Hoả tiễn Super Heavy của SpaceX nhìn từ vũ trụ

Chủ Nhật, 29 Tháng Tám 20217:00 SA(Xem: 2625)
Hoả tiễn Super Heavy của SpaceX nhìn từ vũ trụ

MỹHôm 9/8, vệ tinh WorldView-3 của Maxar Technologies chụp ảnh cơ sở Starbase của SpaceX ở Nam Texas với hai phiên bản của tên lửa Super Heavy.

Hai tên lửa Super Heavy trong cùng khung hình chụp từ vệ tinh. Ảnh: Maxar

Hai tên lửa Super Heavy trong cùng khung hình chụp từ vệ tinh. Ảnh: Maxar

Starbase là cơ sở xây dựng và thử nghiệm hệ thống vận chuyển không gian sâu Starship. SpaceX đang phát triển Starship để chở người và hàng hóa tới Mặt Trăng, sao Hỏa và nhiều địa điểm xa xôi khác. Hệ thống bao gồm hai phương tiện tái sử dụng hoàn toàn là tên lửa đẩy 70 m mang tên Super Heavy và tàu vũ trụ Starship cao 50 m nằm ở bên trên.

Bức ảnh từ vệ tinh WorldView-3 chụp hai phiên bản Super Heavy khác nhau gồm Booster 3 nằm trên bệ phóng cận quỹ đạo gần mép trái bức ảnh và Booster 4 đặt ở giá phóng quỹ đạo phía bên phải. Cả hai phương tiện đều đổ bóng dài lên nền đất ở vùng Gulf Coast và phần lớn công trình khác của căn cứ Starbase.

Booster 3 sẽ không bao giờ cất cánh. Tuy nhiên, phiên bản Booster 4 trang bị 29 động cơ đang chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm lên quỹ đạo đầu tiên của chương trình Starship. Phương tiện khổng lồ được nâng lên giá phóng hôm 5/8. Một ngày sau, các kỹ thuật viên xếp chồng nguyên mẫu Starship SN20 6 động cơ lên trên Booster 4, lắp ráp tên lửa cao nhất trong lịch sử. Hai phương tiện được tháo rời cùng ngày để SpaceX làm việc thêm với Booster 4 và SN20.

SpaceX chưa tiết lộ khi nào Booster 4 và SN20 sẽ cất cánh. Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk chia sẻ bộ đôi sẽ sẵn sàng bay trong vài tuần tới do phải chờ giấy phép từ nhà chức trách. Cục Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đang tiến hành đánh giá môi trường cơ sở phóng Starbase và giấy phép chỉ được cấp sau ít nhất một tháng nữa do FAA cần tiếp nhận ý kiến cộng đồng trong vòng 30 ngày khi công bố báo cáo cuối cùng.

Vệ tinh WorldView-3 do chi nhánh DigitalGlobe của Maxar vận hành phóng lên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 8/2014. Vệ tinh này có thể quan sát vật thể với độ phân giải tới 31 cm trên bề mặt Trái Đất.

An Khang (Theo Space)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn