Vật thể 420 tấn, đắt đỏ nhất thế giới sắp nổ tung?

Thứ Sáu, 10 Tháng Chín 20213:00 CH(Xem: 2606)
Vật thể 420 tấn, đắt đỏ nhất thế giới sắp nổ tung?
tram-vu-tru-quoc-te-640

2024 được xem là hạn chót của vật thể khổng lồ này.

Số phận cuối cùng của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) luôn là một “bóng ma” đối với NASA và Roscosmos – cơ quan vũ trụ Liên bang Nga.

Càng đến “giờ G”, mối lo càng hiển hiện trong tâm trí của các nhà chiến lược vũ trụ quốc tế. Bởi… Thứ gì đi lên đều phải đi xuống – bao gồm cả Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Và cũng bởi vì tính chất hợp tác quốc tế của ISS – giữa Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản, Brazil và các quốc gia tham gia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) (tổng là 16 quốc gia) – nên quyết định ngừng hoạt động của ISS phải đảm bảo cả hai yếu tố kỹ thuật và chính trị – ScientificAmerican bình luận.

Với mức đầu tư lên đến 100 tỷ USD, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có khối lượng 420 tấn, dài 74 mét, rộng 110 mét. Đến nay, ISS được xem là vật thể nhân tạo/vệ tinh nhân tạo lớn nhất, nặng nhất và đắt đỏ nhất trong lịch sử loài người.

ISS được xem là vật thể nhân tạo/vệ tinh nhân tạo lớn nhất, nặng nhất và đắt đỏ nhất trong lịch sử loài người đang quay quanh Trái Đất. Ảnh: NASA

ISS quay quanh Trái Đất ở độ cao từ 370 km đến 460 km. Trạm mất khoảng 90 phút để quay một vòng quanh Trái Đất. Một ngày, nó thực hiện khoảng 16 lần quay như thế, do đó, ISS là nơi có thể thấy 16 lần bình minh và hoàng hôn trong một ngày Trái Đất – Dữ liệu NASA cung cấp.

2024: Hạn chót của ISS

Tròn 2 thập kỷ qua đi, ISS miệt mài thực hiện sứ mệnh là ngôi nhà quốc tế ngoài không gian, nơi sinh sống và làm việc của một số ít những phi hành gia tài giỏi, may mắn, những người dấn thân vào thế giới vi trọng lực đầy biến động để thực hiện những công việc hiếm người thường có thể làm.

Tuy nhiên, giống như phần còn lại của chúng ta, Trạm Vũ trụ Quốc tế đang già đi. Và nó không thể tự ở trong quỹ đạo vô thời hạn. 2024 là thời hạn chót của ISS. Điều này có nghĩa, chỉ gần 4 năm nữa thôi, ISS sẽ phải “chết”. Và vấn đề khiến các nhà chiến lược vũ trụ Mỹ, Nga đau đầu chính là ISS sẽ “chết” như thế nào? Số phận của khối kim loại khổng lồ, nặng gần 500 tấn đó sẽ như thế nào trong 4 năm nữa?

“Mặc dù ISS hiện đã được chính phủ đối tác quốc tế chấp thuận hoạt động ít nhất đến tháng 12 năm 2024, nhưng xét dưới góc độ kỹ thuật, chúng tôi đã cho phép ISS hoạt động cho đến cuối năm 2028” – Các quan chức NASA viết trong một tuyên bố với Space.com.

Nhưng một ngày nào đó, “ngày cuối cùng” của ISS sẽ đến. ISS đã cũ và thường xuyên có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các mảnh vụn không gian và các vật thể siêu nhỏ. Nếu con người không loại bỏ nó, cuối cùng những hiểm họa của không gian sẽ xảy ra.

Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Đại học Harvard (Mỹ), người chuyên theo dõi các vật thể ở trong và rơi ra khỏi quỹ đạo Trái Đất lập luận rằng rủi ro nếu trạm vũ trụ rơi xuống Trái Đất là rất lớn. Với trọng lượng 420 tấn tấn, trạm vũ trụ cho đến nay là vật thể nặng nhất do con người tạo ra từng quay quanh Trái Đất. Một vật thể có kích thước càng lớn thì không khí (việc ma sát với không khí) càng ít có khả năng đốt cháy nó hoàn toàn. Đối với các phần chạy bằng năng lượng Mặt Trời, nếu văng ra ngoài vũ trụ thì nó càng dễ nằm ngoài tầm kiểm soát, lúc đó việc giải cứu sẽ bị hạn chế.

“Mặc dù hậu quả không tương tự như một thảm họa hạt nhân cấp độ mạnh nhưng việc ISS lao vô định qua bầu khí quyển (bị đốt cháy một phần) và đến khi lao xuống mặt đất sẽ giống như một vụ tai nạn hàng không lớn, với các mảnh vụn văng ra trên phạm vi lớn hơn nhiều. Trường hợp tồi tệ nhất là nó rơi xuống khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, số phận cuối cùng của ISS không phải là một vụ va chạm tồi tệ kiểu tiểu hành tinh tấn công Trái Đất.

Dưới đánh giá của Ban Cố vấn An toàn Hàng không Vũ trụ của NASA, một nhóm đánh giá các biện pháp an toàn mà NASA đang thực hiện trong chuyến bay vũ trụ, các nhà điều hành ISS đã lo lắng cho số phận của ISS cách đây ít nhất một thập kỷ.

Hiện tại, trong các báo cáo gửi NASA, Ban Cố vấn An toàn Hàng không Vũ trụ vẫn gửi báo cáo đều đặn về việc ISS sẽ kết thúc như thế nào trong vài năm tới.

NASA xác nhận với Space.com rằng, cơ quan này đã xây dựng các kịch bản xoay quanh sự kết thúc của ISS và NASA đang tích cực làm việc với các đối tác quốc tế của ISS để trạm quốc tế kết thúc an toàn nhất, ít ảnh hưởng nhất đến mặt đất nhất.

Quá trình xây dựng ISS

Sứ mệnh ngắn hạn của ISS là thực hiện các thí nghiệm liên quan đến sinh học (gồm nghiên cứu y sinh và công nghệ sinh học), vật lý (gồm vật lý chất lỏng trong môi trường vi trọng lực, khoa học vật liệu, và cơ học lượng tử), thiên văn học (bao gồm vũ trụ học), và khí tượng học, nhằm giải quyết các “bài toán” liên quan đến tác động lâu dài của môi trường không trọng lực ngoài không gian lên cơ thể con người, từ đó tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cuộc sống của con người trong không gian hoặc du lịch vũ trụ trong tương lai không xa.

Sứ mệnh dài hạn của ISS là sử dụng các cơ sở dữ liệu nghiên cứu được để phát triển công nghệ vũ trụ để xây dựng căn cứ trong không gian, hỗ trợ sự sống kéo dài của con người ở môi trường ngoài Trái Đất, thám hiểm các hành tinh khác để tìm những “ngôi nhà mới”.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 23 Tháng Mười Hai 201810:42 CH