Thế giới mỏng manh như thế nào?

Thứ Tư, 24 Tháng Mười Một 202111:00 SA(Xem: 2501)
Thế giới mỏng manh như thế nào?

Vượt hàng nghìn dặm qua 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiếp ảnh gia Vlad Sokhin ghi lại những khoảnh khắc đáng suy ngẫm về biến đổi khí hậu.

vlad-visa-2017-copyright-anthony-1636970539

Sinh ra ở Nga nhưng trải qua phần lớn năm tháng lập nghiệp tại Bồ Đào Nha, Sokhin trở thành một nhiếp ảnh gia tài liệu chuyên chụp ảnh các chủ đề liên quan đến sức khỏe và nhân quyền. Tuy nhiên, trong một nhiệm vụ vào năm 2013, khi tận mắt chứng kiến nạn phá rừng ở Papua New Guinea, anh bắt đầu hướng ống kính đến những tác động của con người lên hành tinh.

Trong 8 năm qua, nhiếp gia 40 tuổi đã vượt hàng nghìn dặm qua 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ cực bắc của Alaska đến những vùng xa xôi của New Zealand và khắp châu Đại Dương, ghi lại những câu chuyện và bằng chứng trực quan về tác động của biến đổi khí hậu đến cộng đồng bản địa.

Chùm ảnh dưới đây nằm trong số những tác phẩm ẩn tượng được xuất bản trong cuốn tài liệu "Warm Waters" năm 2021.

warm-waters-vlad-sokhin-1-custom-1636970572

Đảo Teafua Tanu ở Tokelau, lãnh thổ thuộc chủ quyền của New Zealand, là một trong những vùng đất dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng và biến đổi khí hậu trong hai thập kỷ qua. Một phần do hòn đảo nhỏ này bị bao quanh bởi đại dương, một phần vì vị trí của nó nằm trong khu vực dễ gặp thiên tai.

warm-waters-vlad-sokhin-5-custom-1636970588

Jack Pombo ở làng Trin cầm trên tay một con chim thiên đường đã chết. Anh tìm thấy nhiều xác chim khi đến các khu vực khai thác gỗ. "Trước đây, khu rừng của chúng tôi có rất nhiều chim như vẹt và chim thiên đường, nhưng bây giờ nhiều loài đã biến mất vì rừng không còn nữa. Chúng hoặc là đã chết hoặc di chuyển đến môi trường sống khác", Pombo chia sẻ.

warm-waters-vlad-sokhin-7-custom-1636970595

Một người đàn ông trẻ tuổi trình diễn kỹ năng điều khiển môtô trước nghĩa trang ở làng Shishmaref. Shishmaref là một trong những khu định cư bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu ở Alaska. Nằm trên một cồn cát giữa biển Chukchi và đầm phá Shishmaref, ngôi làng đã mất diện tích đất đáng kể do xói mòn bờ biển và mực nước dâng cao khi băng vĩnh cửu tan chảy.

warm-waters-vlad-sokhin-2-custom-1636970601

Trẻ em tụ tập xem một chiếc xe bồn chuyển nước uống đến làng Etas trên đảo Efate, thuộc Cộng hòa Vanuatu. Sau khi cơn bão Pam tấn công Vanuatu vào tháng 3/2015, nhiều cộng đồng địa phương bị cô lập và không có nguồn cung cấp nước ngọt. Tổ chức từ thiện quốc tế Oxfam đã tài trợ xe bồn chở nước đến các làng xung quanh thủ đô Port Vila và giúp người dân địa phương đổ đầy nước uống vào các thùng của họ.

warm-waters-vlad-sokhin-3-custom-1636970606

Thanh thiếu niên đạp xe trên bãi biển bên cạnh các tòa chung cư bị phá hủy nặng nề do xói mòn tại khu định cư Oktyabrskiy ở bán đảo Kamchatka của Nga vào năm 2016.

warm-waters-vlad-sokhin-6-custom-1636970612

Simanu, 25 tuổi, bơi trong Khu bảo tồn rừng ngập mặn Moata'a trên đảo Upolu của Samoa. Chính phủ Samoan đã hỗ trợ nhiều cộng đồng địa phương trồng lại rừng ngập mặn để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của họ trước tình trạng nước biển dâng cao và xói mòn bờ biển.

warm-waters-vlad-sokhin-9-custom-1636970619

Roxanna Miller, kỹ thuật viên giám sát từ phòng thí nghiệm UOG Marine Lab ở Guam, đang kiểm tra một rạn san hô sau hai sự kiện tẩy trắng nghiêm trọng vào năm 2013 và 2014.

warm-waters-vlad-sokhin-12-custo-1636970627

Bé Elva, 10 tuổi, ngồi trên một cây dừa chết mục gần sông Tina ở làng Niu Birao thuộc quần đảo Solomon.

warm-waters-vlad-sokhin-8-custom-1636970635

Trẻ em ở làng Eita, một khu định cư trên đảo san hô của Kiribati, bơi trong khu vực bị ngập nước biển khi thủy triều dâng.

warm-waters-vlad-sokhin-11-custo-1636970641

Một bé gái 11 tuổi, tên Amaia, đứng trên tảng băng trôi ngoài bờ Bắc Băng Dương ở Barrow, Alaska. Băng tan chảy bất thường ở Bắc Cực do hiện tượng nóng lên toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và động vật hoang dã trong khu vực.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn