Mẫu vật được tàu vũ trụ Nhật lấy từ thiên thạch cách xa 300 triệu km trông như than củi

Thứ Tư, 06 Tháng Giêng 20213:00 SA(Xem: 4431)
Mẫu vật được tàu vũ trụ Nhật lấy từ thiên thạch cách xa 300 triệu km trông như than củi
Mẫu vật được tàu vũ trụ Nhật lấy từ thiên thạch cách xa 300 triệu km trông như than củi

Được biết, đây là các mẫu vật được tàu thăm dò Hayabusa2 thu thập trong lần hạ cánh thứ 2 lên bề mặt thiên thạch Ryugu vào tháng 7/2019.

Vào ngày 6/12, nhiệm vụ thu thập mẫu vật từ một thiên thạch của Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã thành công tốt đẹp. Sau gần 1 năm lưu lạc ngoài vũ trụ kể từ khi hạ cánh xuống bề mặt thiên thạch Ryugu, tàu Hayabusa2 cuối cùng đã phóng khoang chứa mẫu vật ở khoảng cách 220 nghìn km so với Trái Đất, hoàn thành chuyến đi dài tới 5,24 tỷ km.

Khoang chứa mẫu vật này sau đó đã lao vào bầu khí quyển Trái Đất, trước khi đáp xuống một sa mạc tại Australia. Sau khi thu hồi khoang chứa và mang trở lại Nhật Bản để nghiên cứu, JAXA mới đây đã công bố một loạt hình ảnh về các mẫu vật bên trong - mang đến nhìn cận cảnh về các lớp đất đá được thu thập bên dưới bề mặt thiên thạch Ryugu, hiện nằm cách Trái Đất khoảng gần 300 triệu km.

Theo hãng tin AP, các mẫu vật này có hình dạng gợi nhớ đến các mảnh than củi nhỏ. Với kích thước trung bình khoảng 1cm, các mẫu vật rất cứng, không bị vỡ khi nhấc lên hoặc đổ sang thùng chứa kháMẫu vật được tàu vũ trụ Nhật lấy từ thiên thạch cách xa 300 triệu km trông như than củi - Ảnh 1.

Lớp đất đá được thu thập bên dưới bề mặt thiên thạch Ryugu, hiện nằm cách Trái Đất khoảng gần 300 triệu km.

Được biết, đây là các mẫu vật được tàu thăm dò Hayabusa2 thu thập trong lần hạ cánh thứ 2 lên bề mặt thiên thạch Ryugu vào tháng 7/2019. Trước đó vài tháng, con tàu thăm dò này đã…bắn phá bề mặt của Ryugu bằng một quả cầu nặng 2,5kg, tạo ra một miệng hố rộng 10 m trên bề mặt tiểu hành tinh này. Theo JAXA, việc tạo ra miệng hố này nhằm giúp thu thập các mẫu đất đá nằm sâu trong bề mặt Ryugu, vốn không bị ảnh hưởng bởi bức xạ không gian và các yếu tố môi trường khác.

Hiện tại, JAXA đang tiếp tục thực hiện các phân tích sơ bộ với các mẫu vật này, trước khi tiến hành các nghiên cứu đầy đủ hơn vào năm tới. Các nhà khoa học hy vọng các mẫu vật sẽ cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về nguồn gốc của hệ Mặt Trời sự sống trên Trái đất. Sau các nghiên cứu ở Nhật Bản, một số mẫu vật sẽ được chia sẻ với NASA và các cơ quan vũ trụ quốc tế khác để nghiên cứu thêm.

Mẫu vật được tàu vũ trụ Nhật lấy từ thiên thạch cách xa 300 triệu km trông như than củi - Ảnh 2.

Thiên thạch Ryugu

Về phần Hayabusa2, sau khi thực hiện thành công việc thu thập mẫu vật, con tàu này đã tiếp tục khởi động một động cơ khác để hướng ra khỏi Trái đất, vì công việc của nó vẫn chưa hoàn thành.

Theo đó, JAXA gần đây đã phê duyệt một sứ mệnh mở rộng cho Hayabusa2, vốn đòi hỏi con tàu này phải tiếp cận thiên thạch 2001 CC21 và thiên thạch 1998 KY26. Dự kiến, Hayabusa2 sẽ tiếp cận 2001 CC21 vào tháng 7/2026 để chụp ảnh thiên thạch này. Sau đó, Hayabusa2 sẽ thẳng tiến đến mục tiêu chính là thiên thạch 1998 KY26, nằm cách Trái Đất 300 triệu km.

Dự kiến, tàu sẽ tới được thiên thạch có đường kính 30m này vào tháng 7/2031. Tại đây, Hayabusa2 sẽ quan sát và chụp ảnh thiên thạch, song sẽ không hạ cánh và thu thập mẫu vật trên bề mặt như với thiên thạch Ryugu do tàu không đủ nhiên liệu.

Tham khảo AP / Daily Mai
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn