Nhà thờ khắc từ đá ở Ethiopia

Thứ Ba, 20 Tháng Bảy 20217:00 CH(Xem: 2998)
Nhà thờ khắc từ đá ở Ethiopia

Có hàng nghìn nhà thờ đá được xây dựng ở Ethiopia, quốc gia Cơ đốc giáo cổ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ở đây có những nhà thờ có kiến trúc đặc biệt, đó là các nhà thờ được tạc từ đá nguyên khối. 

Để xây dựng một công trình đá, người ta làm thế nào? Cách nghĩ thông thường của chúng ta là họ sẽ khai thác các mỏ đá để lấy được các khối đá, đẽo gọt các khối đá thành hình dáng mong muốn, vận chuyển chúng đến công trình xây dựng, rồi xây công trình từng dưới thấp lên cao bằng những khối đã đã được đẽo gọt.  Nhưng, cách đó có vẻ “xưa rồi”. Người ta còn có cách khác, đẽo vách núi đá lộ thiên thành một công trình. Điều này được thực hiện ở đền Kailasa, Ấn Độ. Còn một cách khác, kỳ lạ hơn, nơi không có sẵn các núi đá lộ thiên, đó là khoét sâu xuống nền đá hàng chục mét và tạc vào phía trong để tạo nên một công trình. Bằng cách này, người ta “xây” các công trình đá từ cao xuống thấp.

Vậy ở đâu có công trình kiểu như thế? Bạn có thể tìm thấy nó ở Ethiopia, nơi Châu Phi xa xôi. 

Nhà thờ bằng đá nguyên khối 

Thị trấn Lalibela thuộc tỉnh North Wollo, bang Amhara, nằm ở độ cao 2.500 mét so với mực nước biển, phía bắc của Ethiopia. 

Chỉ có vỏn vẹn 1,5 vạn người, nhưng Lalibela là một trong những thành phố linh thiêng nhất của Ethiopia. Nó là cố đô của vương triều Zagwe và là một trung tâm hành hương của những người Kitô giáo tại Ethiopia.

Lý do khiến Lalibela trở thành địa điểm linh thiêng của đất nước sùng đạo Thiên Chúa này là 11 nhà thờ được tạo từ đá nguyên khối nằm dưới lòng đất. Những công trình cự thạch này được chia thành 3 nhóm và được nối với nhau bởi các thông đạo được khoét trong lòng đá giống những mê cung. 

Nhà thờ đá nguyên khối
Sơ đồ 11 nhà thờ đá nguyên khối ở Lalibela, Ethiopia (ảnh: Wikipedia)

Ở nhóm công trình phía Bắc, nhà thờ Bet Medhane Alem (nhà thờ Đấng Cứu Thế) được xem là nhà thờ nguyên khối rộng nhất trên thế giới. Công trình này dài 33,5m, rộng 23,5m và cao 11,5m. Có bộ diềm mái chạm khắc được đỡ bởi 34 chiếc cột vuông.

Nội nhất của nhà được mở ra 3 cửa tách biệt 3 hướng Tây, Bắc, Nam. Tuy nhiên, các bức tường của nhà thờ này có dấu hiệu bị nứt vỡ, do đó các nhà khoa học đã dựng lên một mái kim loại để bảo vệ công trình khỏi bị hư hỏng. 

Nhà thờ đá nguyên khối
Nhà thờ đá Bet Medhane Alem (nhà thờ Đấng Cứu Thế) là nhà thờ đá nguyên khối lớn nhất ở Lalibela (ảnh: Sailko/Wikipedia)

Nhóm phía Tây của có nhà thờ Bet Giyorgis (nhà thờ Thánh George), được bảo tồn nguyên vẹn nhất. Nhà thờ Bet Giyorgis nằm trong một hào đá được khoét sâu dưới mặt đất với kích thước rộng 25×25 mét và sâu 30m. Đây cũng là công trình đẹp nhất và nổi tiếng nhất với nhất với mặt chiếu bằng có hình dáng chữ thập với nhiều chi tiết điêu khắc tinh xảo. 

Khi mặt trời xuống dần, nhà công trình hiện lên màu hồng rồi chuyển sang vàng và xanh rêu trước khi bóng tối bao trùm. 

Nhóm cực Đông bao gồm 4 nhà thờ dành riêng cho hoàng gia.

Nhà thờ đá nguyên khối
Nhà thờ Thánh George (Bete Giyorgis) có hình dấu thập là nhà thờ đá nguyên khối nổi tiếng nhất ở Lalibela (ảnh: WitR/Shutterstock)

nhà thờ đá nguyên khối

Các tín đồ Cơ đốc giáo đang cử hành nghi lễ phía trên nhà thờ Thánh Goerge ở Lalibela (ảnh: Joaquim Salles/Shutterstock)

Quá trình xây dựng công phu

Tương truyền rằng để có thể xây dựng được 11 nhà thờ trong thời gian 24 năm, nhà vua Gebre Mesqel Lalibela đã sử dụng 40.000 thợ điêu khắc đá lành nghề. 

Để tạo hình cho các nhà thờ, các đá dã sử dụng các công cụ thô sơ như cuốc, đòn bẩy, rìu nhỏ để đào những rãnh sâu nhằm tách rời công trình ra khỏi nền đá. Mỗi cấu trúc nhà thờ có mái cao bằng mặt đất và đào sâu xuống từ 40 đến 50m.

Để có thể tạo ra 11 công trình công phu, công việc chạm khắc sẽ được bắt đầu từ đỉnh của công trình gồm các mái, trần, vòm cửa và các cửa sổ phía trên và xuống phía dưới và xuống tới phần nền gồm sả sàn, cửa lớn ra vào, Không gian bên trong rộng lớn gồm các cột đá đặc đỡ trần, các bức tường của nhà thờ, được tạo ra bằng cách khoét ngang vào khối đá.

Để nước mưa có thể thoát nhanh, nền của các nhà thờ được làm hơi dốc. Những nét nhô ra của công trình kiến trúc như mái, máng nước, các ngưỡng cửa sổ… vươn ra dài ngắn khác nhau, tuỳ thuộc vào hướng chủ yếu của các trận mưa.

Tranh cãi về nguồn gốc của công trình

Có một số giả thiết xung quanh việc xây dựng những giáo đường tuyệt tác này. Một số người tin rằng các hiệp sĩ Templar, vốn thuộc đội quân Thập tự chinh, đang ở đỉnh cao quyền lực vào thế kỷ 13 – đúng vào thời điểm những công trình này được cho là ra đời – chính là người là tạo tác ra chúng. Tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể về việc này.

Giả thiết được lan truyền rộng rãi nhất – và cũng chính là giả thiết được rao giảng tại bảo tàng nhỏ ở gần lối vào nhà thờ – cho rằng các nhà thờ này được đục đẽo theo lệnh của Quốc vương Lalibela, hoàng đế xứ Ethiopia vào cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, người được cho là đã đi thăm Jerusalem vào năm 1187 ngay trước khi Đất Thánh rơi vào tay quân Hồi giáo.

Tuy nhiên, các hiện vật được trưng bày trong các bảo tàng gần lối vào của các nhà thờ không hết lòng thúc đẩy giả thiết này. Công cụ xây dựng được trưng bày ở đây chỉ có một thiết bị hình chiếc rìu trông rất yếu ớt mà các thợ xây của Vua Lalibela được cho là đã sử dụng để đục đẽo nhà thờ từ mặt đất. Ngay cả khi trừ đi 900 năm bị ăn mòn thì công cụ này vẫn thích hợp để làm cỏ hơn là đẽo đá.

Thay vào đó, hàng ngàn tín đồ tham dự các buổi lễ hàng ngày trong nhà thờ tin vào cách giải thích huyền hoặc hơn: đó là Vua Lalibela đã được một đoàn các thiên thần trợ giúp để hoàn thành 11 nhà thờ này chỉ trong vòng có một đêm.

Những câu hỏi không có lời giải đáp

Cứ giả thiết rằng nhà vua Gebre Mesqel Lalibela có thể huy động được 40.000 thợ điêu khắc đá lành nghề để xây dựng 11 nhà thờ này. Thì việc làm thế nào để nuôi sống và cung cấp điều kiện làm việc cho 40.000 người trong 24 năm với điều kiện kinh tế của Ethiopia vào lúc đó là một câu hỏi lớn.

Câu hỏi nữa, vì sao cần xây dựng đến 11 nhà thờ chỉ trong khu vực có 1km2? Với dân số Ethiopia vào 900 năm trước, có nhất thiết phải xây dựng nhiều nhà thờ tại một khu vực đến mức đó không? 

Có thể thấy kiến trúc, trình độ điêu khắc của một số nhà thờ đá nguyên khối ở Lalibela rất hiện đại, bề thế, tinh mỹ, vượt trên hẳn trình độ xây dựng của Ethiopia gần 1.000 năm trước. Vậy bằng cách nào người Ethiopia 900 năm trước có thể hình dung và xây dựng những công trình có trình độ vượt trên nhận thức của họ lúc bấy giờ?  

shutterstock_186487277
Liệu 900 năm trước, người Ethiopia có thể xây dựng được công trình đá nguyên khối bề thế và kiến trúc hiện đại như nhà thờ Thánh Emanuel thế này? (ảnh: milosk50/Shutterstock)

Ở 11 công trình cự thạch được gọi là nhà thờ Cơ đốc giáo tại Lalibela, người ta cũng phát hiện các cửa sổ được chạm khắc có hình chữ Vạn của nhà Phật. Biểu tượng chữ Vạn đã xuất hiện từ 2500 năm trước cùng với sự xuất hiện của Phật Thích Ca và Phật giáo. Còn chữ thập giá được coi là biểu tượng của Cơ đốc giáo. Vậy vì sao biểu tượng của Phật gia lại xuất hiện ở những nhà thờ Cơ đốc giáo? 

shutterstock_1986392510
Biểu tượng chữ Vạn xuất hiện nhiều nơi trong các nhà thờ đá tại Lalibela, Ethiopia (ảnh: Dejonckheere/Shutterstock)

Giả thiết hợp lý về nguồn gốc những nhà thờ đá nguyên khối

Vào những năm 1520, linh mục người Bồ Đào Nha Francisco Alvares khi đến Lalibela để chiêm ngưỡng những nhà thờ đá nguyên khối đã thốt lên rằng: “Không dễ dàng để mô tả chi tiết về những công trình này, bởi vì nó làm cho tôi không thể tin rằng tất cả được tạo nên bởi con người”.

Vậy nếu người Ethiopia 900 năm trước không phải là người đã xây dựng 11 nhà thờ đá ở Lalibela thì ai đã xây dựng những công trình này?

Giờ đây người ta đã phát hiện rằng người Ai Cập 4.000 năm trước không phải là người đã xây các Đại Kim tự tháp ở Giza. Hay, 900 năm trước, người Campuchia cũng không phải là người đã xây nên Ăng-co Vát. Cũng tương tự, rất nhiều công trình tôn giáo vĩ đại ở Ấn Độ không được xây dựng bởi người Ấn Độ trong nền văn minh lần này. 

Phát hiện đã cho thấy những phần vĩ đại, đẹp đẽ, chắc chắn nhất của những những công trình này đã được xây dựng bởi những nền văn minh tiền sử, trước nền văn minh 5.000 năm lần này. Những người cổ đại của văn minh lần này đã sử dụng, bổ sung hoặc xây dựng những công trình sao chép ngay bên cạnh với trình độ kỹ thuật, giá trị thẩm mỹ và độ bền kém hơn. Điều này khiến cho con người ngày nay không thể phân biệt được ai là chủ nhân thật sự đã xây dựng nên chúng.

Theo cách suy luận như trên, có khả năng người Ethiopia đã phát hiện ra các nhà thờ đá nguyên khối 900 năm trước, họ đã cải tạo và sử dụng nó cho mục đích tín ngưỡng của Cơ đốc giáo. Ví dụ, rất có thể các hình vẽ, những chạm khắc về các vị thánh trong Cơ đốc giáo hoặc những sửa chữa cho các hư hỏng đã được bổ sung bởi người Ethiopia 900 năm trước. Cũng có thể người tiền sử chỉ xây dựng một số trong 11 nhà thờ này, số còn lại là do người Ethiopia của văn minh lần này xây dựng. Những điều phức tạp này khiến cho nguồn gốc của 11 nhà thờ đá nguyên khối này càng khoác lên nó vẻ huyền bí. 

Thiện Tâm (Tổng hợp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn