Hàng không mẫu hạm Anh, Mỹ dẫn đầu cuộc phô trương sức mạnh hải quân ở Biển Đông

Chủ Nhật, 10 Tháng Mười 20212:45 CH(Xem: 2119)
Hàng không mẫu hạm Anh, Mỹ dẫn đầu cuộc phô trương sức mạnh hải quân ở Biển Đông
rfa.org

Hàng không mẫu hạm Anh, Mỹ dẫn đầu cuộc phô trương sức mạnh hải quân ở Biển Đông

2021-10-08

Ba hàng không mẫu hạm và hằng chục chiến hạm khác của các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong tuần này đi vào Biển Đông là một trong những pha phô diễn sức mạnh hàng hải lớn nhất của Phương Tây tại khu vực này suốt nhiều năm qua.

Những cuộc diễn tập tại vùng biển Tây Philippines (mà Việt Nam gọi là Biển Đông) sẽ được tiếp tục với hai tuần tập trận qui mô lớn ngay ở Biển Đông. Điều này phát đi một thông điệp cho Bắc Kinh và khẳng định quyền tự do hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương ngày càng căng thẳng.

Chuyên gia cấp cao Richard Bitzinger tại Trường Nghiên cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore phát biểu rằng “Đây có thể là lần đầu tiên từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Eo Biển Đài. Loan hồi năm 1996, chúng ta chứng kiến những dạng hoạt động với hàng không mẫu hạm như thế”.

Vào ngày 3/10, hàng không mẫu hạm hàng đầu của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Queen Elizabeth cùng với hai hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ- USS Carl Vinson và USS Ronal Reagan- cùng với 14 chiến hạm khác của Mỹ, Nhật, Canada, New Zealand và Hòa Lan tiến hành những hoạt động diễn tập gọi là kết hợp tại Vùng biển Philippines.

Hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy đoàn chiến hạm lướt sóng trong nắng với đội chiến đấu cơ bay theo đội hình mũi tên bên trên.

“Nửa triệu tấn sức mạnh biển từ sáu quốc gia cùng với sức mạnh bay tương đương đầy ấn tượng” là điều được mô tả bởi Phó Đề đốc Steve Moorhouse, chỉ huy Nhóm Tác chiến Anh CSG21 do Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth dẫn đầu.

Một ngày sau đó, tổ chức Sáng kiến Theo dõi Chiến lược Nam Hải - một mạng lưới nghiên cứu của Trung Quốc, cảnh báo rằng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ và HMS Quuen Elizabeth của Anh đã vượt Eo Bashi đi vào Biển Đông, và đây là lần thứ hai kể từ tháng 7, hai hàng không mẫu hạm này vào Biển Đông.

Một thông cáo của Bộ Quốc Phòng Anh vào ngày thứ ba cho biết trong vòng hai tuần tới Hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth “sẽ hoạt động tại Biển Đông với chiến hạm và chiến đấu cơ của các nước Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Hoa Kỳ” và tham gia vào cuộc diễn tập hàng hải phối hợp qui mô lớn.

Chuyên gia Bitzinger so sánh hoạt động lần này với đợt phô diễn sức mạnh hồi tháng 3 năm 1996, khi mà Hoa Kỳ cho bố trí hai hàng không mẫu hạm nhằm đáp lại việc Trung Quốc cho thử phi đạn tại vùng biển gần Đài Loan trong thời gian chuẩn bị bầu cử. Thông điệp Bắc Kinh phát ra đối với đảo quốc tự trị là không được tuyên bố độc lập.

Lúc bấy giờ, giới quan sát cho rằng đó là màn phô diễn sức mạnh quân sự lớn nhất ở Châu Á kể từ cuộc chiến Việt Nam. Hoa Kỳ cho bố trí hai nhóm tác chiến dẫn đẫu là hàng không mẫu hạm USS Minitz và hàng không mẫu hạm nay đã loại biên là USS Independence.

Mục tiêu chính của việc phô diễn sức mạnh lúc bấy giờ, cũng như hiện nay, là phát đi một thông điệp cho Bắc Kinh- nhưng theo một số người thì đó là khiêu khích. Học giả cấp cao Mark J. Valencia tại Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc (NISCSS) cho rằng “Họ đang giúp Hoa Kỳ đe dọa Trung Quốc”. Điều này phản ánh quan ngại của Bắc Kinh.

Aircraft.jpg
Máy bay từ nhóm tấn công tàu sân bay của Anh và Mỹ bay theo đội hình trong cuộc diễn tập chung nhiều bên trong khu vực Biển Đông ngày 3/10/2021. Ảnh: Hải quân Mỹ

Trong cùng ngày hai hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và Anh Quốc đi vào Biển Đông, Trung Quốc cho chiến đấu cơ bay vào Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của Đài Loan với một con số kỷ lục là 52 chiếc. Trong khoảng thời gian bốn ngày kể từ thứ sáu tuần qua, Đài Loan báo cáo có gần 150 máy bay của Không quân Trung Quốc bay vào ADIZ của Đài Loan.

Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, Khâu Quốc Chinh, vào ngày thứ tư phát biểu với các nhà lập pháp rằng quan hệ qua Eo biển Đài Loan ‘nghiêm trọng nhất’ trong hơn 40 năm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày Chủ Nhật cáo buộc quân đội Trung Quốc tiến hành ‘những hoạt động quân sự khiêu khích phá hoại hòa bình và ổn định khu vực; đồng thời nhắc lại cam kết vững như bàn thạch của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và hứa sẽ thống nhất về lại với Đại Lục, cả bằng vũ lực nếu cần. Đài Loan lại cho mình là một Nhà nước có chủ quyền.

Chuyên gia Bitzinger nói về hoạt động diễn tập phối hợp của các hàng không mẫu hạm rằng “Nhiều quốc gia liên quan trong khu vực Châu Á lo ngại về sự hiếu chiến của Trung Quốc và đây là cách phát đi một thông điệp mạnh mẽ cho Bắc Kinh về quyền tự do hàng hải.

Ông nói thêm “Điều đó cũng cho thấy rằng Hoa Kỳ có được những đồng minh và thân hữu tham gia một cách tích cực và mật thiết với họ.”

Tweet ngày 5/10/2021 của Chỉ huy Nhóm tấn công hàng không mẫu hạm Anh nói về cuộc diễn tập chung
Tweet ngày 5/10/2021 của Chỉ huy Nhóm tấn công hàng không mẫu hạm Anh nói về cuộc diễn tập chung

icon-zoom

Hàng không mẫu hạm tự đóng

Sự hiện diện của những hàng không mẫu hạ thường được nhận thức như là dấu chỉ thuyết phục về quyền tự do hàng hải mà Hoa Kỳ và các đồng minh cổ xúy. Điều đó cũng cho thấy một khuynh hướng thú vị về mặt một số nước tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương phát tiển khả năng phòng thủ biển bằng việc tự đóng những hàng không mẫu hạm của nước họ.

Lực lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản (JMSDF hay Hải quân Nhật) vào ngày thứ Ba công bố họ đã thực hiện các chuyến cất và hạ cánh loại chiến đấu cơ F-35B tiên tiến trên Khu trục hạm JS Izumo; như thế có thể biến nó thành một hàng không mẫu hạm.

JMSDF tiếp tục thực hiện một cách vững chắc những bổ sung cần thiết cho chiến hạm lớp Izumo để có thể đạt được khả năng vận hành chiến đấu cơ F-35B.

Theo Ông Jeff Kingston, Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á và là giáo sư Đại học Temple ở Tokyo, Chính phủ Nhật vào năm 2018 bật đèn xanh cho việc chuyển hai khu trục hạm lớp Izumo thành hàng không mẫu hạm hạng nhẹ có thể vận hành chiến đấu cơ F-35B.  Điều này dựa vào một thay đổi chính sách lớn kể từ năm 2015 khi Nhật Bản—với hoạt động quân sự bị hạn chế bởi hiến pháp chủ hòa sau Thế Chiến Thứ hai  – đã gia tăng cam kết với đồng minh an ninh Hoa Kỳ.

Ông phát biểu với RFA rằng “Nhật Bản đã tăng mạnh khả năng nâng cao sức mạnh biển và rũ bỏ những cấm kỵ lâu nay về chính sách an ninh khi thực hiện điều đó. Về mặt địa chính trị, đó là một sự ứng phó với nhận thức ngày càng tăng về mối nguy do chương trình hiện đại hóa quân đội và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Ông Jeff Kingston giải thích thêm rằng “Nhật Bản gia nhập Nhóm Bộ Tứ (gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật và Australia) và trở thành một nước cổ xúy cho một khu cực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Đây là quan điểm nhắm đến sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực; và liên quan đến hoạt động diễn tập hải quân chung, một trong những hoạt động khác nữa.”

Trong khi đó chuyên gia Valencia của NISCSS lại đưa ra cảnh báo rằng hoạt động chế tạo hàng không mẫu hạm và ủng hộ Hoa Kỳ nhằm khống chế Trung Quốc có thể là một sai lầm của Nhật Bản.  Ông nói: “Dĩ nhiên Nhật cần có khả năng để tự vệ nhưng đi vào lĩnh vực đóng hàng không mẫu hạm là một vấn đề hoàn toàn khác.

Còn theo chuyên gia Bitzinger, cả hai nước Hàn Quốc và Singapore cũng đang xem xét việc phát triển một số trong những tàu hải quân của họ thành những hàng không mẫu hạm thực sự.

Ông nói: “Cách đây hai mươi năm, mọi người đều có cái nhìn tiêu cực về chúng (hàng không mẫu hạm), gọi rằng chúng là những nam châm hút tên lửa hành trình do quá lớn. Thế nhưng nay, ai cũng muốn có chúng. Dường như họ đang cố đối lại với thực tế là Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hàng không mẫu hạm. Đó là dạng cách nói chúng tôi sẽ bắt kịp quí vị thôi. Quả thực chúng tôi có thể vượt quí vị.”

Trung Quốc với mục tiêu trở thành một siêu cường biển đã có hai hàng không mẫu hạm đang hoạt động- Liêu Ninh và Sơn Đông; và hiện đang cho đóng chiết thứ ba. Trung Quốc đã có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới nhưng chủ yếu là những lớp tàu nhỏ hơn. Siêu hàng không mẫu hạm sẽ tăng cường mạnh mẽ sức mạnh của họ.

Cuộc chạy đua phát triển những hàng không mẫu hạm lớn hơn, tốt hơn nêu bật tình hình đáng ngại ở Biển Đông mà các nhà quan sát cho rằng là một trong những khu vực xung đột tiềm năng giữa các siêu cường.

Điều đó ở một mức độ cao cũng sẽ buộc các nước nhỏ, nghèo hơn trong khu vực phải chọn phe.”

Ông nói thêm: “ Tất cả những nước ASEAN nhỏ hơn sẽ thích Trung Quốc và Hoa Kỳ thuận thảo với nhau; thế nhưng điều này sẽ không xảy ra và họ cố giữ vị thế ngoài cuộc khi mà tình thế mỗi lúc một khó thêm hơn.”  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn