Làng gốm Bát Tràng

Thứ Sáu, 16 Tháng Hai 201811:58 SA(Xem: 6517)
Làng gốm Bát Tràng

Tác giả với đồ gốm được phơi khô. Không phải lò gốm nào cũng có đủ diện tích để phơi khô mà cũng không phải ngày nào cũng có nắng. Nên giai đoạn sấy khô gốm này cũng phần lớn được sấy bằng lò. Sau khi sấy khô bằng lò thì đồ gốm mới được vẽ trang trí, tráng men và nung để ra thành đồ sứ.

lang-gom-bat-trang4

Xuôi con đường gốm dọc con đê sông Hồng bên tả ngạn sông Hồng 12 km, tôi đến làng gốm cổ Bát Tràng. Phải nói rằng Bát Tràng tồn tại được đến ngày nay cũng phải trải qua một cuộc “bể dâu” trong sự  thừa kế của chính nó so với những dòng gốm cổ Luy Lâu, Chu Đậu. Giờ đây, Luy Lâu và Chu Đậu đã hầu hết thất truyền, và Bát Tràng là làng gốm duy nhất Việt Nam còn lưu giữ được nhiều dòng men cổ từ xa xưa. Tôi tìm đến Bát Tràng là theo gót muộn bước chân thân phụ  của tôi, trước đây khá lâu, ông tìm đến Bát  Tràng đặt những bộ chén đĩa màu men ngọc tinh xảo cho nhà hàng sang trọng ông sở hữu ở Song Thành, tiểu bang Minnesota.

Đây là một thị trường mà người mua sắm có thể ngạc nhiên trước sự đa dạng về kích thước lẫn giá cả. Từ đồ tiện dụng đến các sản phẩm văn hóa. Lọ hoa thanh lịch chen lẫn với thổi sáo chăn trâu, voi ngà, chim cò đứng cạnh ceramic Pokémon

Tuy nhiên, sản phẩm nội địa này cũng bị “tấn công” bởi đồ gốm rẻ tiền của Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh khốc liệt và vô hạn định.

lang-gom-bat-trang10

Đất được khai thác từ mỏ đá về rồi ngâm trong bể mấy tháng để đất rã ra cho chín.

Là một ngôi làng duy nhất ở Bắc bộ không có một bóng tre, nên cứ đến giáp Tết là làng Bát Tràng lại đem lễ vật đến làng “kết chạ” (kết nghĩa)  là làng Đuốc xin chặt tre làm cây Nêu ngày Tết. Sử xưa kể rằng, dân Bát Tràng theo chân vua Lý Thái Tổ thiên đô từ đất Ninh Bình về thành Đại La sau đổi tên là Thăng Long đến Bạch Thổ Phường, nơi có 72 gò đất trắng mà lập phường làm gốm sứ. “Nhất cận thị, nhị cận giang” Bát Tràng cũng nằm ngay vành tai của sông Nhĩ Hà, giữa Thăng Long và cảng ngoại thương Phố Hiến mà tiện bề giao dịch.

lang-gom-bat-trang9

Trong làng Bát Tràng, có những xưởng chuyên làm đất để bán cho các dòng họ làm gốm sứ. Đất gồm đất đỏ và đất trắng được “đấu” (trộn) vào với nhau rồi mới cho ra đất sét màu nước gạo dùng để làm gốm sứ.

lang-gom-bat-trang8

Những tảng “đất sét thành phẩm” sau hàng tháng trời ngâm, lắng, lọc, phơi được các xưởng đất bán lại cho các dòng họ làm gốm sứ ở Bát Tràng với giá vài triệu một khối.

lang-gom-bat-trang7

Gốm sứ Bát Tràng được làm theo cả lối thủ công lẫn bán thủ công. Hình trên là một máy tạo hình gốm sứ thô sơ ở dưới là khuôn thạch cao và trên là chày để làm ra chén. Với những lọ lục bình lớn thì phải tạo hình thủ công bằng tay hoàn toàn, nhưng với nhiều sản phẩm nhỏ, đất sét được đổ vào khuôn thạch cao hay tạo hình bằng máy.

lang-gom-bat-trang6

Sau khi được đổ khuôn thì tới công đoạn sửa, tiện bằng bàn xoay hay chạm khắc. Ở Bát Tràng thì có rất nhiều các thợ trẻ, một thợ học việc cần tối thiểu thời gian 3 tháng mới có thể được làm trên sản phẩm chính.

lang-gom-bat-trang5

Thợ thủ công vẽ men lên các vật phẩm sứ. Những lư hương này sau khi trải qua giai đoạn nung gốm mộc mà trong tiếng Anh gọi là nước bích quy (biscuit firing) sẽ được vẽ men lam xanh cobalt. Tuy nhiên, thay vì vẽ những họa tiết thủ công bằng tay, giờ những decal men lam nặng lửa được dán vào, phủ men -và nung lần hai. Những sản phẩm được dán decal này thì được coi là hàng chợ và kém phần tinh xảo, dù màu men của decal đều hơn và không có độ đậm nhạt qua nét cọ của những nghệ nhân. Đôi khi các viền decal sẽ bị chồng hay lệch nhau ở chỗ khớp nối.

Trong hình là một người thợ thủ công đang dán decal lên gốm mộc – đây gọi là decal dưới lớp men nên sẽ chìm vào gốm hơn loại decal dán trên men.

lang-gom-bat-trang3

Một thanh niên làng Bát Tràng đang vẽ men lên chén trên bàn xoay. Sản phẩm này là sự kết hợp của cả decal và hoa văn thủ công. Nhưng ngay cả với người Việt Nam thì những hoa văn thủ công trên hàng gốm sứ cũng có giá trị hơn rất  nhiều. Với hàng gốm sứ công nghiệp Tây phương thì những hoa văn thủ công quả thực là một thứ có giá trị, nên có rất nhiều khách ngoại quốc tìm đến làng gốm cổ như Bát Tràng, Phù Lãng để tìm những sản phẩm hand made đặc sắc mà họ khó có cơ hội mua được ở thị trường Tây phương.

lang-gom-bat-trang2

Những hoa văn thủ công được các nghệ nhân trẻ trực tiếp vẽ lên xương gốm. Mỗi nghệ nhân thường chỉ phụ trách vài phân đoạn họa tiết trên sản phẩm. Màu men chính ở Bát Tràng là men lam, men rạn, men nâu, … Nhưng sau khi bãi bỏ chế độ hợp tác xã, làng Bát Tràng đã phát triển rất mạnh và sản phẩm của Bát Tràng với rất nhiều màu men tinh xảo được xuất đi nhiều nước trên thế giới.

lang-gom-bat-trang1

Vài du khách Tây trổ tài khéo tay tại góc “Vuốt, nặn, vẽ” trong một lò gốm tại Bát Tràng.

lang-gom-bat-trang

DMH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn