Biểu tình rung chuyển Bangkok, hơn 40 người bị thương

Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 20207:05 SA(Xem: 3847)
Biểu tình rung chuyển Bangkok, hơn 40 người bị thương
bbc.com

Biểu tình rung chuyển Bangkok, hơn 40 người bị thương


Hàng chục người bị thương trong cuộc biểu tình rung chuyển Bangkok

Nguồn hình ảnh, NurPhoto/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hàng chục người bị thương trong cuộc biểu tình rung chuyển Bangkok

Ít nhất 41 người bị thương sau cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở Bangkok, thủ đô Thái Lan.

Người biểu tình cố gắng tiến đến tòa quốc hội hôm qua, 17/11, nơi các nhà lập pháp đang tranh luận về những thay đổi khả dĩ đối với hiến pháp.

Họ ném bom khói và túi sơn vào cảnh sát. Cảnh sát đã trả đũa bằng vòi rồng và xịt hơi cay.

Những thay đổi được đề xuất với hiến pháp là một trong những yêu cầu cốt lõi của phong trào biểu tình kéo dài nhiều tháng ở Thái Lan.

Những điều khác gồm các cải cách đối với chế độ quân chủ và cách chức Thủ tướng Prayuth Chan-ocha - một cựu tướng lĩnh từng nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 2014.

Nhưng phóng viên Jonathan Head của BBC, người có mặt tại hiện trường, cho biết nhiều nhà hoạt động lo ngại rằng nghị viện sẽ bác bỏ hầu hết các yêu cầu của họ - đặc biệt là việc kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.

Các nhà lập pháp dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu tối thứ Tư (giờ địa phương) về việc có chấp nhận bất kỳ thay đổi nào được đề xuất hay không.

Những cải cách mà những người biểu tình đang kêu gọi có thể khiến Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cũng như việc cải cách thượng viện, nơi các thành viên không do dân bầu lên.

Chuyện gì xảy ra hôm thứ Ba?

Cuộc biểu tình hôm thứ Ba được cho là bạo động nhất kể từ khi phong trào do sinh viên lãnh đạo nổi dậy vào tháng Bảy.

Biểu tình bắt đầu bằng việc một nhóm người cố gắng cắt qua hàng rào chắn gần quốc hội và ném bom khói lẫn túi sơn vào hàng ngũ cảnh sát chống bạo động.

Đối phó lại, cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để cố gắng đẩy lùi người biểu tình và khi thất bại, họ sử dụng vòi rồng để bắn chất lỏng có pha dung dịch hơi cay.

Police use a water cannon with chemical-laced water to disperse pro-democracy protesters during an anti-government rally in Bangkok on November 17, 2020

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Những người biểu tình được trông thấy cố gắng gội rửa sạch chất kích ứng khỏi mắt họ.

Giới chức y tế nói người đã được điều trị tại bệnh viện do ảnh hưởng của hơi cay, trong khi những người khác được chăm sóc tại hiện trường.

Theo các hãng tin AFP và Reuters, một số người biểu tình bị thương do đạn bắn, dù cảnh sát bác bỏ việc sử dụng đạn thật hoặc đạn cao su trong suốt cuộc đụng độ.

A protester who was exposed to tear gas washes his face outside parliament on 17 November 2020 in Bangkok

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một người biểu tình bị dính hơi cay đang rửa mặt bên ngoài quốc hội vào ngày 17 tháng 11 năm 2020 ở Bangkok

Một số người biểu tình cố gắng ẩn núp sau những con vịt bơm hơi khổng lồ bằng cao su, vốn được dự tính thả trên sông phía sau quốc hội trong khi các nhà lập pháp tranh luận bên trong tòa nhà.

Giữa bối cảnh hỗn loạn, người biểu tình chống chính phủ sau đó đã đụng độ với bên ủng hộ chế độ quân chủ, khi các nhóm đối đầu ném đồ vật vào nhau.

Cảnh sát đã can thiệp để tách hai nhóm này ra.

Tại sao biểu tình bùng nổ ở Thái Lan?

Thái Lan có lịch sử lâu đời về biểu tình và bất ổn chính trị, nhưng làn sóng mới đây bắt đầu vào tháng Hai khi tòa án ra lệnh giải tán một đảng đối lập ủng hộ dân chủ non trẻ.

Các cuộc biểu tình lại bùng nổ trở lại vào tháng 6 khi nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit mất tích ở Campuchia, nơi ông sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014.

Nhưng mọi thứ chỉ thực sự bắt đầu khi những người biểu tình bắt đầu chất vấn về quyền lực của của chế độ quân chủ.

Động thái này đã gây ra cơn địa chấn khắp đất nước mà từ khi mới sinh ra, người dân được dạy rằng phải tôn kính và yêu mến chế độ quân chủ và biết sợ hậu quả khi nói về chế độ.

Luật lèse-majesté (tội khi quân) của Thái Lan, cấm bất kỳ sự xúc phạm nào đối với chế độ quân chủ, là một trong những luật lệ hà khắc nhất trên thế giới.

Không có định nghĩa rõ ràng về sự xúc phạm đối với chế độ quân chủ và các nhóm nhân quyền nói rằng luật thường được sử dụng như một công cụ chính trị để kiềm hãm tự do ngôn luận và những lời kêu gọi của phe đối lập về việc cải cách và thay đổi.

Những người theo chủ nghĩa bảo hoàng đã ra mặt phản đối các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo - và nói rằng những người biểu tình muốn bãi bỏ chế độ quân chủ - điều mà những người biểu tình phủ nhận.

Một người biểu tình, Panusaya Sithijirawattanakul, nói ý định của họ "không phải là hủy bỏ chế độ quân chủ mà là hiện đại hóa nó, để nó thích ứng với xã hội của chúng tôi".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn