Nhà máy sử dụng toàn robot thông minh của Nissan

Thứ Tư, 20 Tháng Mười 202111:00 SA(Xem: 2434)
Nhà máy sử dụng toàn robot thông minh của Nissan

Nhật BảnNhà máy thông minh của Nissan hầu như không có bất kỳ nhân công nào bởi robot thực hiện mọi công việc như hàn, lắp ráp và sơn.

Robot lắp ráp các bộ phận trên xe. Ảnh: AP

Robot lắp ráp các bộ phận trên xe. Ảnh: AP

Nhà máy Tochigi nằm ở thị trấn Kaminokawa thuộc vùng ngoại ô Tokyo hoàn thiện và đi vào hoạt động trước tháng 4 năm nay, theo Nissan Motor Co. Dây chuyền lắp ráp được thiết kế để có thể sản xuất cả 3 loại xe là xe điện, xe kết hợp motor và động cơ (e-Power) và xe sử dụng động cơ đốt trong thông thường trên cùng dây chuyền. Mỗi phương tiện sẽ trang bị hệ truyền động phù hợp khi di chuyển dọc dây chuyền.

"Trước đây, mọi người thường phải điều chỉnh sản xuất thông qua kinh nghiệm, nhưng giờ đây, robot với trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu thu thập được và thực hiện việc đó", Hideyuki Sakamoto, phó chủ tịch của Nissan, cho biết trong buổi tham quan dây chuyền sản xuất tại nhà máy Tochigi hôm 8/10.

Các nhân viên ở nhà máy có thể tập trung vào công việc chuyên môn như phân tích dữ liệu thu thập bởi robot và bảo dưỡng thiết bị. Mọi hãng xe đang phát triển công nghệ robot giúp tăng khả năng thích nghi và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường. Trong chuyến tham quan, cánh tay cơ học khổng lồ trang bị màn hình hiển thị lớn chiếu đèn vào bề mặt xe từ các góc khác nhau để camera có thể phát hiện những lỗi nhỏ nhất. Một cỗ máy nhanh chóng quấn dây điện quanh đồ vật kim loại trông giống ống cuộn đồ sộ. Đây là bộ phận motor mà Nissan dùng để thay thế nam châm trên xe điện. Công ty cho biết thay đổi này giúp cắt giảm nhu cầu sử dụng vật liệu đất hiếm và hạ chi phí.

Cánh tay robot lắp ráp hệ truyền động cho xe điện ở nhà máy Togichi. Ảnh: AP

Cánh tay robot lắp ráp hệ truyền động cho xe điện ở nhà máy Togichi. Ảnh: AP

Theo Nissan, những sáng kiến đang thử nghiệm tại Tochigi sẽ dần dần được triển khai tại các nhà máy khác trên toàn cầu, bao gồm nhà máy của đối tác Renault ở Pháp. Sakamoto nói rất khó ước tính chính xác dây chuyền lắp ráp hoàn toàn tự động giúp tiết kiệm bao nhiêu chi phí. Nhưng ông nhấn mạnh quá trình sản xuất cần điều chỉnh theo tình trạng thiếu hụt lao động do Covid-19 và thải ít khí carbon hơn để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Năm 2050, Nissan hy vọng có thể đạt mục tiêu không thải khí carbon trong sản xuất và vòng đời của sản phẩm, bao gồm lọc vật liệu thô, sản xuất, sử dụng và tái chế. Một loại sơn mới cho phép cùng lúc sơn xe và nung, giúp giảm 25% mức tiêu thụ năng lượng. Trước đây, thân xe bằng nhôm và thanh cản bằng nhựa cần phải sơn riêng biệt ở nhiệt độ khác nhau.

An Khang (Theo Phys.org
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn