Bức ảnh giải đáp bí ẩn hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời

Chủ Nhật, 23 Tháng Năm 20215:00 SA(Xem: 2677)
Bức ảnh giải đáp bí ẩn hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời
sao-moc

Sự thật thì Mộc Tinh không bình yên như vậy. Hành tinh khí khổng lồ này bị bao phủ bởi những cơn bão dữ dội quanh địa cầu với độ sâu dày hơn nhiều lần so với khoảng cách khí quyển giữa Trái Đất và không gian.

Với mô hình thời tiết vô cùng khắc nghiệt, những dự án nghiên cứu Mộc Tinh luôn khiến những nhà thiên văn học rất vất vả tìm hiểu.

Trong công bố vừa được đăng trên tạp chí The Astrophysical Journal Supplement Series, lần đầu tiên các nhà khoa học cho chúng ta thấy những hình ảnh ngoạn mục của Mộc Tinh có độ phân giải cao được chụp bằng Kính thiên văn Gemini và Kính viễn vọng không gian Hubble.

“Hành tinh trông như ngọn lửa ma trơi vậy. Những vùng tối trong ảnh tương ứng với các khu vực xuất hiện nhiều mây bão, còn vùng có ánh sáng hồng ngoại thể hiện khu vực không có mây”, nhà thiên văn học Michael Wong thuộc Đại học California, Berkeley cho biết.

Vùng tối của bức ảnh bao gồm một đường uốn quanh rìa của Great Red Spot. Nhắc đến Mộc Tinh, có thể không có nhiều người biết đến Great Red Spot – một cơn bão rực lửa khổng lồ có diện tích lớn hơn Trái Đất được cho là đã tồn tại hàng trăm năm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

“Rất khó để phân biệt những đám mây vật chất và những đám mây mỏng hơn bao phủ bên trong Mộc Tinh thông qua quan sát ánh sáng, đây vẫn là một bí ẩn với chúng tôi” – nhà khoa học hành tinh Glenn Orton thuộc Phòng thí nghiệm phản lực (JPL) của NASA nhận xét.

Nhờ có những hình ảnh thu thập được mà các nhà khoa học đã có cơ hội giải đáp bí ẩn đó. Khi so sánh hai hình ảnh, một vòng cung hồng ngoại phát sáng khớp với một bóng quang học, cho thấy màu sắc đã đánh dấu một vết nứt sâu nằm bên trong những đám mây bão.

set-tren-sao-moc
Khi kết hợp cùng các ảnh chụp từ vệ tinh Juno của NASA, các nhà khoa học đã giải thích được nguồn gốc của sét trên Mộc Tinh. (Ảnh: NASA).

Bên cạnh đó, những dữ liệu thu lại được từ vệ tinh Juno của NASA bay quanh Mộc Tinh đã phát hiện ra các tín hiệu vô tuyến trong khí quyển có nguồn gốc từ các tia sét. Trong 8 lần bay đầu tiên, thiết bị đo phóng xạ vi sóng của Juno đã phát hiện ra 37 lần phóng sét, tập trung quanh các vùng cực của hành tinh. Hiện tượng này trái ngược với Trái Đất, nơi các cơn bão sét tập trung quanh đường xích đạo.

“Những dữ liệu từ kính viễn vọng Hubble và Gemini có thể giúp chúng ta thu thập thêm thông tin về những đám mây này”, nhà khoa học hành tinh Amy Simon của NASA chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các vụ sét đánh được tạo ra ở những vùng có tháp không khí ẩm lớn, đối lưu trên những đám mây ở cả hai dạng đông lạnh và dạng lỏng. Các khu vực rõ ràng xung quanh những cơn bão này hình thành bơi một luồng không khí khô hơn bên ngoài các ô đối lưu.

“Những cơn lốc xoáy này có thể chứa đựng dòng năng lượng bên trong, giúp giải phóng năng lượng thông qua sự đối lưu. Nó không diễn ra khắp nơi và có vẻ có điều gì đó đã tạo điều kiện cho sự đối lưu này”, bà Simon giải thích thêm.

Nhưng nhiệm vụ dành cho Juno sẽ tiếp tục diễn ra và dự kiến ​​kết thúc vào tháng 7/2021. Với chức năng tương đương với vệ tinh thời tiết, kết hợp với những hình ảnh dữ liệu thu lại được trên Trái đất, rất có thể trong tương lai mô hình khí hậu khắc nghiệt của Mộc Tinh sẽ được các nhà khoa học giải đáp.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn