Biểu ngữ 'Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar tồi hơn' gây sốt

Thứ Tư, 17 Tháng Hai 20213:00 SA(Xem: 4102)
Biểu ngữ 'Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar tồi hơn' gây sốt
Khi người dân đổ ra đường trong ngày thứ tư ở Myanmar để bác bỏ một cuộc đảo chính quân sự, một số người biểu tình trẻ tuổi đang giơ cao những biểu ngữ phá vỡ các thông điệp truyền thống.
EO-NRlK0mpwgPCDQWs6AWJhzCmnPU5xVoovf0pu6OGvNsG-8aEWNuKat1f0Ryhh1QnG5Fi0cWaiSnF8pPT88ypV529mybBi5JM3BDzhb-JMpgu7I3IEoeKP8dUh16OjgQmw2gRo=w400-h225
Biểu ngữ 'Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar tồi hơn' gây sốt

Đối nghịch với các phong trào chống đối trước đây, thế hệ này lớn lên trong một đất nước tự do hơn, với việc truy cập vào internet và kiến thức về văn hóa phương Tây cũng như những trào lưu meme gắn liền với nó..

Chúng tôi đã tổng hợp những hình ảnh về một số người tình hài hước dí dỏm, đôi khi nghịch ngợm của Gen Z (thường dưới 24 tuổi) đã thêm vào trong thông điệp ủng hộ dân chủ của họ dành cho những nhà lãnh đạo quân đội đã tiếm quyền vào tuần trước.

Quân đội tuyên bố mà không có bằng chứng rằng cuộc bầu cử tháng 11 đã đưa Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền là gian lận.

Tất nhiên, là BBC, chúng tôi đã phải làm mờ đi một số thứ nữa, những hãy xem đây là ngôn ngữ đầy sắc màu và những ý tưởng vẫn nằm đó.

'Đám cưới có thể đợi nhưng phong trào thì không'


Một trong những hình ảnh gây sốt trên mạng xã hội trong cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp ngày thứ 4 ở Myanmar

'Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar còn xấu xa hơn'

Thế hệ Gen Z và mối quan hệ văn hóa thời thiên niên kỷ đang thể hiện mạnh mẽ trong các biểu ngữ.
Một biểu ngữ viết: "Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar còn xấu xa hơn", trong khi một bản khác e dè gợi ra "Tôi không muốn chế độ độc tài, tôi chỉ muốn bạn trai thôi".

Một thông điệp phổ biến khác là "Ah [đay nghiến] lại nữa", một meme phổ biến toàn cầu thường được nhắc đến trong một cảnh trong trò chơi điện tử Grand Theft Auto năm 2004.

Các cuộc biểu tình là lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Cà sa năm 2007 và đang chứng kiến ​​hàng chục nghìn người biểu tình ở các thành phố trên khắp cả nước.

Hôm thứ Hai, cảnh sát đã cảnh báo người biểu tình phải rời đi hoặc đối mặt với vũ lực.

Nói 'không' với chế độ độc tài, nói 'có' với yêu đương

'Giỡn mặt với nhầm thế hệ rồi'

Những người biểu tình khác tỏ ra thẳng thắn hơn trong việc không thừa nhận cuộc đảo chính, giơ các biểu ngữ cho thấy quân đội đã khiếu chiến với nhầm người.

"Bạn đã [nói tục] với nhầm thế hệ", một biểu ngữ viết thể được nói lại một cách lịch sự là "bạn đã đùa giỡn với nhầm thế hệ".


Và một biểu ngữ khác, được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, vốn dựa trên định kiến ​​phổ biến của thế hệ Millennials là một thế hệ không thể hòa nhập cuộc sống.

"Chúng tôi sẽ không bao giờ được phép hủy hoại tương lai của chính mình", biểu ngữ than van.

'Giấc mơ tôi còn cao hơn chiều cao của Mal'

"Ca sĩ yêu thích của tôi, Ariana Grande, còn CAO HƠN cả [Mal]", một biểu ngữ khác nhắc đến ca sĩ nhạc pop của Mỹ - người được biết đến với vóc dáng nhỏ bé.

Nền âm nhạc Mỹ xuất hiện trong một tấm biểu ngữ khác, đề cập đến bài hát WAP của ca sĩ nhạc Rap Cardi B, đã trở thành một trào lưu và meme ngay lập tức vào năm 2020.

"Chúng tôi biểu tình ôn hòa", biểu ngữ viết.

Bên cạnh đó, cộng đồng mạng cũng đã 'truy tìm' được cô gái với bức ảnh đang nhuộm tóc nhưng vẫn tham gia biểu tình gây sốt. Cô gái tên Nan Eainy TanSin Cho viết:

"Vâng, đó là tôi đây. Tôi không thể ngồi im và dửng dưng làm tóc khi nhìn thấy mọi người biểu tình chống lại độc tài. Đừng hỏi sao mặt tôi trong xấu vì không có trang điểm. Vâng, màu tóc có vẻ thảm hại nhưng xin đừng hỏi tại sao".

Sau cuộc đảo chính, nền kinh tế Miến Điện vốn đã bấp bênh, lại càng lệ thuộc vào Trung Quốc : Đây là quan điểm của đa số các nhà phân tích. Riêng với chuyên gia về Đông Nam Á Sophie Boisseau du Rocher thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, chưa chắc Bắc Kinh thật sự « thoải mái » khi thấy giới tướng lĩnh Miến Điện trở lại cầm quyền.

Từ giữa thập niên 1950, đầu những năm 1960 thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã 9 lần công du Miến Điện. Quốc gia Đông Nam Á này là nước đầu tiên ngoài khối Cộng Sản công nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sau thắng lợi của Mao Trạch Đông. Quan tâm của Bắc Kinh với nước láng giềng sát cạnh với hơn 2.000 cây số đường biên giới chung trên bộ không phải là điều mới mẻ.

Từng bước Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Miến Điện và trong suốt những năm tháng tập đoàn quân sự nước này bị quốc tế trừng phạt, thì Bắc Kinh là điểm tựa duy nhất của giới tướng lĩnh tại Rangoon.

Do vậy Olivier Guillard giám đốc cơ quan tư vấn Crisis24 trên báo Les Echos cho rằng cuộc đảo chính hôm 01/02/2021 không làm Trung Quốc lo ngại bởi mối liện hệ giữa quân đội Miến Điện và Bắc Kinh luôn vững chắc, cho tới khi tập đoàn quân sự bắt đầu chia sẻ quyền lực với chính quyền dân sự của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ trong tay bà Aung San Suu Kyi.

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là tại sao Trung Quốc lại đặc biệt chiếu cố Miến Điện ? Trả lời RFI Tiếng Việt, chuyên gia về Đông Nam Á, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, bà Sophie Boisseau du Rocher trước hết nhấn mạnh đến yếu tố địa lý chiến lược của quốc gia là cửa ngõ mở ra Ấn Độ Dương :

Sophie Boisseau du Rocher : « Nhìn một cách tuyệt đối, đầu tiên là yếu tố địa lý. Miến Điện là bản lề giữa Nam Á và Đông Nam Á, là ngã tư giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, lại nằm ở cửa ngõ eo biển Malaka. Do vậy, Miến Điện đóng một vai trò đặc biệt trên các tuyến giao thông hàng hải. Đó là yếu tố giải thích vì sao Trung Quốc quan tâm đến quốc gia Đông Nam Á này. Ngoài ra còn phải kể đến các nguồn tài nguyên phong phú của Miến Điện từ quặng mỏ đến năng lượng… Tất cả những yếu tố nói trên khiến quốc gia này chiếm một vị trí quan trọng trong tương quan lực lượng của thế giới ».

Là nguồn sản xuất cẩm thạch hàng đầu của thế giới, Miến Điện lại nổi tiếng với những mỏ vàng bạc, đá quý và cả các nguồn dự trữ dầu và khí đốt nên được từ Trung Quốc đến nước láng giềng sát cạnh là Thái Lan hay những đối tác châu Á xa xôi hơn như Ấn Độ, Nhật Bản cùng ve vãn. Tuy nhiên lợi thế vẫn thuộc về Bắc Kinh.

Sophie Boisseau du Rocher : « Trung Quốc từ lâu nay đánh cược vào Miến Điện và trông đợi nhiều vào quốc gia này. Trung Quốc là một trong những đối tác chính về thương mại : nhập 30 % xuất khẩu của Miến Điện và trao đổi thương mại với Trung Quốc chiếm 40 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Miến Điện. Về đầu tư cũng vậy. Trung Quốc đứng hàng thứ nhì trong số các nhà đầu tư ngoại quốc vào Miến Điện, chỉ thua có Singapore. Trên thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy ngay cả vốn đầu tư được cho là của Singapore đổ vào Miến Điện, thật ra là vốn của Trung Quốc. Hạ tầng cơ sở của Miến Điện có phát triển được là nhờ tư bản của Trung Quốc. Miến Điện rất cần vốn của Trung Quốc để phát triển công nghiệp ».

Vài tuần lễ trước cuộc đảo chính hôm 01/02/2021, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã công du Miến Điện với hứa hẹn viện trợ 300.000 liều vac-xin chống Covid-19 nhưng chủ yếu, đây là cơ hội để chính khách Trung Quốc này đánh giá tiến độ của khoảng trên dưới 20 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.

Mùa xuân 2020 vào lúc đang rối trí về đại dịch virus corona, Trung Quốc vẫn dành thời gian ký một ngân phiếu 5 tỷ rưỡi euro tài trợ cho nhiều dự án tại nước láng giềng Đông Nam Á này, trong đó có kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu, đường xe lửa, một đường ống dẫn dầu và một trung tâm thủy điện …

Tất cả những dự án đó đều thuộc tầm kiểm soát của quân đội cho dù về mặt chính thức, quyền lực tại Miến Điện thuộc về Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ. Cũng chính vì Bắc Kinh cảm nhận thấy điều gì « không ổn » trên bàn cờ chính trị Miến Điện từ sau cuộc tuyển cử hồi tháng 11/2020 với thắng lợi rõ rệt của đảng trong tay bà Aung San Suu Kyi, nên ngoại trưởng Vương Nghị đã phải sang tận nơi để thăm dò tình hình và nhắc nhở các bên rằng « trong mọi trường hợp », Trung Quốc mong muốn « các dự án đầu tư vẫn phải được tiên triển ».

Bà Sophie Boisseau du Rocher nhắc lại vai trò then chốt của giới tướng lãnh Miến Điện từ gần sáu thập niên qua :

Sophie Boisseau du Rocher : « Quá hiển nhiên là quân đội điều hành đất nước này từ năm 1962 một cách trực tiếp hay là gián tiếp. Giới tướng lĩnh có một trọng lượng rất lớn cả về kinh tế lẫn chính trị cũng như là an ninh. Tập đoàn quân sự này đóng vai trò then chốt và vì vậy đã ép buộc bà Aung San Suu Kyi phải có những biện pháp thỏa hiệp. Phương Tây không hiểu được điều đó. Thêm một điểm chắc chắn nữa đó là quân đội điều hành đất nước với một bàn tay sắt, dùng những thủ đoạn như là hù dọa, đàn áp thô bạo, giành cho giới tướng lĩnh những đặc quyền đặc lợi … Công luận Miến Điện càng lúc càng chỉ trích gay gắt đường lối lãnh đạo đó. Sẽ thú vị để đợi xem tương quan lực lượng chuyển biến như thế nào. Liệu rằng sức mạnh đường phố có đủ khả năng cưỡng lại cuộc đảo chính của tập đoàn quân sự hay không ? Hay đây là thời cơ để quân đội trở lại nắm quyền và trở lại với mô hình như xưa, tức là lại thâu tóm hết tất cả, nhất là về mặt kinh tế ».

Trả lời báo Les Echos của Pháp hôm 01/02/2021 giảo sư quan hệ quốc tế Htwe Htwe Thein giảng dậy tại đại học Úc Curtin, Perth, nhắc lại : kinh tế Miến Điện đã phát triển mạnh từ khi chính quyền dân sự lên điều hành đất nước. Khu vực tư nhân chiếm một vị trí quan trọng hơn, đầu tư ngoại quốc đã mạnh mẽ đổ vào quốc gia Đông Nam Á này. Dù vậy ảnh hưởng của quân đội vẫn còn rất lớn đặc biệt là qua trung gian hai tập đoàn MEHL và MEC cả hai cùng đặt dưới sự điều hành của quân đội và kiểm soát hàng chục doanh nghiệp khác. Đây là « một trở ngại » đối với các hãng ngoại quốc muốn sang Miến Điện hoạt động.

Vậy tập đoàn quân sự Miến Điện tính sao trong trường hợp bị cộng đồng quốc tế trừng phạt vì đã lật đổ một chế độ do dân bầu ra ? Giáo sư đại học Úc trả lời : giới tướng lĩnh ở Naypyidaw thừa biết rằng, nếu có bị trừng phạt thì dân chúng Miến Điện, những người lao động sẽ là những nạn nhân đầu tiên và ngay cả trường hợp bị phương Tây trừng phạt, Miến Điện vẫn có thể trông cậy vào những nhà đầu tư như Nhật Bản, vốn chưa bao giờ bỏ rơi quốc gia Đông Nam Á này. Ngoài Nhật thì Bắc Kinh vẫn là một điểm tựa chắc chắn của Naypyidaw đó là chưa kể đến các nhà đầu tư Đông Nam Á khác như Malaysia, Thái Lan vẫn sẵn sàng tiếp tục giao thương với Miến Điện.

Chuyên gia Francoise Nicolas cũng thuộc Viện IFRI cho rằng, sau cuộc đảo chính lần này, kinh tế Miến Điện có nguy cơ càng thêm phụ thuộc vào nước láng giềng sát cạnh là Trung Quốc. Về điểm này, nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher thận trọng hơn. Không phủ nhận điểm tựa Trung Quốc nhưng đồng thời bà cho rằng, Bắc Kinh cần Naypyidaw hơn là ở chiều ngược lại :

Sophie Boisseau du Rocher : « Điều khá ngạc nhiên là mặc dù Trung Quốc đóng vai trò hàng đầu tại Miến Điện nhưng về mặt chính trị, thì tập đoàn quân sự Miến Điện từ trước tới nay luôn luôn thận trọng với đối tác quá cồng kềnh này. Một số nhà quan sát có cảm tưởng là trong mắt Bắc Kinh dường như bà Aung San Suu Kyi là một đối tác dễ thuyết phục hơn là giới tướng lĩnh ở Naypyidaw. Hai yếu tố giải thích cho điều này : thứ nhất, người ta nói một cách bóng gió là quân đội Miến Điện « mắc bệnh đao », tức là bị rối loạn thần kinh, không giao lưu, trao đổi gì với ai hết. Điểm thứ nhì là họ mang mặc cảm của những người sống khép kín. Tập đoàn quân sự nước này không cần quan tâm đến Trung Quốc như là Bắc Kinh quan tâm đến Miến Điện.

Chính Bắc Kinh mới cần Miến Điện để thực hiện một số tham vọng chính trị và địa chính trị . Trong mục đích đó Naypyidaw là một mắt xích then chốt. Cũng chính vì vậy mà Trung Quốc đã năng động để can thiệp vào tiến trình hòa giải giữa một bên chính quyền trung ương Miến Điện và bên kia là những sắc tộc thiểu số nhằm vãn hồi hòa bình tại quốc gia Đông Nam Á này. Thực chất của vấn đề là quân đội Miến Điện có thái độ hoài nghi với tất cả mọi người, tất cả mọi đối tác, kể cả với Bắc Kinh. Phải hiểu rằng tập đoàn quân sự tự nhận là có trách nhiệm bảo vệ quốc gia và họ trông thấy những tham vọng quá lớn của Trung Quốc, họ coi Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với an ninh và độc lập của Miến Điện. Phải công nhận là Trung Quốc thường hành động vì quyền lợi của chính mình hơn là thiên về giải pháp hợp tác. Naypyidaw đã nhiều lần phải đàm phán lại với Bắc Kinh về các dự án đầu tư của Trung Quốc. Hồi năm 2011 giới tướng lĩnh Miến Điện đã đột ngột ngừng kế hoạch xây đập Myitsone bởi đập thủy điện này đem lại những hậu quả vô cùng to lớn về mặt kinh tế và xã hội đối với Miến Điện nhưng mà từ 80 đến 90 % điện sản xuất ra thì lại được dành để phục vụ Trung Quốc ».

Từ 2017 khi chính quyền Naypyidaw trên danh nghĩa là bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã bị quốc tế cô lập vì chính sách đàn áp cộng đồng thiểu số Rohingya theo đạo Hồi thì đó cũng là cơ hội để Trung Quốc đẩy mạnh những nước cờ, nhất là trong khuôn khổ dự án « Một vành đai một con đường ». Có điều ngay cả với nước láng giềng sát cạnh này, Trung Quốc không một mình một chợ.

Sophie Boisseau du Rocher : « Miến Điện được nhiều nước lớn khác trong khu vực quan tâm. Tôi muốn nói đến Ấn Độ và nhất là Nhật Bản. Từ mấy thập niên qua, Tokyo chưa bao giờ ngừng hợp tác với Miến Điện bất chấp chế độ chính trị tại quốc gia này. Từ rất lâu nay ngay cả khi chính trường Miến Điện chao đảo, Nhật Bản vẫn duy trì hợp tác và đầu tư. Đơn giản là do Miến Điện giàu tài nguyên thiên nhiên và cũng là một mắt xích quan trọng trên bàn cờ địa chính trị. Tokyo quan niệm không thể để Miến Điện rơi vào vòng tay của Bắc Kinh như là một số quốc gia Đông Nam Á khác. Vì thế Nhật Bản luôn luôn hiện diện tại hiện trường ».

Chính vì thái độ thân thiện này, Tokyo bị chỉ trích im lặng trước thảm cảnh của hàng trăm ngàn người Rohingya và đã chậm trễ lên tiếng về cuộc đảo chính lần này.

https://www
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn