này có phun trào? Hậu quả sẽ là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng các bạn thảo luận về chủ đề núi lửa.

Dưới bề mặt vỏ Trái Đất có gì?

Trước khi nói về nguồn gốc của núi lửa, chúng ta cần lý giải kết cấu của Địa Cầu. Chiểu theo nhận thức của khoa học hiện đại, Địa Cầu chủ yếu được chia thành nhiều tầng, ngoài cùng là lớp vỏ, phần lục địa và đại dương mà chúng ta biết đều nằm trên đó. Lớp vỏ đó không phải là một lớp da hoàn chỉnh liền mạch, mà do rất nhiều bản khối tạo thành, chẳng hạn như: bản khối Á-Âu, bản khối Bắc Mỹ, bản khối Thái Bình Dương v.v. và các bản khối lớn khác, còn có nhiều bản khối nhỏ và siêu nhỏ. Giữa những bản khối này luôn phát sinh vận động, tiếp cận lẫn nhau hoặc dịch chuyển ra xa nhau.

Các lớp vỏ Trái Đất, trong một bản vẽ. (Ảnh: Wiki)

Lớp bên dưới lớp vỏ được gọi là tầng địa mạn. Tầng địa mạn phần trên thì chủ yếu là đá, xuống dưới một chút, thì có một tầng nhuyễn lưu, trong đó có dung nham nóng chảy, do càng gần địa tâm thì nhiệt độ càng cao, đá bị nóng chảy hóa thành trạng thái dịch nhuyễn. Mà dưới tầng nhuyễn lưu lại có đá rắn, vì dù nhiệt độ càng gần tâm Trái Đất càng cao, nhưng do áp lực cũng càng ngày càng lớn, khiến đá liền hóa rắn.

Xa hơn nữa chính là lõi Trái Đất (địa hạch). Nhân loại thông qua quá trình truyền tống sóng địa chấn, suy trắc rằng lõi bên ngoài là trạng thái nóng chảy, và thành phần chính là sắt, niken và các kim loại khác, nó khiến Địa Cầu có từ trường bảo vệ sinh vật trên bề mặt. Lõi bên trong được suy trắc rất có thể là sắt ở trạng thái đặc.

Nhận thức này về Địa Cầu đến từ vật lý học, địa chấn học và một số bằng chứng do thiên thạch cung cấp, cũng như suy luận dựa trên những cơ sở này, kết cấu chân thực của Địa Cầu chưa từng ai nhìn thấy, vì nhân loại hiện chưa có hành động khoan thám Địa Cầu, ngay cả lớp vỏ đều chưa khoan thấu. Cũng có người nói Địa Cầu kỳ thực là rỗng tâm, đây là một truyền thuyết hay là chân tướng uẩn tàng? Chúng ta sẽ tìm cơ hội để nói về chủ đề này với quý vị trong tương lai.

Núi lửa hình thành như thế nào?

Vậy hệ thống khoa học hiện tại giải thích cách núi lửa hình thành như thế nào? Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc hình thành núi lửa có nhiều loại.

Mặt cắt một núi lửa dạng tầng (không theo tỉ lệ): 1-Lò magma; 2-Móng; 3-Ống dẫn; 4-Chân núi; 5-Mạch trần (tiếng Anh: sill); 6- Mạch tường (tiếng Anh: dyke); 7-Lớp tro; 8-Sườn núi; 9-Lớp dung nham; 10-Họng núi lửa; 11-Nón “ký sinh”; 12-Dòng dung nham; 13-Lỗ thoát; 14-Miệng núi lửa; 15-Đám mây tro.

Loại nguyên nhân thứ nhất, là các bản khối di chuyển ra xa nhau, phần vỏ biến mỏng dần, và dung nham phun ra từ phần yếu mỏng này mà hình thành núi lửa, ví dụ điển hình là những núi lửa hình thành dưới lòng đại dương, được gọi là “trung dương tích” (khe nứt trong đại dương). Iceland, một trong năm quốc gia Bắc Âu, kỳ thực là một hòn đảo núi lửa được hình thành do sự tích tụ của vật chất trên lớp vỏ tràn ra từ khe nứt giữa Đại Tây Dương. Vẫn còn rất nhiều núi lửa đang hoạt động trên bề mặt Iceland, và chúng thỉnh thoảng lại phun trào theo thời gian để mang lại cảm giác về sự tồn tại. Ngoài ra, tài nguyên địa nhiệt của Iceland cũng vô cùng phong phú, suối nước nóng cũng khá nổi tiếng, nếu có cơ hội mọi người có thể trải nghiệm.

Nguyên nhân hình thành núi lửa thứ hai là do sự vận động ngược chiều giữa bản khối đại dương và bản khối lục địa. Nói chung, bản khối đại dương có địa thế thấp hơn bản khối lục địa, vì vậy bản khối đại dương bị đâm chìm vào bản khối lục địa. Đá trong bản khối đại dương bị dung nham bên dưới bản khối lục địa nấu chảy, sản sinh ra hơi cao áp, do đó áp suất dung nham trở nên càng ngày càng lớn, và khi một đột phá khẩu được tìm thấy trên bản khối lục địa, sẽ hình thành nên đảo núi lửa. Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản chính là thuộc loại này.

Loại nguyên nhân thứ ba được gọi là núi lửa điểm nhiệt, có nghĩa là có một số núi lửa không nằm ở vị trí giao tiếp của các bản khối, chẳng hạn như núi lửa Yellowstone ở Hoa Kỳ, còn có quần đảo Hawaii. Các nhà núi lửa học gọi những ngọn núi lửa này là nằm trên “điểm nhiệt”. Cơ chế tác dụng của “điểm nhiệt” hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học phổ biến cho rằng “điểm nhiệt” là do một “trụ nhiệt” nhô lên từ đáy tầng địa mạn tạo thành. Khi các bản khối di động theo phương ngang tại “điểm nhiệt”, do bản khối động, nhưng “điểm nhiệt” bất động, dẫn đến hình thành một chuỗi núi lửa. Sau khi loại tác dụng này liên tục phát sinh, đã tạo thành một dãy quần đảo núi lửa, mà núi lửa càng xa điểm nhiệt thì niên đại sinh thành càng già.

Hậu quả của sự phun trào núi lửa

Cũng giống như các trận động đất có cường độ khác nhau, các vụ phun trào núi lửa cũng có một chỉ số để đo lường mức độ nghiêm trọng của chúng, được gọi là VEI (Volcanic Explosivity Index). Nó chủ yếu dùng hệ thống vật chất phun trào núi lửa làm tiêu chuẩn đo lường. Chỉ số VEI tăng 1 cấp biểu thị uy lực phun trào mạnh hơn gấp 10 lần. 

Các cấp độ từ 0 đến 4 được coi là cấp độ nhẹ. Từ cấp độ 5 trở đi, tính phá hoại tăng dần. Ví dụ, ở cấp độ 5, vật chất phun trào có thể tích 1 km khối, chính là một khối lượng lớn vật chất có chiều dài, chiều rộng và chiều cao là 1000 mét. Trong chuyên mục trước đây, chúng tôi đã giới thiệu câu chuyện về cổ thành Pompeii với các bạn. Pompeii được xây dựng vào năm 600 trước Công nguyên trên bờ sông Sano ở Ý. Vào năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius phun trào, và dung nham của nó đã nhấn chìm Pompeii chỉ qua một đêm. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng lớp tro chôn vùi Pompeii có độ sâu gần 7 mét. Vụ phun trào Vesuvius có cấp độ VEI là 5.

Trong thời hiện đại, cũng có trải nghiệm một vụ phun trào núi lửa cấp độ 5. Vào ngày 18 tháng 5 năm 1980, núi lửa St. Helens ở hạt Scamenia, Washington, Hoa Kỳ đã bất ngờ phun trào. Sạt lở đất quy mô lớn do vụ phun trào gây ra đã làm giảm độ cao của ngọn núi từ 2950 mét trước khi phun trào xuống chỉ còn 2550 mét, và tạo thành một miệng núi lửa hình móng ngựa rộng 1,5 km và sâu 125 mét. Lần phun trào này trở thành vụ phun trào núi lửa có tổn thất kinh tế lớn nhất và số người tử vong thảm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Những vụ phun trào núi lửa có chỉ số VEI là 6 có lượng vật chất phun trào lên tới 10 km khối. Mang tính biểu tượng nhất là vụ phun trào của núi lửa Huaina Putina ở Peru vào năm 1600. Đây là vụ phun trào núi lửa lớn nhất từng được ghi nhận ở Nam Mỹ, kéo dài liên tục hơn mười ngày và tạo thành ảnh hưởng trọng đại trên toàn cầu. Nó là gì? Căn cứ kiểm định vòng cây, lần bùng phát này tạo thành khí hậu lạnh dị thường trên toàn cầu trong năm 1601. Nước Nga phát sinh nạn đói nghiêm trọng nhất từ ​​năm 1601 đến năm 1603, ước tính khoảng một phần ba dân số chết đói. Ngày thu hoạch rượu bồ đào của Pháp bị trì hoãn và các ngành sản xuất rượu bồ đào của Đức và Peru sụp đổ. Ghi chép trong sử liệu Trung Quốc, cũng đề cập đến xuất hiện hiện tượng hoa đào nở muộn.

Vậy tại sao những vụ phun trào núi lửa lớn lại khiến khí hậu biến lạnh? Vì khi núi lửa phun trào, nó phun ra rất nhiều khí thể núi lửa, trong đó bao gồm cả sulfur dioxide.

Nếu sulfur dioxide đi vào tầng đối lưu của khí quyển, nó có thể tạo thành mưa axit trong không khí và cuối cùng rơi trở lại mặt đất, gây hại cho con người. Nhưng điều nguy hại hơn là sự xâm nhập của sulfur dioxide vào tầng bình lưu. Các nhà khoa học tin rằng các sulfur tạo thành khí dung keo trong tầng bình lưu và lưu ở đó từ 1-3 năm. Khí dung keo này phản xạ rất nhiều ánh sáng mặt trời, từ đó khiến cho nhiệt độ toàn cầu giảm xuống. Trước đây chúng tôi đã thực hiện một chuyên mục về Sao Kim, trong đó đề cập lý do tại sao Sao Kim trông sáng như vậy, là do các đám mây axit sunfuric của Sao Kim phản xạ 70% ánh sáng mặt trời.

Chỉ số VEI càng cao thì uy lực núi lửa càng lớn, vật chất phun trào càng nhiều, các khí dung keo hình thành ở tầng bình lưu càng dày, và đối ứng với nó, sự sụt giảm nhiệt độ toàn cầu càng rõ ràng. Ví dụ, vào năm 1815, núi Tambora ở Indonesia đã xảy ra vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử nhân loại, giải phóng hơn 100 tỷ mét khối vật chất, có chỉ số VEI là 7. Vụ phun trào đã tạo thành những dị thường khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng thâm trọng cả đến các vùng khí hậu xa xôi như Bắc Mỹ và Châu Âu, khiến năm 1816 trở thành “năm không có mùa hè”. Cây trồng ở Bắc bán cầu không thu hoạch được, gia súc chết, dẫn đến nạn đói tồi tệ nhất trong thế kỷ 19. Trong số đó, có một nạn đói nghiêm trọng ở Vân Nam vào thời nhà Thanh, Trung Quốc, được biết đến trong lịch sử là “nạn đói lớn” ở Gia Khánh Vân Nam.

Và nếu một vụ phun trào núi lửa VEI 8 xảy ra, rất có thể Trái Đất sẽ bước vào kỷ băng hà, và toàn thể nhân loại đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Một số chuyên gia phỏng đoán rằng vào năm 75.000 trước Công nguyên, núi lửa Toba ở Indonesia đã có một vụ phun trào VEI 8, khiến nhân loại trên thế giới suy giảm đại quy mô, chỉ còn lưu lại khoảng một vạn người.

Trên thực tế, các vụ phun trào núi lửa không chỉ gây ra hiện tượng nguội lạnh toàn cầu mà còn có thể gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Vì khi núi lửa phun trào, một lượng lớn magma sẽ thải ra nhiều khí carbonic, nếu khí carbonic không thể hấp thụ hoặc bài phóng xuất ra sẽ tạo thành hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng. Cũng trong chuyên mục về Sao Kim, chúng tôi đã giới thiệu rằng các nhà khoa học suy trắc rằng bề mặt Sao Kim nóng như địa ngục, nguyên nhân là do sự phun trào quy mô lớn của núi lửa Sao Kim tạo thành.

Điều gì sẽ xảy ra nếu núi lửa Yellowstone phun trào?

Yellowstone hiện được coi là núi lửa siêu cấp hoạt động duy nhất trên toàn cầu. Núi lửa siêu cấp là gì? Chính là chỉ một ngọn núi lửa có thể dẫn phát một vụ phun trào quy mô cực đại.

Yellowstone đã ba lần phun trào trong lịch sử. Vị trí của Vườn quốc gia Yellowstone ở Hoa Kỳ được hình thành bởi ba vụ phun trào núi lửa quy mô lớn. Lần phun trào cuối cùng của núi lửa Yellowstone là 640.000 năm trước, với chỉ số VEI là 8, tạo thành miệng núi lửa Yellowstone tại nơi mà ngày nay là Công viên Yellowstone, và tro núi lửa của nó đã rơi thẳng xuống Vịnh Mexico.

Trong những năm gần đây, những biến động địa chất bất thường ở khu vực này diễn ra thường xuyên, bao gồm động đất, sự nâng cao địa biểu, mực nước tăng giảm bất thường… đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học. Các chuyên gia dự đoán rằng nếu Yellowstone phun trào một lần nữa, nó sẽ mạnh hơn 2.500 lần so với vụ phun trào năm 1980 của Núi St. Helens mà chúng ta đã đề cập trước đó. Hậu quả là gì? Cộng đồng khoa học đã đưa ra những suy diễn dựa trên sự lạnh đi của nhiệt độ toàn cầu.

Trước hết, tro núi lửa sẽ bao phủ 3/4 diện tích của Hoa Kỳ. Tro núi lửa sẽ gây ra nhiều trận mưa bão, lở đất và tràn ngập nhà cửa. Tro núi lửa sẽ khiến các thiết bị điện tử bị hỏng hóc, và thông tin liên lạc và giao thông vận tải bị tê liệt hoàn toàn. Hầu hết mọi người sẽ chết vì hít phải khói độc hoặc ăn phải nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Thứ hai, một lượng khổng lồ các khí dung keo sulfur sẽ bao phủ thế giới trong vòng hai tuần, khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu giảm 12 ─15 ℃, sự tích tụ tuyết liên tục trong 2-3 năm phụ cận đường xích đạo. Hầu hết con người, động thực vật đều chết vì lạnh và đói.

Mặc dù giới khoa học cho rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy núi lửa Yellowstone sẽ phun trào trong vài năm tới để mọi người an tâm một chút, nhưng các nhà khoa học cũng cho rằng, nhân loại hiện tại không có khả năng dự đoán khi nào núi lửa Yellowstone sẽ phun trào, và hiện tại chưa có công nghệ kỹ thuật nào có thể ngăn chặn Yellowstone phun trào. 

Thật sự cảm khái khi nói đến đây. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhân tâm cũng ngày càng bành trướng, rất nhiều người đối đãi vạn sự vạn vật với tâm lý ngạo mạn rằng “nhân định thắng Thiên” – cho rằng nhân loại là chủ nhân của vũ trụ, thậm chí còn ảo tưởng mình đóng vai trò của Tạo Hóa Chủ. Tuy nhiên, Thượng Thiên chỉ cần châm ngòi nổ cho núi lửa Yellowstone là có thể xóa sổ loài người khỏi lịch sử một cách dễ dàng.

Cũng giống như thành cổ Pompeii mà chúng ta đã đề cập trước đó, thành phố này đương thời vô cùng phồn hoa, và người dân Pompeii tin rằng con người chỉ là một khối vật chất không có linh hồn, và họ phải tận hưởng lạc thú. Kết quả là, con người nơi đó sinh hoạt cực kỳ dâm dật và tàn ác. Ví dụ, họ tàn sát nô lệ để cho lươn ăn vì cho rằng lươn ăn thịt người rất ngon. Thành phố đầy rẫy những bức tranh tường dâm loạn sắc tình ở khắp mọi nơi. Người dân Pompeii cũng xem những ​​trận huyết chiến giữa người tay không và thú trong đấu trường La Mã mà hoàn toàn vô cảm. Họ có thể nghĩ rằng cuộc sống sẽ cứ tiếp tục như thế, nhưng một vụ phun trào núi lửa VEI 5 đã kết thúc mọi thứ…

Nhìn lại những thời khắc mang tính hủy diệt đó trong lịch sử loài người, không khó để phát hiện rằng con người trước tự nhiên là hoàn toàn vô lực. Kỳ thực, mỗi một ngày trong sinh mệnh của chúng ta đều là một món quà mà Thượng Thiên ban tặng cho chúng ta, ai biết quý tiếc mới có thể tiến bước xa hơn.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn