Vì sao hộ chiếu các nước được thiết kế giống nhau?

Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20176:00 SA(Xem: 9506)
Vì sao hộ chiếu các nước được thiết kế giống nhau?
Vì sao hộ chiếu các nước được thiết kế giống nhau? - Ảnh 1.

Hộ chiếu, như chúng ta biết, đã được Hiệp hội các quốc gia tạo ra năm 1920 - Ảnh: ISTOCK

Theo trang tin News.com.au (Úc), vào tháng 10-1920, một cuộc họp diễn ra tại Pháp đã vĩnh viễn thay đổi phương thức đi lại của chúng ta. Tại cuộc họp đó, mẫu hộ chiếu hiện đại đã ra đời.

Từ sau cuộc họp này, bất kể là bạn đến từ đâu, hộ chiếu của các nước trên toàn thế giới đều sẽ giống nhau về số trang, kích thước, thiết kế và cách thức trình bày.

Sở dĩ có được điều này là vì Liên đoàn các quốc gia (League of Nations, còn gọi là Hội quốc liên), một tổ chức liên chính phủ được thành lập từ sau Thế chiến thứ nhất với mục tiêu duy trì hòa bình thế giới, đã tiến hành triệu tập hội nghị Paris về Hộ chiếu và thủ tục hải quan và giấy thông hành.

Tại hội nghị này, lần đầu tiên, một bộ tiêu chuẩn dành cho mọi loại hộ chiếu đã được các thành viên của Liên đoàn các quốc gia đề xuất và đi đến thống nhất.

Trước Thế chiến thứ nhất, việc đi lại không khu vực châu Âu không đòi hỏi người dân phải có hộ chiếu và thủ tục thông quan tại biên giới cũng tương đối đơn giản.

Tuy nhiên trong thời gian xảy ra chiến tranh, mọi thứ đã thay đổi. Các chính phủ châu Âu siết chặt kiểm soát nhập cư và việc đi lại vì các lý do an ninh, theo đó đã đưa ra những quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn tại khu vực biên giới.

Vì sao hộ chiếu các nước được thiết kế giống nhau? - Ảnh 2.

Hộ chiếu là tấm thông hành không thể thiếu khi nhập cảnh các quốc gia - Ảnh: Lairport

Sau chiến tranh, việc duy trì an ninh bên cạnh nhu cầu nới lỏng đi lại qua biên giới trở thành vấn đề được ưu tiên.

Tuy nhiên việc thiếu một loại hộ chiếu được "chuẩn hóa" đã "gây ra trở ngại nghiêm trọng cho quá trình khởi động lại quan hệ bình thường và khôi phục kinh tế thế giới", như nhận định của Liên đoàn các quốc gia.

Ngay cả khi mọi người đã mang theo đủ các giấy tờ cần thiết để đi lại thì các nhân viên hải quân vẫn thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, xác minh các loại giấy tờ tùy thân của người nước ngoài.

Khó khăn này bắt nguồn từ việc các giấy tờ đó có kích thước, hình dáng rất đa dạng, cách hiển thị thông tin và những chỉ dẫn xác thực công dân cũng không giống nhau.

Để giải quyết khó khăn đó, Hội nghị Paris về hộ chiếu và thủ tục hải quan và giấy thông hành đã cụ thể hóa tiêu chuẩn về kích thước, cách trình bày và thiết kế các giấy tờ đi lại cho 42 quốc gia thành viên của Liên đoàn các quốc gia.

Theo đó tổ chức liên chính phủ này đề nghị hộ chiếu nên có kích thước 15,5 cm x 10,5 cm và phải có 32 trang.

Trong đó, 4 trang đầu chứa những thông tin chi tiết về diện mạo của chủ sở hữu hộ chiếu và những thông tin nhân thân khác. 28 trang còn lại dành cho phần thị thực của những nước mà hộ chiếu đó được chấp nhận.

Vì sao hộ chiếu các nước được thiết kế giống nhau? - Ảnh 3.

Hộ chiếu của Mỹ - Ảnh: ISTOCK

Liên đoàn các quốc gia cũng yêu cầu mọi hộ chiếu phải được bọc bằng bìa cứng, với phần bìa chính ghi tên nước và phần hình ảnh quốc huy nước đó đặt ở trung tâm trang bìa đầu.

Mặc dù các tiêu chuẩn của hộ chiếu hiện nay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế của LHQ (ICAO) quản lý, tuy nhiên mẫu thiết kế và quy chuẩn trình bày của các hộ chiếu đã hầu như không thay đổi trong gần 100 năm qua.

Tuy nhiên, những thay đổi đáng chú ý nhất về các tiêu chuẩn của hộ chiếu là ở phương diện bảo mật của hộ chiếu, trong đó có các hình ảnh ba chiều, hình in chìm, dữ liệu mã hóa để máy tính đọc, và đáng kể nhất là công nghệ nhúng chip điện tử với các thông tin sinh trắc học dùng để xác thực chủ nhân hộ chiếu (còn được gọi là e-Passport: hộ chiếu điện tử).

( Nguoi Lao Dong )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Với phòng xông hơi, bồn tắm bằng đồng, lò sưởi xoay, ngôi nhà gỗ được xây dựng quanh cây sồi ở Anh là ứng cử viên
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Hàng năm, Liên Hợp Quốc công bố danh sách các nước hạnh phúc nhất thế giới. Dưới đây là 10 quốc gia hạnh phúc nhất mà bạn nên ghé thăm.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hiện nay ở tỉnh Ninh Thuận còn ít nhất hai địa điểm từng lưu dấu của cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sử dụng siêu xe chống đạn Lexus LS 600HL thiết kế riêng với khả năng chống đạn ưu việt cùng nội thất cực kỳ sang trọng và hệ thống cảnh báo va chạm
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Cuộc tập trận không quân lớn bậc nhất thế giới vừa được bắt đầu hôm chủ nhật tuần vừa rồi với Israel là nước chủ nhà.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Cứ vào những tháng hè, người dân ở quần đảo Faroe lại tổ chức đi săn cá voi và cá heo khiến cả một vùng biển ngập t
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Đũa dẹt, kim loại nặng nên khiến việc gắp thức ăn trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, người Hàn Quốc có lý do riêng của mình.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:23 CH
Thụy Điển là một trong những quốc gia có thuế suất cao nhất thế giới. Chẳng hạn, bạn có mức lương là 72.000 đô la Mỹ/năm (khoảng 6.000 đô la Mỹ/tháng), bạn sẽ phải trả 31% cho thuế thu nhập
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Người Trung Hoa rất tự hào về Vạn Lý Trường Thành. Đó là một bức tường thành được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đến thế kỷ 16.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Trái với hiểu biết của nhiều người, đã từng có thời kỳ, những người phụ nữ quê mùa đôi lúc chỉ mặc yếm khi đi đường hay xuống ruộng
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo