Liệu chính quyền Biden sẽ trừng phạt Việt Cộng do thao túng tiền tệ? ( Nghe nói Đại sứ Mỹ đang xin nhập tịch Việt/ ?)

Thứ Năm, 07 Tháng Giêng 20216:38 CH(Xem: 5047)
Liệu chính quyền Biden sẽ trừng phạt Việt Cộng do thao túng tiền tệ? ( Nghe nói Đại sứ Mỹ đang xin nhập tịch Việt/ ?)
rfa.org

Liệu chính quyền Biden sẽ trừng phạt Việt Nam do thao túng tiền tệ?

Nguyễn Thảo Nhiên 2021-01-07

Mới đây, Bộ tài chính Mỹ đã gắn nhãn Việt Nam trong vấn đề thao túng tiền tệ. Vậy các kịch bản tiếp theo (nếu có) sẽ là gì và tác động đến Việt Nam như thế nào?

Kịch bản 1: Mỹ áp thuế đối kháng

Bộ Tài chính Mỹ dự định thảo luận với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và đề xuất một loạt lựa chọn chính sách, chủ yếu nhằm giảm thiểu sự mất cân bằng thương mại song phương. Nếu cam kết không mang lại kết quả thuận lợi, Mỹ có thể áp thuế đối kháng với Việt Nam.

Quyết định cuối cùng dự kiến được đưa ra vào tháng 3/2021. Tuy nhiên, trước khi áp thuế, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ phải chứng minh rằng có “thiệt hại đáng kể” đối với các công ty Mỹ.

Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng viện dẫn Mục 301 của Luật thương mại Mỹ năm 1974 để cáo buộc rằng, năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua 22 tỷ USD để phá giá tiền đồng. Các cuộc điều tra theo Mục 301 có thể kéo dài hàng tháng, song sau khi Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đưa ra kết luận điều tra, việc áp thuế không yêu cầu bất kỳ chứng minh nào về “thiệt hại vật chất”.

Các yêu cầu bồi thường có thể vấp phải những thách thức pháp lý vì các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) không xác định thay đổi tỷ giá hối đoái là trợ cấp xuất khẩu và việc áp thuế đối kháng có thể được hiểu là vi phạm các quy định của WTO. Do đó, nếu Mỹ áp thuế, Việt Nam có thể kiện lên WTO.

Kịch bản 2: Mỹ theo đuổi cam kết song phương và cải cách WTO

Các ưu đãi về chính sách thương mại của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phản ánh lợi ích kép” trong việc chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thương mại toàn cầu và theo đuổi đàm phán thương mại đa phương tại WTO. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Biden đã cam kết bảo vệ việc làm của người Mỹ và ra dấu rằng cần phải đổi mới lập trường của chính phủ Mỹ đối với WTO và thảo luận về một chương trình cải cách.

Ngoài ra, với tư cách là Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Biden từng tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo đó ủng hộ thương mại đa phương. Dưới thời ông Biden, việc Mỹ trở lại với các thỏa thuận thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn chịu những ràng buộc chính trị trong nước. Ví dụ, có sự đồng thuận mạnh mẽ của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ rằng Mỹ “mất” nhiều hơn “được” từ một số thỏa thuận thương mại.

Do đó, kịch bản có thể xảy ra là chính quyền Biden tiếp tục hợp tác với Việt Nam và yêu cầu các cơ quan chức năng của Việt Nam đảm bảo các thông lệ thương mại công bằng.

Sau khi Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ, trong cuộc điện đàm gần đây với Tổng thống Trump, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tỏ ý sẵn sàng tăng cường mua máy bay, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và nông sản của Mỹ.

Song song với đó, Mỹ có thể sẽ thúc đẩy cải cách WTO, gồm xác định việc thao túng tiền tệ như một hình thức trợ cấp xuất khẩu”. Điều này có thể tạo cơ sở pháp lý để Mỹ áp thuế đối với một loạt nền kinh tế có thặng dư thương mại với Mỹ và những đối tác can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Tác động đến Việt Nam

Đối với Việt Nam, hợp tác với giới chức Mỹ dường như có ý nghĩa quan trọng chiến lược. Tháng 6/2019, Việt Nam yêu cầu các quan chức hải quan giám sát cẩn trọng các giấy chứng nhận xuất xứ” từ Việt Nam nhằm xoa dịu các quan chức Mỹ.

Từ năm 2016, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung góp phần thúc đẩy sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất vào Việt Nam. Từ năm 2016 - 2018, xuất khẩu hàng quý từ Việt Nam sang Mỹ tăng 6,4 tỷ USD. Các chuyên gia phân tích của Nomura ước tính, năm 2019, lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ chiến tranh thương mại tương đương gần 8% GDP.

2019-07-17T060130Z_1485960984_RC1601CA88E0_RTRMADP_3_OLYMPICS-2020-VIETNAM-FACTORY.JPG
Hình minh hoạ. Một công nhân thuộc một nhà máy may Maxport ở Hà Nội cầm áo khoác của Mike được may gia công ở Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2020, Mỹ mua 37,9 tỷ USD hàng xuất khẩu của Việt Nam, tăng 15% so với năm 2019. Năm 2020, các mặt hàng xuất khẩu chính sang Mỹ gồm 10,4 tỷ USD hàng dệt may, 7,5 tỷ USD máy móc và 7,3 tỷ USD sản phẩm máy tính, điện tử cùng các sản phẩm khác. Các mặt hàng xuất khẩu đáng chú ý khác gồm hạt điều, nhựa, sắt thép, đá quý và rau quả chế biến.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ đang hướng đến Việt Nam như một điểm đến sản xuất thay thế. Một số công ty Mỹ công bố kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam gồm Wanek Furniture, Ashley Home, Google, Universal Alloy Corporation (UAC) và Intel.

Do đó, Mỹ là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam và việc áp thuế sẽ tác động tiêu cực đến nguồn thu xuất khẩu, đồng thời làm tổn thương tâm lý nhà đầu tư. Vì vậy, nhiều khả năng các quan chức Việt Nam sẽ chú trọng hợp tác với Mỹ để ngăn chặn kịch bản này.

Để làm được như vậy, các quan chức Việt Nam và Mỹ đã lên kế hoạch thảo luận các vấn đề thương mại. Giới chức Việt Nam cho rằng việc duy trì các cuộc đàm phán vào thời điểm này là “cực kỳ quan trọng đối với cả hai bên”.

Quan hệ Việt - Mỹ vẫn bền chặt. Phòng Thương mại Mỹ cũng phản bác tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ cho rằng Việt Nam đã không qua được bài sát hạch” gồm 3 tiêu chí về việc có thao túng tiền tệ hay không.

Tất cả những điều này là tín hiệu tốt cho quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Tuy nhiên, vẫn phải chờ đợi vào những động thái tiếp theo của chính quyền Biden từ tháng 1/2021.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn